Đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

29/01/2015
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách tạo điều kiện phát huy vài trò của phụ nữ Việt Nam, ngày càng nhiều phụ nữ tham gia hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận dân cư là phụ nữ luôn là đối tượng yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi, ít có điều kiện tiếp cận với pháp luật, bị phân biệt đối xử so với nam giới, là nạn nhân của nạn baoh lực gia đình, tội phạm buôn bán phụ nữ, sự nghèo đói và phụ thuộc; đặc biệt là phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn..
 

Thực tế hiện nay, phụ nữ không chỉ là nạn nhân của bạo lực gia đình mà còn là nạn nhân chính của tội buôn bán người. Những kẻ thực hiện hành vi tội phạm này thường lợi dụng những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, éo le về tình cảm hứa hẹn tìm giúp việc làm có thu nhập cao, đưa đi xuất khẩu lao động, du lịch…để lừa bán ra nước ngoài nhằm mục đích bóc lột sức lao động và tình dục…

Hành vi bạo lực gia đình, buôn bán người, cụ thể là buôn bán phụ nữ, trẻ em là những hành vi trái pháp luật, vi phạm một cách nghiêm trọng quyền con người, để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội và gia đình.

Để thực hiện trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nói chung, phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình nói riêng, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Ninh Bình đã có nhiều hoạt động về trợ giúp pháp lý cho phụ nữ. Trước hết là tham mưu cho lãnh đạo Sở Tư pháp ký kết Kế hoạch liên ngành số 30/KHLN-STP-HLHPN ngày 10/4/2014 của Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh về việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2014. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý (TGPL) tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và đã thực hiện nhiều vụ việc bằng các hình thức tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa trước Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho phụ nữ, đại diện ngoài tố tụng, thực hiện kiến nghị, hòa giải…

Bên cạnh việc tư vấn pháp luật tại trụ sở, tư vấn bằng văn bản hoặc qua điện thoại, cũng như tham gia đại diện, bào chữa trước tòa án, Trung tâm TGPL và Chi nhánh của Trung tâm còn phối hợp với Hội phụ nữ huyện, Hội phụ nữ các xã tổ chức trợ giúp pháp lý cho chị em phụ nữ tại nơi cư trú, thông quan đó chị em phụ nữ được các Trợ giúp viên pháp lý và Cộng tác viên của Trung tâm tư vấn, giải đáp các vướng mắc pháp luật, phổ biến về các quyền của phụ nữ theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các Công ước quốc tế đã quy định đối với quyền của người phụ nữ. Thông qua các buổi trợ giúp pháp lý tại cơ sở, đã tiến hành tư vấn pháp luật cho 215 lượt chị em với 215 vụ việc chủ yếu thuộc các lĩnh vực Hôn nhân Gia đình, Đất đai, Dân sự, pháp luật về Bình Đẳng giới.

Để tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận với pháp luật, tại các cuộc TGPL tại cơ sở, các cán bộ Trung tâm cũng đã lồng ghép tuyên truyền nhiều chuyên đề pháp luật thuộc các lĩnh vực như Đất đai, Hôn nhân gia đình, pháp luật về Bình đẳng giới, pháp luật về Phòng chống bạo lực gia đình…cho 1050 lượt chị em. Đặc biệt là các chuyên đề về bạo lực gia đình, quyền của phụ nữ và trẻ em, phòng chống tội phạm buôn bán người đã được nhiều chị em quan tâm, nhất là các chị em đang làm công tác Hội tại các vùng nông thôn. Vùng sâu, vùng xa, những nơi vẫn đang tồn tại các định kiến lạc hậu về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Ngoài những hoạt động trên, Trung tâm TGPL còn phối hợp với các đơn vị như Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình, chuyên trang điện tử của Báo Ninh Bình, bản tin Tư pháp…thông tin về hoạt động trợ giúp pháp lý và lịch trợ giúp pháp lý tại cơ sở để chị em biết tham dự, được tư vấn pháp luật.

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì hoạt động trợ giúp pháp lý cho đối tượng là chị em phụ nữ của Trung tâm còn gặp không ít khó khăn, nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của tội buôn bán phụ nữ…nhưng khi đến Trung tâm thường không có giấy tờ chứng minh như: Biên bản xác nhận  của các cơ quan như Công an, Bệnh viện, UBND xã hay trưởng các thôn, bản…vì thế thủ tục củ người thực hiện TGPL cho họ là rất khó khăn. Bên cạnh đó, do rào cản về tâm lý nên nhiều chị em phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân của tội buôn bán phụ nữ…nhưng không giám đến tổ chức trợ giúp pháp lý để được trợ giúp pháp lý.

 Đoàn Thị Ngọc Hải