Ninh Bình: Ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)

03/03/2015
Thực hiện Quyết định số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 15/12/2014 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/0215 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Ngày 9 tháng 2 năm 2015, Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 166/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
 

Về yêu cầu: phải bám sát nội dung Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH13 ngày 25/12/2014 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ; xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và thực hiện đầy đủ nội dung, đúng tiến độ, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện; việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện trong quý I năm 2015.

Về nội dung: lấy ý kiến đối với Quy định chung, Quyền sở hữu và các vật quyền khác; Nghĩa vụ và hợp đồng; Thừa kế; Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; Điều khoản thi hành; Kỹ thuật trình bày các quy định của Bộ luật Dân sự.

Về hình thức: Góp ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; Thông qua Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình; thông qua trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp Ninh Bình và các hình thức phù hợp khác.

Về đối tượng lấy ý kiến: các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Hội đồng nhân dân, UBND các cấp; Uỷ ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác; Các doanh nghiệp; Các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, luật sư, luật gia và các tầng lớp nhân dân.

Thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) bắt đầu từ ngày 5 tháng 01 năm 2015 và kết thúc vào ngày 5 tháng 4 năm 2015.

Kế hoạch đã phân công trách nhiệm cho Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) trình UBND tỉnh ban hành; thành lập tổ giúp việc của UBND tỉnh về việc lấy ý kiến nhân dân đối với Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); tổ chức hội nghị phổ biến, hướng dẫn các nội dung liên quan đến việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) cho báo cáo viên pháp luật tỉnh và cấp huyện, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); chủ chì phối hợp với Hôi Luật gia, Đoàn Luật sư, các cơ quan tư pháp, Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh…tập hợp, tổng hợp kết quả lấy ý kiến về Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)  của các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức xã hội khác về Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) tổng hợp ý kiến góp ý và và xây dựng Dự thảo báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.

 

Đoàn Thị Ngọc Hải