Hiện nay, toàn tỉnh Lạng Sơn gồm có 2.508 Tổ hoà giải ở thôn, bản, khối phố với 11.081 Hoà giải viên, trung bình mỗi tổ có từ 5- 7 tổ viên, theo số liệu có được thì từ năm 2002 đến năm 2006 các Tổ hoà giải đã hoà giải thành 7.366 việc/10.433 việc phát sinh, trung bình hàng năm tỷ lệ hoà giải thành đạt 70,6%.
Hoạt động của các Tổ hoà giải đã giải quyết kịp thời các mâu thuẫn và tranh chấp nhỏ trong nhân dân, phòng ngừa và hạn chế những vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội, giữ gìn đoàn kết nội bộ nhân dân, củng cố tình làng nghĩa xóm.
Tuy nhiên, hiện nay còn một số đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quan tâm trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác hoà giải, các Tổ hoà giải chưa kịp thời được củng cố kiện toàn cũng như người làm công tác hoà giải chưa được thường xuyên tập huấn nghiệp vụ, một số hoà giải viên chưa thực sự nhiệt tình, tâm huyết nên hiệu quả và chất lượng của công tác hoà giải chưa được cao.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, đẩy mạnh hơn nữa công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh công tác hoà ở cơ sở giải trên địa bàn tỉnh, trong đó yêu cầu UBND các huyện, thành phố thực và UBND cấp xã hiện các việc sau:
Đối với UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn thực hiện 3 việc sau:
Thứ nhất, tăng cường chỉ đạo công tác hoà giải ở cơ sở, thường xuyên đôn đốc kiểm tra UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ về công tác hoà giải.
Thứ hai, định kỳ tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoà giải và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ Tư pháp xã, phường, thị trấn và Tổ trưởng các Tổ hoà giải ở thôn, bản, khối phố.
Thứ ba, đưa vào dự toán ngân sách hàng năm một khoản kinh phí để chi thù lao cho các Tổ hoà giải theo Quyết định số 600/QĐ- UBND ngày 8/5/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc quy định cụ thể một số mức chi kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bảo đảm việc thanh quyết toán được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với UBND các xã, phường, thị trấn thựa hiện 7 việc sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa công tác hoà giải ở cơ sở, xác định công tác hoà giải là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; cần gắn công tác hoà giải ở cơ sở với công tác tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân, lấy tiêu chí hoà giải thành để đánh giá phân loại thôn, bản, khu dân cư tiên tiến, chính quyền xã, phường, thị trấn vững mạnh.
Thứ hai, chỉ đạo hướng dẫn các Tổ hoà giải tích cực, chủ động trong việc hoà giải; bảo đảm 100% các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ được hoà giải ngay tại thôn, bản, khối phố; phấn đấu tỷ lệ hoà giải thành hàng năm đạt từ 80% trở lên.
Thứ ba, kịp thời củng cố, kiện toàn các Tổ hoà giải và đội ngũ hoà giải viên cơ sở; thành lập mới Tổ hoà giải ở những thôn, bản, khối phố do chia tách, bảo đảm mỗi thôn, bản, khối phố có ít nhất 01 Tổ hoà giải với 3 tổ viên trở lên theo quy định.
Thứ tư, định kỳ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải và kiến thức pháp luật cho các hoà giải viên ở thôn, bản, khối phố; cung cấp tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ và sách pháp luật cho các Tổ hoà giải để phục vụ cho công tác hoà giải.
Thứ năm, tiến hành rà soát hương ước, quy ước thôn, bản, khối phố thuộc địa bàn quản lý, bảo đảm 100% thôn, bản, khối phố có hương ước, quy ước được xây dựng đúng trình tự, thủ tục, nội dung phù hợp với pháp luật và các quy định của nhà nước.
Thứ sáu, thành lập, củng cố, kiện toàn Ban Tư pháp ở 100% xã, phường, thị trấn theo Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV ngày 5/5/2005 của Bộ Tư pháp- Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về công tác Tư pháp ở địa phương.
Thứ bảy, thực hiện đúng, đủ thủ tục lập hồ sơ và chi tiền thù lao cho các Tổ hoà giải theo hướng dẫn của Sở Tài chính và Sở Tư pháp.
Để đảm bảo triển khai, quản lý công tác hoà giải ở cơ sở, UBND tỉnh Lạng Sơn đã giao cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn phát huy nội lực, sự phối kết hợp của các cấp, các ngành để thực hiện tốt công tác hoà giải, giao cho Sở Tư pháp thường xuyên theo đõi, kiểm tra, đôn đốc công tác hoà giải trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả./.
khai, áp dụng trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình đạt hiệu quả cao nhất./.
Đức Khoa