- Tổ chức tuyên truyền, học tập, quán triệt Luật phòng, chống tham nhũng, trong đó phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể, các cơ quan thông tấn … tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng đề toàn thể cán bộ, công chức của ngành nói riêng và nhân dân thành phố nói chung nhằm tăng cường hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức của đội ngũ CBCC, viên chức và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Kiểm tra, rà soát văn bản QPPL để triển khai có hiệu quả Luật phòng, chống tham nhũng, trong đó, xây dựng chương trình rà soát các văn bản QPPL liên quan đến hoạt động tư pháp để từ đó kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bãi bỏ những quy định không phù hợp, bổ sung, ban hành mới những quy định đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay, Phối hợp với Thanh tra thành phố tiến hành lập danh mục văn bản QPPL do UBND thành phố ban hành từ 01/01/1999 đến 01/4/2006 về thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũngtheo Công văn số 575/TTCP-PC ngày 23/3/2006 của Thanh tra Chính phủ.
- Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp nhằm phòng, ngừa tham nhũng, trong đó xây dựng và hoàn thiện cơ chế “một cửa” đối với một số lĩnh vực trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, đặc biệt là triển khai thực hiện Nghị định 158/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch; việc cải tiến các loại biểu mẫu trong công tác công chứng, chứng thực… niêm yết công khai các quy định về thủ tục, thời gian, lệ phí … đối với công việc thuộc thẩm quyền quản lý của ngành Tư pháp, để nhân dân thực hiện và giám sát.
- Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhằm phòng ngừa các hành vi tham nhũng, tạo điều kiện kiểm tra giám sát việc thực hiện phòng chống tham nhũng. Công khai minh bạch trong mua sắm tài sản công, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính của đơn vị …
- Ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công để triển khai thực hiên từ ngày 1/8/2006
- Xây dựng quy định về công tác quy hoạch cán bộ của ngành, rà soát cơ cấu tổ chức, phân công chuyên môn, định kỳ chuyển đổi CBCC,VC làm việc theo quy định nhằm chủ động phòng ngừa, chống tham nhũng. Việc chuyển đổi phải tuân thủ đúng kế hoạch, công khai và theo đúng quy định hiện hành.
- Thực hiện công khai trong thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở về xây dựng cơ bản, quản lý thu chi, quản lý tài sản công và về chuyên môn nghiệp vụ của ngành được dư luận quan tâm như Thi hành án dân sự, công chứng, hộ tịch, bán đấu giá…
- Chú trọng hơn nữa công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là những đơn thư phản ánh có biểu liên quan đến tham nhũng, nhũng nhiễu.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở trong ngành Tư pháp, phát huy vai trò kiểm tra giám sát của CBCC và của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan đơn vị.
- Tăng cường vai trò giám sát của Ban thanh tra nhân dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Coi trọng công tác biểu dương khen thưởng gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng chống tham nhũng./.
(Trần Thị Hường - Sở Tư pháp Đà Nẵng)