Đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An làm việc với UBND tỉnh về công tác theo dõi thi hành pháp luật

10/05/2013
Ngày 8/5/2013, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác theo dõi thi hành pháp luật. Tham dự có các đồng chí Phạm Văn Tấn - Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, đồng chí Thái Văn Hằng - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở,  ban ngành có liên quan.

Theo báo cáo của Lãnh đạo Sở Tư pháp, tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Nghệ An thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, công tác ban hành văn bản QPPL, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã được các cấp, các ngành thực hiện thường xuyên, bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân.

Ngay từ đầu năm, Sở đã phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định 413/QĐ-UBND ngày 30/01/2013 của UBND tỉnh ban hành Chương trình xây dựng Quyết định, Chỉ thị quy phạm pháp luật năm 2013 của UBND tỉnh Nghệ An, gồm 91 văn bản, trong đó có 71 Quyết định và 20 Chỉ thị. Trong 4 tháng đầu năm 2013, có 26 văn bản cần phải trình UBND tỉnh ban hành. Tính đến ngày 18/4/2013, đã có 10/26 văn bản đã được ban hành (đạt tỷ lệ 38,5%), 16 văn bản chưa ban hành (chiếm tỷ lệ 61,5%). Trong số 16 văn bản chưa ban hành, có 6 văn bản đã lấy ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp và trình UBND tỉnh, còn lại 10 văn bản đang trong quá trình soạn thảo, lấy ý kiến hoặc chưa soạn thảo.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Sở Tư pháp đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh thực hiện chương trình xây dựng văn bản QPPL; chỉ đạo HĐND, UBND cấp huyện tăng cường phổ biến, quán triệt thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của văn bản QPPL, bảo đảm cho mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực sự phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của địa phương.

Nhìn chung, chất lượng các văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành  đã có nhiều tiến bộ hơn so với trước. Nội dung của các văn bản QPPL phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Văn bản khi được ban hành đã áp dụng có hiệu lực, hiệu quả và tạo được cơ chế chính sách để phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, đơn vị.

Công tác tự kiểm tra văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành được Sở Tư pháp và các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh chủ động triển khai và thường xuyên tổ chức thực hiện. Vì vậy, về cơ bản các văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành trong năm 2012 và 04 tháng đầu năm 2013 đều được tự kiểm tra kịp thời. Kết quả tự kiểm tra 151 văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành . Kết quả tự kiểm tra văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành đều bảo đảm đúng quy định về thẩm quyền, nội dung, thể thức và kỹ thuật trình bày, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành đáp ứng kịp thời công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; Thực hiện Kế hoạch tự kiểm tra và kiểm tra văn bản QPPL năm 2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành và trực tiếp kiểm tra tại 02 đơn vị: Con Cuông và Anh Sơn, với tổng số 64 văn bản QPPL đang còn hiệu lực thi hành, và 8.401 văn bản hành chính thông thường thuộc các lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động, Thương binh và Xã hội. Phát hiện 05 văn bản sử dụng căn cứ pháp lý không đúng quy định,  01 văn bản ban hành không đúng hình thức, 10 văn bản có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật và 36 văn bản sai sót về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Đồng thời ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra văn bản QPPL, thông báo lịch kiểm tra và trực tiếp kiểm tra văn bản QPPL tại 10 đơn vị cấp huyện theo kế hoạch, gồm: Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Quế Phong, Quỳ Châu, Nghi Lộc, Quỳ Hợp và thị xã Thái Hòa, với tổng số 455 văn bản QPPL và 66.935 văn bản hành chính thông thường, phát hiện 18 văn bản sử dụng căn cứ pháp lý để ban hành không đúng quy định, 59 văn bản ban hành không đúng hình thức quy định, trái thẩm quyền về nội dung và 323 văn bản sai sót như: văn bản hành chính có chứa QPPL, xác định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng chưa chính xác, xác định hiệu lực của văn bản không đúng quy định và sai sót về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp còn tiếp nhận và tổ chức kiểm tra văn bản do HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã gửi về Sở Tư pháp để kiểm tra theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP. Trong năm 2012 và 04 tháng đầu năm 2013, Sở Tư pháp đã tiếp nhận, kiểm tra 259 văn bản QPPL, phát hiện 11 văn bản có nội dung trái pháp luật và 67 văn bản sai sót về thể thức và kỹ thuật trình bày.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Giám đốc Sở Tư pháp đã Thông báo kết luận kiểm tra, đề nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời đình chỉ thi hành, bãi bỏ, hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung các văn bản ban hành trái pháp luật, xử lý triệt để văn bản có nội dung trái pháp luật.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới so với những năm trước và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật ngày càng phong phú, đa dạng như: tập huấn, tuyên truyền trực tiếp, thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức "Ngày pháp luật", tuyên truyền trên Đài truyền thanh - truyền hình, loa phát thanh, câu lạc bộ pháp luật, thông qua trang trang thông tin điện tử của các cơ quan... nhằm chuyển tải kịp thời các văn bản QPPL đến với mọi tầng lớp nhân dân. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đã có tác động trực tiếp đến ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và công dân, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật và giảm thiểu tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Bên cạnh những kết qủa đạt được, công tác  theo dõi thi hành pháp luật còn gặp những khó khăn vướng mắc. Đây là nhiệm vụ mới được triển khai thực hiện, vì vậy, kinh phí bảo đảm để thực hiện nhiệm vụ này chưa được bố trí trong dự toán chi thường xuyên từ đầu năm của các cấp ngân sách nên khi thực hiện Kế hoạch còn lúng túng, bị động. Các điều kiện phục vụ cho công tác theo dõi thi hành pháp luật còn gặp nhiều khó khăn; chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác này chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể. Trên thực tế vẫn còn tình trạng như: thiếu cán bộ; cán bộ, công chức được bố trí công việc không đúng chuyên môn đào tạo; cán bộ không được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về chuyên môn... nên chỉ đáp ứng được phần nào hoặc không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ được giao, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chung của toàn ngành, địa phương.

Trong khi Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về công tác TDTHPL chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về tổ chức, biên chế kinh phí hoạt động và các tiêu chí cụ thể cũng chua được quy định nên không có sơ sở để tổ chức thực hiện. 

Sở Tư pháp cũng kiến nghị đề xuất với Đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An:  Để công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được triển khai một cách thống nhất, đồng bộ và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong qúa trình triển khai thực hiện, đề nghị Bộ Tư pháp sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trong đó quy định cụ thể: Về tổ chức biên chế, kinh phí, quyết toán kinh phí thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật; Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Xây dựng và quy định cụ thể các tiêu chí đánh giá hiệu quả thi hành pháp luật, quy trình hướng dẫn về tổ chức điều tra, khảo sát, cách thức phân tích đánh giá kết quả điều tra khảo sát, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan chuyên môn, chính quyền các cấp trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra; Xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nước (Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp) và cơ quan tiến hành tố tụng (Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân) trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Đồng thời, cần quy định rừ hơn trỏch nhiệm theo dừi thi hành phỏp luật của lónh đạo cỏc Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, HĐND, UBND cấp huyện, xó và cú quy định cụ thể việc thực hiện cụng tỏc theo dừi thi hành phỏp luật ở cấp huyện, cấp xó bởi vỡ việc xử lý vi phạm phỏp luật phần lớn được thực hiện ở cấp này../

Nguyễn Quế Anh -  PGĐ Sở Tư pháp NA