Hà Giang: Nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

24/06/2013
Doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Doanh nghiệp hoạt động tốt sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh nhà, tạo công ăn việc làm, ổn định cho người lao động. Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì ngoài chủ trương, đường lối, chính sách của tỉnh, của chính doanh nghiệp thì một yếu tố quan trọng để đưa doanh nghiệp đến con đường thành công chính là pháp chế doanh nghiệp hay nói cách khác là mức độ am hiểu pháp luật của doanh nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang tính đến tháng 8 năm 2012 có khoảng 1.297 doanh nghiệp. (Trong đó: Có 298 Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên; có 471 Công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên; có 76 Doanh nghiệp tư nhân; 235 Công ty cổ phần; 132 Chi nhánh; 55 Văn phòng đại diện; 30 Địa điểm kinh doanh) và 718 Hợp tác xã (HTX) chia theo từng lĩnh vực cụ thể: HTX nông nghiệp có 188 HTX; lĩnh vực Thương mại và dịch vụ tổng hợp có 186 HTX; Lĩnh vực giao thông vận tải có 36 HTX; Lĩnh vực xây dựng và khai thác vật liệu xây dựng có 117 HTX; lĩnh vực công nghiệp và TTCN có 179 HTX; quỹ tín dụng nhân dân: 08; Quản lý chợ: 04 HTX.

Nhìn chung các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời đảm nhận các vị trí và thực hiện chức năng khác nhau trong tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng kinh nghiệm cá nhân, có nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhưng không hiểu biết về quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh của mình. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường cũng như cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa cao. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn còn thấp; các doanh nghiệp chưa có biện pháp phòng chống rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, chưa có sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp chưa tự giác chấp hành quy định của pháp luật, chưa có thói quen tuân thủ pháp luật trong kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp chưa biết cách tự khai thác có hiệu quả các thông tin pháp luật trên các phương tiện truyền thông, mạng Internet… trong khi hệ thống pháp luật về kinh doanh, thương mại có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng. Mặt khác, cơ   quan quản lý nhà nước đã có sự quan tâm đến doanh nghiệp nhưng do nhiêu nguyên nhân chủ quan và khách quan vẫn còn nhiều khó khăn trong phương thức để phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thi hành pháp luật cho doanh nghiệp.

Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tạo khung pháp lý và thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, trong đó nêu rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp trong việc triển khai các hình thức hỗ trợ nâng cao năng lực pháp luật cho doanh nghiệp. Nhà nước có những công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao nền tảng pháp lý cho doanh nghiệp, còn phía doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu pháp, bố trí cán bộ phụ trách công tác pháp chế doanh nghiệp hoặc thuê luật sư tư vấn để giúp doanh nghiệp thực thi pháp luật. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý để nắm bắt kịp thời các thông tin pháp luật vận dụng trong quản lý, sản xuất kinh doanh đồng thời bảo vệ chính mình trước nguy cơ rủi ro cao trong kinh doanh.

Ngày 5/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 585/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014. Chương trình đã đặt ra mục tiêu cụ thể là:

- Khắc phục cơ bản tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thông tin pháp luật. Trong giai đoạn 1 của Chương trình, lựa chọn một số địa phương triển khai điểm Chương trình, bảo đảm 95% doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận thường xuyên với thông tin pháp luật thông qua các hình thức phù hợp.

- Đáp ứng cơ bản yêu cầu bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp và kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp. Trong giai đoạn thực hiện Chương trình phấn đấu tổ chức bồi dưỡng cho 65.000 người quản lý doanh nghiệp; 9.700 cán bộ pháp chế doanh nghiệp.

- Hình thành mạng lưới tư vấn pháp luật gồm Luật gia, Tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Bảo đảm 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn được hỗ trợ tư vấn về các nội dung cơ bản của pháp luật kinh doanh.

- Xây dựng mô hình tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại các địa phương được chọn làm điểm.

- Nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trong giai đoạn 1 của Chương trình, các địa phương được lựa chọn làm điểm được tăng cường năng lực để đáp ứng yêu cầu tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trên cơ sở kết quả triển khai điểm ở giai đoạn 1, tổ chức nhân rộng kết quả tại các địa phương khác trong giai đoạn 2.

Hàng năm Bộ Tư pháp phê duyệt kế hoạch cụ thể cho từng năm để triển khai các hoạt động của chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp trong  giai đoạn 2010-2014.

Năm 2012, Sở Tư pháp phối hợp với Ban quản lý chương trình 585 Bộ Tư pháp mở 04 lớp (trong đó: 01 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp; 01 lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp; 01 tọa đàm pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh; 01 tọa đàm pháp luật về thuế áp dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) cho hơn 113 doanh nghiệp với gần 200 lượt người tham dự.    

Nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, tạo lập các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, phòng chống rủi ro pháp lý; và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 2949/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2012 ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012-2015. Theo nội dung Kế hoạch thì doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ được hỗ trợ pháp lý thông qua 6 nội dung như: xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp; tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Trong năm 2013, Sở Tư pháp tỉnh Hà Giang đã xây dựng Đề án đăng ký tham gia các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của chương trình năm 2013 và đã được Ban quản lý Chương trình 585 – Bộ Tư pháp phê duyệt. Theo Quyết định số 1177/QĐ-BQL ngày 24 tháng 5 năm 2013 của Ban quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 phê duyệt danh sách các cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện các hoạt động năm 2013 của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 thì Sở Tư pháp Hà Giang được tham gia 03 hoạt động trong đó:  01 tọa đàm Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh: hệ thống pháp luật, thực tiễn thi hành và đề xuất kiến nghị hoàn thiện cơ chế pháp luật tại Hà Giang; 01 lớp Pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm liªn quan ®Õn ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp t¹i tØnh Hà Giang; 01 lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp.

Với những chính sách trên và sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng rằng nhận thức về pháp luật của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tới sẽ được nâng lên một tầm cao mới, góp phần đưa doanh nghiệp đến con đường thành công./.

Bùi Thị Thực - Sở Tư pháp Hà Giang