Áp dụng tình tiết định khung của một số điều luật theo Bộ luật Hình sự 2015 cần được hướng dẫnBộ luật hình sự được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 (viết tắt BLHS 2015). Một trong những điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng đáng lưu ý của lần này, đó là, kỹ thuật lập pháp liên quan đến các dấu hiệu định tội, định khung của nhiều tội danh; các tội ghép; cách thiết kế khung hình phạt cũng như khoảng cách khung hình phạt của một số tội danh;… đã có nhiều tiến bộ, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta nói chung, pháp luật hình sự nói riêng, trong bối cảnh nhiều điều ước quốc tế nước ta đã gia nhập, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện ngày càng hội nhập sâu vào thế giới. So với những lần sửa đổi trước, các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọnggây hậu quả rất nghiêm trọnggây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”;… được nhà làm luật “lượng hóa” một cách chi tiết hơn, cụ thể hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng áp dụng vào thực tiễn đảm bảo tính chính xác hơn, khắc phục cách hiểu không thống nhất về cùng một nội dung quy định. Sự chi tiết hơn, cụ thể hơn có thể kể đến là thông qua kiểm nghiệm từ thực tiễn, nhiều quy định của các thông tư liên ngành, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trước đây ban hành hướng dẫn áp dụng BLHS năm 1999 đã khẳng định tính đúng đắn và phù hợp với thực tiễn, nhà làm luật qua rà soát, đối chiếu quy định cụ thể trong các điều luật tương ứng. Có thể kể đến như: Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 và Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS; Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII của BLHS “Các tội về ma túy” của BLHS; Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông (viết tắt Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT);… Do vậy, với tư cách là công cụ pháp lý mạnh mẽ, BLHS năm 2015 chắc chắn sẽ góp phần làm tăng hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu người viết thấy rằng, bên cạnh những ưu điểm nổi trội từ công tác pháp điển hóa của nhà làm luật trong xây dựng BLHS mới như vừa nêu, cũng nảy sinh một số vướng mắc trong khi BLHS năm 2015 chính thức có hiệu lực áp dụng, một trong những vướng mắc, đó là, rất nhiều điều luật, như: Điều 141, Điều 142, Điều 143, Điều 144, Điều 145, Điều 150, Điều 151, Điều 168, Điều 169, Điều 170, Điều 171, Điều 172, Điều 173, Điều 174, Điều 178, …, Điều 260, Điều 261, Điều 262, Điều 263, Điều 264, Điều 265, Điều 266,…mà theo đó, giữa các khoản trong cùng điều luật thiếu quy định mang tính dẫn chiếu nên không tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các khoản (khung) với nhau, từ đó, việc áp dụng vào thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ gặp nhiều vướng mắc, nhất là việc quyết định loại hình phạt, mức hình phạt sao cho tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả của tội phạm mà người phạm tội đã gây ra. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin được đề cập hạn chế vừa nêu bằng sự minh họa về những tình tiết là yếu tố định khung của các Điều 260, 261 BLHS năm 2015 để chứng minh cho nhận định trên.
Thứnhất, Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260)
Trước hết, có thể thấy rằng, nhà làm luật đã thay đổi tên điều luật từ “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” Điều 202 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thành “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Việc thay đổi tên điều luật dẫn đến có sự thay đổi về chủ thể thực hiện tội phạm từ người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sang người tham gia giao thông đường bộ (gồm người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ). Trên cơ sở rà soát tính hợp lý của Mục 4 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS và Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT, nhà làm luật đã cụ thể hóa dấu hiệu hậu quả của hành vi phạm tội tại khoản 1 và khoản 3 Điều luật và bổ sung vào khoản 2 Điều luật, cụ thể là các hành vi sau: Làm chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người hoặc nhiều người với tỷ lệ tổn thương cơ thể cụ thể; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị cụ thể tại từng khoản.
Bên cạnh đó, quy định thành một khoản riêng về hình phạt đối với hành vi “Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%” tại Khoản 4.
Thực tiễn vốn rất đa dạng, tình tiết của mỗi vụ án giao thông là không giống nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hậu quả xảy ra. Và căn cứ vào mỗi vụ án cụ thể và kết quả đối chiếu chính xác với quy định tại từng điểm, khoản của điều luật tương ứng, mà các cơ quan tiến hành tố tụng theo thẩm quyền tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Vấn đề đặt ra với Điều 260 BLHS năm 2015, mà theo đó, nhà làm luật đã quy định khá chi tiết từng điểm của từng khoản khác nhau, cụ thể:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Từ quy định trên có thể thấy các tình tiết có tính định khung, tại khoản 1 là 04; khoản 2 là 09; khoản 3 là 04 và khoản 4 là 02. Các tình tiết mà có cùng tính chất ở các khoản khác nhau được quy định có tính nối tiếp, không có sự hẫng hụt, ngắt quãng. Nhưng giữa các khoản lại thiếu quy định mang tính kết nối, dẫn chiếu với nhau. Ví dụ: Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 134 BLHS năm 2015 có quy định mang tính dẫn chiếu, như sau: “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ….”; “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ…”. Nhờ có quy định dẫn chiếu này tạo điều kiện cho việc xác định chính xác điểm hoặc các điểm của khoản (khung) tăng nặng nào được áp dụng. Ngược lại, với Điều 260 và nhiều điều luật khác của BLHS năm 2015, nhà làm luật không quy định mang tính dẫn chiếu, kết nối giữa các khoản (khung) trong cùng điều luật và chính điều này tạo ra những khoảng trống, mà những khoảng trống này sẽ là những tình huống gây “lúng túng” cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi phải giải quyết nó. Cụ thể, nếu như người bị buộc tội mà phạm vào một trong những trường hợp dưới đây, thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền sẽ điều tra, truy tố, xét xử theo khoản nào của Điều 260 BLHS năm 2015 để bảo đảm tính đúng đắn và chính xác:
1. Không có giấy phép lái xe theo quy định; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên và gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
2. Không có giấy phép lái xe theo quy định và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
3. Không có giấy phép lái xe theo quy định và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
4. Không có giấy phép lái xe theo quy định và gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
5. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
6. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
7. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
8. Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng.
9. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên và thuộc trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
10. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% và thuộc trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
11. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% và thuộc trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
12. Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng và thuộc trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
13. Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
14. Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
15. Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
16. Làm chết 02 người và gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
17. Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
18. Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
19. Làm chết 02 người và gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
20. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
21. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
22. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng.
23. Làm chết 03 người trở lên và thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe theo quy định;
24. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên và thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe theo quy định;
25. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên và thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe theo quy định;
26. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên và thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe theo quy định.
27. Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông và thuộc trường hợp làm chết 03 người trở lên;
28. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên và thuộc trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
29. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên và thuộc trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
30. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên và thuộc trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.
Chẳng hạn, với trường hợp1: Không có giấy phép lái xe theo quy địnhgây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên và gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Trường hợp này, người bị buộc tội đã phạm vào điểm a, điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015, mà khoản 1 chế tài gồm phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm ; khoản 2 tù từ 03 năm đến 10 năm. Vậy, khi xét xử Tòa án sẽ căn cứ vào điểm nào, khoản nào của Điều 260 BLHS để quyết định hình phạt? Bởi khi quyết định tội danh, loại và mức hình phạt áp dụng đối với người bị buộc tội, Hội đồng xét xử chỉ căn cứ vào điểm hoặc các điểm của một khoản cụ thể của điều luật đang áp dụng để xét xử, mà không thể căn cứ vào nhiều khoản khác nhau của điều luật đang áp dụng để quyết định loại, mức hình phạt, vì như vậy sẽ là không chính xác, bởi mỗi khoản khác nhau tương ứng với khung hình phạt khác nhau và như thế cũng không bảo đảm cơ sở khoa học pháp lý về quyết định hình phạt. Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu như gặp phải trường hợp như trên, Tòa án căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999 và điểm b, điểm e khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT để nhận định và quyết định hình phạt mà không gặp phải vướng mắc hay trở ngại nào. Mặc dù, vừa có tình tiết định khung ở khoản 2 (không có giấy phép lái xe theo quy định), vừa thỏa mãn tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 1 Điều 202 BLHS, được hướng dẫn tại điểm b, điểm e khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/7/2016, ngày BLHS năm 2015 chính thức có hiệu lực áp dụng, nếu như gặp phải một trong 30 trường hợp (tình huống) mà tác giả đề cập ở trên, thì Tòa án khi xét xử và phần quyết định của bản án thể hiện việc áp dụng các điểm, khoản của điều luật đang áp dụng như thế nào cho đúng và thật chuẩn xác.
Thứ hai, Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 261)
Tương tự như vậy, qua nghiên cứu tác giả cũng thấy rằng, từ các tình tiết định khung tăng nặng của các khoản tương ứng của Điều 261 BLHS năm 2015, thực tiễn đặt ra rất nhiều trường hợp, mà khi gặp phải, các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là Tòa án sẽ “lúng túng” khi quyết định việc áp dụng điểm, khoản của điều luật tương ứng khi xác định tội danh, loại, mức hình phạt áp dụng đối với người bị buộc tội. Cụ thể, khi xét xử tội “Cản trở giao thông đường bộ” theo khoản nào của Điều 261 BLHS năm 2015 với các trường hợp sau:
1). Làm chết 01 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên
2). Làm chết 01 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
3). Làm chết 01 người và gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4). Làm chết 01 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
5). Làm chết 01 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
6). Làm chết 01 người và gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
7). Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
8). Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
9). Làm chết 02 người và gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
10). Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
11). Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
12). Làm chết 02 người và gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
13). Làm chết 03 người trở lên và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
14). Làm chết 03 người trở lên và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
15). Làm chết 03 người trở lên và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
16). Làm chết 03 người trở lên và gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
17). Làm chết 03 người trở lên và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
18). Làm chết 03 người trở lên và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
19). Làm chết 03 người trở lên và gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Hướng giải quyết nào cho vướng mắc như đã nêu? Hiện có các ý kiến sau: Có ý kiến cho rằng: “Phần xét thấy” của bản án, Hội đồng xét xử nhận định đánh giá đầy đủ các tình tiết mà người bị buộc tội đã thực hiện, đồng thời đưa ra kết luận hướng xử lý cụ thể về tội danh; điểm, khoản, điều luật của BLHS áp dụng, cũng như về hình phạt. Phần “Quyết định” của bản án chỉ đề cập đến điểm, khoản có khung hình phạt cao nhất đang áp dụng của điều luật đó, mà không đề cập đến điểm, các điểm của khoản có khung hình phạt nhẹ hơn so với khoản đang áp dụng của điều luật. Loại ý kiến khác cho rằng: Theo khoản 1 Điều 31 Hiến Pháp năm 2013: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”, theo quy định này, thì mọi hành vi bị coi là người bị buộc tội đã phạm phải được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong bản án của Tòa án. Bởi chỉ có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mới có thể chứng minh đầy đủ các hành vi mà họ bị buộc là đã thực hiện tội phạm nào đó. Do vậy, tất nhiên mọi tình tiết được luật quy định tại điểm hoặc các điểm của khoản hay nhiều khoản khác trong điều luật đang áp dụng, đều phải được ghi nhận đầy đủ và chính xác. Hơn nữa, công tác lưu trữ về thông tin lý lịch tư pháp, chỉ cập nhật nội dung của bản trích lục bản án có hiệu lực pháp luật, mà trích lục bản án chỉ thể hiện thông tin về người phạm tội; điểm, khoản, điều luật của BLHS mà Tòa án áp dụng để xét xử về hành vi phạm tội cũng như mức án và hình phạt bổ sung nếu có, mà không có các thông tin “Phần nhận thấy” của bản án.
Mỗi loại ý kiến đều có tình hợp lý riêng của nó, tuy nhiên, ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành đã đến gần, để việc áp dụng pháp luật bảo đảm tính thống nhất trong toàn ngành, theo tác giả cơ quan tố tụng trung ương hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn giải quyết vướng mắc đặt ra từ việc áp dụng BLHS năm 2015 sắp tới.
Th.S Lê Văn Sua - Đoàn luật sư tỉnh Tiền Giang
Áp dụng tình tiết định khung của một số điều luật theo Bộ luật Hình sự 2015 cần được hướng dẫn
08/06/2016
Bộ luật hình sự được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 (viết tắt BLHS 2015). Một trong những điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng đáng lưu ý của lần này, đó là, kỹ thuật lập pháp liên quan đến các dấu hiệu định tội, định khung của nhiều tội danh; các tội ghép; cách thiết kế khung hình phạt cũng như khoảng cách khung hình phạt của một số tội danh;… đã có nhiều tiến bộ, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta nói chung, pháp luật hình sự nói riêng, trong bối cảnh nhiều điều ước quốc tế nước ta đã gia nhập, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện ngày càng hội nhập sâu vào thế giới. So với những lần sửa đổi trước, các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”;… được nhà làm luật “lượng hóa” một cách chi tiết hơn, cụ thể hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng áp dụng vào thực tiễn đảm bảo tính chính xác hơn, khắc phục cách hiểu không thống nhất về cùng một nội dung quy định. Sự chi tiết hơn, cụ thể hơn có thể kể đến là thông qua kiểm nghiệm từ thực tiễn, nhiều quy định của các thông tư liên ngành, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trước đây ban hành hướng dẫn áp dụng BLHS năm 1999 đã khẳng định tính đúng đắn và phù hợp với thực tiễn, nhà làm luật qua rà soát, đối chiếu quy định cụ thể trong các điều luật tương ứng. Có thể kể đến như: Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 và Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS; Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII của BLHS “Các tội về ma túy” của BLHS; Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013 của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIX của BLHS về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông (viết tắt Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT);… Do vậy, với tư cách là công cụ pháp lý mạnh mẽ, BLHS năm 2015 chắc chắn sẽ góp phần làm tăng hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu người viết thấy rằng, bên cạnh những ưu điểm nổi trội từ công tác pháp điển hóa của nhà làm luật trong xây dựng BLHS mới như vừa nêu, cũng nảy sinh một số vướng mắc trong khi BLHS năm 2015 chính thức có hiệu lực áp dụng, một trong những vướng mắc, đó là, rất nhiều điều luật, như: Điều 141, Điều 142, Điều 143, Điều 144, Điều 145, Điều 150, Điều 151, Điều 168, Điều 169, Điều 170, Điều 171, Điều 172, Điều 173, Điều 174, Điều 178, …, Điều 260, Điều 261, Điều 262, Điều 263, Điều 264, Điều 265, Điều 266,…mà theo đó, giữa các khoản trong cùng điều luật thiếu quy định mang tính dẫn chiếu nên không tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các khoản (khung) với nhau, từ đó, việc áp dụng vào thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ gặp nhiều vướng mắc, nhất là việc quyết định loại hình phạt, mức hình phạt sao cho tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, hậu quả của tội phạm mà người phạm tội đã gây ra. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin được đề cập hạn chế vừa nêu bằng sự minh họa về những tình tiết là yếu tố định khung của các Điều 260, 261 BLHS năm 2015 để chứng minh cho nhận định trên.
Thứ nhất, Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260)
Trước hết, có thể thấy rằng, nhà làm luật đã thay đổi tên điều luật từ “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” Điều 202 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thành “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Việc thay đổi tên điều luật dẫn đến có sự thay đổi về chủ thể thực hiện tội phạm từ người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ sang người tham gia giao thông đường bộ (gồm người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ). Trên cơ sở rà soát tính hợp lý của Mục 4 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS và Điều 2 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT, nhà làm luật đã cụ thể hóa dấu hiệu hậu quả của hành vi phạm tội tại khoản 1 và khoản 3 Điều luật và bổ sung vào khoản 2 Điều luật, cụ thể là các hành vi sau: Làm chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người hoặc nhiều người với tỷ lệ tổn thương cơ thể cụ thể; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị cụ thể tại từng khoản.
Bên cạnh đó, quy định thành một khoản riêng về hình phạt đối với hành vi “Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%” tại Khoản 4.
Thực tiễn vốn rất đa dạng, tình tiết của mỗi vụ án giao thông là không giống nhau về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, hậu quả xảy ra. Và căn cứ vào mỗi vụ án cụ thể và kết quả đối chiếu chính xác với quy định tại từng điểm, khoản của điều luật tương ứng, mà các cơ quan tiến hành tố tụng theo thẩm quyền tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Vấn đề đặt ra với Điều 260 BLHS năm 2015, mà theo đó, nhà làm luật đã quy định khá chi tiết từng điểm của từng khoản khác nhau, cụ thể:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Từ quy định trên có thể thấy các tình tiết có tính định khung, tại khoản 1 là 04; khoản 2 là 09; khoản 3 là 04 và khoản 4 là 02. Các tình tiết mà có cùng tính chất ở các khoản khác nhau được quy định có tính nối tiếp, không có sự hẫng hụt, ngắt quãng. Nhưng giữa các khoản lại thiếu quy định mang tính kết nối, dẫn chiếu với nhau. Ví dụ: Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 134 BLHS năm 2015 có quy định mang tính dẫn chiếu, như sau: “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ….”; “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ…”. Nhờ có quy định dẫn chiếu này tạo điều kiện cho việc xác định chính xác điểm hoặc các điểm của khoản (khung) tăng nặng nào được áp dụng. Ngược lại, với Điều 260 và nhiều điều luật khác của BLHS năm 2015, nhà làm luật không quy định mang tính dẫn chiếu, kết nối giữa các khoản (khung) trong cùng điều luật và chính điều này tạo ra những khoảng trống, mà những khoảng trống này sẽ là những tình huống gây “lúng túng” cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi phải giải quyết nó. Cụ thể, nếu như người bị buộc tội mà phạm vào một trong những trường hợp dưới đây, thì cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền sẽ điều tra, truy tố, xét xử theo khoản nào của Điều 260 BLHS năm 2015 để bảo đảm tính đúng đắn và chính xác:
1. Không có giấy phép lái xe theo quy định; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên và gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
2. Không có giấy phép lái xe theo quy định và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
3. Không có giấy phép lái xe theo quy định và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
4. Không có giấy phép lái xe theo quy định và gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
5. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
6. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
7. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
8. Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng.
9. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên và thuộc trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
10. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% và thuộc trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
11. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% và thuộc trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
12. Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng và thuộc trường hợp gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
13. Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
14. Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
15. Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
16. Làm chết 02 người và gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
17. Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
18. Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
19. Làm chết 02 người và gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
20. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
21. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
22. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên và trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng.
23. Làm chết 03 người trở lên và thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe theo quy định;
24. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên và thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe theo quy định;
25. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên và thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe theo quy định;
26. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên và thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe theo quy định.
27. Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông và thuộc trường hợp làm chết 03 người trở lên;
28. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên và thuộc trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
29. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên và thuộc trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
30. Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên và thuộc trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.
Chẳng hạn, với trường hợp1: Không có giấy phép lái xe theo quy định; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên và gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Trường hợp này, người bị buộc tội đã phạm vào điểm a, điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS năm 2015, mà khoản 1 chế tài gồm phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm ; khoản 2 tù từ 03 năm đến 10 năm. Vậy, khi xét xử Tòa án sẽ căn cứ vào điểm nào, khoản nào của Điều 260 BLHS để quyết định hình phạt? Bởi khi quyết định tội danh, loại và mức hình phạt áp dụng đối với người bị buộc tội, Hội đồng xét xử chỉ căn cứ vào điểm hoặc các điểm của một khoản cụ thể của điều luật đang áp dụng để xét xử, mà không thể căn cứ vào nhiều khoản khác nhau của điều luật đang áp dụng để quyết định loại, mức hình phạt, vì như vậy sẽ là không chính xác, bởi mỗi khoản khác nhau tương ứng với khung hình phạt khác nhau và như thế cũng không bảo đảm cơ sở khoa học pháp lý về quyết định hình phạt. Thực tiễn xét xử cho thấy, nếu như gặp phải trường hợp như trên, Tòa án căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 202 BLHS năm 1999 và điểm b, điểm e khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT để nhận định và quyết định hình phạt mà không gặp phải vướng mắc hay trở ngại nào. Mặc dù, vừa có tình tiết định khung ở khoản 2 (không có giấy phép lái xe theo quy định), vừa thỏa mãn tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 1 Điều 202 BLHS, được hướng dẫn tại điểm b, điểm e khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/7/2016, ngày BLHS năm 2015 chính thức có hiệu lực áp dụng, nếu như gặp phải một trong 30 trường hợp (tình huống) mà tác giả đề cập ở trên, thì Tòa án khi xét xử và phần quyết định của bản án thể hiện việc áp dụng các điểm, khoản của điều luật đang áp dụng như thế nào cho đúng và thật chuẩn xác.
Thứ hai, Tội cản trở giao thông đường bộ (Điều 261)
Tương tự như vậy, qua nghiên cứu tác giả cũng thấy rằng, từ các tình tiết định khung tăng nặng của các khoản tương ứng của Điều 261 BLHS năm 2015, thực tiễn đặt ra rất nhiều trường hợp, mà khi gặp phải, các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là Tòa án sẽ “lúng túng” khi quyết định việc áp dụng điểm, khoản của điều luật tương ứng khi xác định tội danh, loại, mức hình phạt áp dụng đối với người bị buộc tội. Cụ thể, khi xét xử tội “Cản trở giao thông đường bộ” theo khoản nào của Điều 261 BLHS năm 2015 với các trường hợp sau:
1). Làm chết 01 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên
2). Làm chết 01 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
3). Làm chết 01 người và gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4). Làm chết 01 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
5). Làm chết 01 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
6). Làm chết 01 người và gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
7). Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
8). Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
9). Làm chết 02 người và gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
10). Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
11). Làm chết 02 người và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
12). Làm chết 02 người và gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
13). Làm chết 03 người trở lên và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
14). Làm chết 03 người trở lên và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
15). Làm chết 03 người trở lên và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
16). Làm chết 03 người trở lên và gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
17). Làm chết 03 người trở lên và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
18). Làm chết 03 người trở lên và gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
19). Làm chết 03 người trở lên và gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Hướng giải quyết nào cho vướng mắc như đã nêu? Hiện có các ý kiến sau: Có ý kiến cho rằng: “Phần xét thấy” của bản án, Hội đồng xét xử nhận định đánh giá đầy đủ các tình tiết mà người bị buộc tội đã thực hiện, đồng thời đưa ra kết luận hướng xử lý cụ thể về tội danh; điểm, khoản, điều luật của BLHS áp dụng, cũng như về hình phạt. Phần “Quyết định” của bản án chỉ đề cập đến điểm, khoản có khung hình phạt cao nhất đang áp dụng của điều luật đó, mà không đề cập đến điểm, các điểm của khoản có khung hình phạt nhẹ hơn so với khoản đang áp dụng của điều luật. Loại ý kiến khác cho rằng: Theo khoản 1 Điều 31 Hiến Pháp năm 2013: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”, theo quy định này, thì mọi hành vi bị coi là người bị buộc tội đã phạm phải được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong bản án của Tòa án. Bởi chỉ có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mới có thể chứng minh đầy đủ các hành vi mà họ bị buộc là đã thực hiện tội phạm nào đó. Do vậy, tất nhiên mọi tình tiết được luật quy định tại điểm hoặc các điểm của khoản hay nhiều khoản khác trong điều luật đang áp dụng, đều phải được ghi nhận đầy đủ và chính xác. Hơn nữa, công tác lưu trữ về thông tin lý lịch tư pháp, chỉ cập nhật nội dung của bản trích lục bản án có hiệu lực pháp luật, mà trích lục bản án chỉ thể hiện thông tin về người phạm tội; điểm, khoản, điều luật của BLHS mà Tòa án áp dụng để xét xử về hành vi phạm tội cũng như mức án và hình phạt bổ sung nếu có, mà không có các thông tin “Phần nhận thấy” của bản án.
Mỗi loại ý kiến đều có tình hợp lý riêng của nó, tuy nhiên, ngày BLHS năm 2015 có hiệu lực thi hành đã đến gần, để việc áp dụng pháp luật bảo đảm tính thống nhất trong toàn ngành, theo tác giả cơ quan tố tụng trung ương hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn giải quyết vướng mắc đặt ra từ việc áp dụng BLHS năm 2015 sắp tới.
Th.S Lê Văn Sua - Đoàn luật sư tỉnh Tiền Giang