Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ nhập dữ liệu hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền CSDLQG về dân cưNhằm đánh giá việc triển khai nhập dữ liệu hộ tịch từ sổ hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với các địa bàn chưa thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch (Bố Trạch, Quảng Trạch, Minh Hóa, Tuyên Hóa), trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm của các địa phương, ngày 26/7/2023, Sở Tư pháp tổ chức họp rút kinh nghiệm việc nhập dữ liệu hộ tịch từ sổ hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và triển khai thực hiện trên toàn địa bàn. Cuộc họp do đồng chí Trần Hữu Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì. Tham dự có đại diện Lãnh đạo Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an tỉnh và các bộ phận có liên quan; Lãnh đạo Phòng Tư pháp, Công an các huyện: Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; đại diện Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân (UBND), công chức Tư pháp – Hộ tịch, Công an của 08 xã, thị trấn thực hiện làm điểm của 04 đơn vị cấp huyện nêu trên.Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã chỉ đạo các địa phương xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nhập dữ liệu hộ tịch trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về dân cư) tại địa phương mình đảm bảo đạt hiệu quả và tiến độ theo kế hoạch đã đề ra; Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong việc phối hợp với cơ quan Tư pháp các cấp nhập dữ liệu hộ tịch trên nền CSDLQG về dân cư. Qua đó, các địa phương đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, bảo đảm việc nhập liệu đạt kết quả, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc về tiến độ nhập liệu. Trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo như huy động sự hỗ trợ của các đoàn thể địa phương, lực lượng tại chỗ trong việc hỗ trợ nhập dữ liệu, phân công tác tổ luân phiên nhau thực hiện nhập dữ liệu (03 ca/ngày); huy động máy tính các xã lân cận, mượn thêm máy tính của Công an cấp huyện. Các loại sổ hộ tịch tại các địa phương về cơ bản được bảo quản tốt, có thông tin rõ ràng nên thuận lợi lớn cho công tác nhập dữ liệu. Kết quả nhập dữ liệu hộ tịch tại 08 xã, thị trấn thực hiện thí điểm tính đến ngày 18/7/2023 là 46.879 dữ liệu. Tuy nhiên qua quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương nhận thấy vẫn còn tồn tại một số khó khăn về nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất; đường truyền kết nối chậm, phần mềm còn chưa thống nhất, đồng bộ…
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, các đại biểu đã nhất trí cao với 04 bài học kinh nghiệm đã được nêu trong báo cáo; đồng thời đã tham gia đóng góp và đề xuất những giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Trần Hữu Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh: Nhập dữ liệu hộ tịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Đề án 06; dữ liệu hộ tịch là dữ liệu gốc, làm cơ sở hoàn thiện CSDLQG về dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhập dữ liệu hộ tịch từ sổ hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền CSDLQG về dân cư, trước hết phải có sự chỉ đạo, quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của UBND các huyện; sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Tư pháp và Công an huyện trong tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của UBND cấp xã, nhất là đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch và Công an cấp xã. Kinh nghiệm được chỉ ra tại Cuộc họp là rất quý. Đồng chí đề nghị các địa phương triển khai tại các xã còn lại trên địa bàn ngay trong tháng 8 này, phấn đấu hoàn thành trong năm 2023. Trong đó, cần lưu ý, ngoài trách nhiệm chính là của công chức Tư pháp - Hộ tịch và công an cấp xã, cần tranh thủ thêm sự hỗ trợ, tham gia của các đoàn thể, các lực lượng tại chỗ của địa phương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp và điều hành sâu sát của UBND xã. Quá trình nhập dữ liệu bên cạnh đẩy nhanh tiến độ, cần phải đảm bảo việc nhập dữ liệu chính xác, đầy đủ. Việc xử lý các sai lệch về thông tin của công dân trong sổ hộ tịch và dữ liệu của cơ quan công an phải đảm bảo đúng quy định, tạo thuận lợi tối đa cho người dân trong điều chỉnh thông tin cá nhân. Các đơn vị chuyên môn của Sở nghiên cứu, kịp thời tham mưu cho Sở phối hợp với Công an tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong quá trình thực hiện, nhất là các địa bàn có nhiều khó khăn. Tập trung nỗ lực chung của tất cả các cấp, quyết tâm hoàn thành việc nhập dữ liệu hộ tịch vào phần mềm điện tử trên nền CSDLQG về dân cư năm 2023 theo kế hoạch của UBND tỉnh.
Quảng Bình: Đẩy nhanh tiến độ nhập dữ liệu hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền CSDLQG về dân cư
28/07/2023
Nhằm đánh giá việc triển khai nhập dữ liệu hộ tịch từ sổ hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với các địa bàn chưa thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch (Bố Trạch, Quảng Trạch, Minh Hóa, Tuyên Hóa), trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm của các địa phương, ngày 26/7/2023, Sở Tư pháp tổ chức họp rút kinh nghiệm việc nhập dữ liệu hộ tịch từ sổ hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và triển khai thực hiện trên toàn địa bàn. Cuộc họp do đồng chí Trần Hữu Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì. Tham dự có đại diện Lãnh đạo Phòng Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an tỉnh và các bộ phận có liên quan; Lãnh đạo Phòng Tư pháp, Công an các huyện: Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa; đại diện Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân (UBND), công chức Tư pháp – Hộ tịch, Công an của 08 xã, thị trấn thực hiện làm điểm của 04 đơn vị cấp huyện nêu trên.
Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Tư pháp đã chỉ đạo các địa phương xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nhập dữ liệu hộ tịch trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về dân cư) tại địa phương mình đảm bảo đạt hiệu quả và tiến độ theo kế hoạch đã đề ra; Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong việc phối hợp với cơ quan Tư pháp các cấp nhập dữ liệu hộ tịch trên nền CSDLQG về dân cư. Qua đó, các địa phương đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, bảo đảm việc nhập liệu đạt kết quả, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc về tiến độ nhập liệu. Trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo như huy động sự hỗ trợ của các đoàn thể địa phương, lực lượng tại chỗ trong việc hỗ trợ nhập dữ liệu, phân công tác tổ luân phiên nhau thực hiện nhập dữ liệu (03 ca/ngày); huy động máy tính các xã lân cận, mượn thêm máy tính của Công an cấp huyện. Các loại sổ hộ tịch tại các địa phương về cơ bản được bảo quản tốt, có thông tin rõ ràng nên thuận lợi lớn cho công tác nhập dữ liệu. Kết quả nhập dữ liệu hộ tịch tại 08 xã, thị trấn thực hiện thí điểm tính đến ngày 18/7/2023 là 46.879 dữ liệu. Tuy nhiên qua quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương nhận thấy vẫn còn tồn tại một số khó khăn về nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất; đường truyền kết nối chậm, phần mềm còn chưa thống nhất, đồng bộ…
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, các đại biểu đã nhất trí cao với 04 bài học kinh nghiệm đã được nêu trong báo cáo; đồng thời đã tham gia đóng góp và đề xuất những giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Trần Hữu Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh: Nhập dữ liệu hộ tịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Đề án 06; dữ liệu hộ tịch là dữ liệu gốc, làm cơ sở hoàn thiện CSDLQG về dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhập dữ liệu hộ tịch từ sổ hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền CSDLQG về dân cư, trước hết phải có sự chỉ đạo, quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của UBND các huyện; sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Tư pháp và Công an huyện trong tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của UBND cấp xã, nhất là đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch và Công an cấp xã. Kinh nghiệm được chỉ ra tại Cuộc họp là rất quý. Đồng chí đề nghị các địa phương triển khai tại các xã còn lại trên địa bàn ngay trong tháng 8 này, phấn đấu hoàn thành trong năm 2023. Trong đó, cần lưu ý, ngoài trách nhiệm chính là của công chức Tư pháp - Hộ tịch và công an cấp xã, cần tranh thủ thêm sự hỗ trợ, tham gia của các đoàn thể, các lực lượng tại chỗ của địa phương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp và điều hành sâu sát của UBND xã. Quá trình nhập dữ liệu bên cạnh đẩy nhanh tiến độ, cần phải đảm bảo việc nhập dữ liệu chính xác, đầy đủ. Việc xử lý các sai lệch về thông tin của công dân trong sổ hộ tịch và dữ liệu của cơ quan công an phải đảm bảo đúng quy định, tạo thuận lợi tối đa cho người dân trong điều chỉnh thông tin cá nhân. Các đơn vị chuyên môn của Sở nghiên cứu, kịp thời tham mưu cho Sở phối hợp với Công an tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong quá trình thực hiện, nhất là các địa bàn có nhiều khó khăn. Tập trung nỗ lực chung của tất cả các cấp, quyết tâm hoàn thành việc nhập dữ liệu hộ tịch vào phần mềm điện tử trên nền CSDLQG về dân cư năm 2023 theo kế hoạch của UBND tỉnh.