Ngành Tư pháp An Giang sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị

25/06/2008
Thực hiện Kế hoạch số 02-KH/TU ngày 10/12/2006 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về việc thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị giai đoạn 2006 –2010, Sở Tư pháp đã tổ chức triển khai quán triệt tinh thần Nghị quyết số 49 và các Chương trình, Kế hoạch của TW, Tỉnh uỷ và của ngành tư pháp cho cán bộ, đảng viên trong ngành, đồng thời xây dựng Kế hoạch số 09/KH-TP ngày 10/03/2006 và tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện.

Để cụ thể hoá các nghị quyết của Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh, góp phần cải cách thể chế hành chính trong quản lý nhà nước, Sở Tư pháp đã xây dựng 10 văn bản QPPL về QLNN trong lĩnh vực tư pháp; phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, Ban ngành thẩm định trình UBND tỉnh 295 văn bản phục vụ quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực ở địa phương; Đóng góp 34 dự án Luật theo kế hoạch của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh và của Bộ Tư pháp; tham mưu giúp HĐND-UBND tự kiểm tra 99 văn bản, qua kiểm tra đã đề xuất sửa đổi 04 văn bản, trong đó 02 văn bản  liên quan đến tổ chức bộ máy ở cấp cơ sở ( 01 Nghị quyết của HĐND, 01 Quyết định của UBND tỉnh ), kiểm tra 439 văn bản cấp huyện ( 119 Nghị quyết HĐND, 276 Quyết định, 44 Chỉ thị của UBND ).

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp có liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 71/2006/QH.11 của Quốc hội và Nghị quyết 16/2007/NQ-CP của Chính phủ về việc rà soát văn bản liên quan đến pháp luật dân sự, việc thực hiện Luật Cư trú, văn bản do HĐND-UBND ban hành để thực hiện Đề án 112 trong tỉnh, nhóm văn bản liên quan đến kế hoạch đầu tư, Sở đã tiến hành rà soát 655 văn bản ( 40 Nghị quyết của HDND, 349 Quyết định, 226 Chỉ thị của UBND tỉnh), qua đó đã đề xuất sửa đổi, bổ sung 01 văn bản, bãi bỏ 04 văn bản; Sở đã tập hợp in và phát hành 400 quyển hệ thống hoá văn bản Quy phạm pháp luật do HĐND-UBND tỉnh ban hành năm 2005- 2006.

Một số địa phương trong tỉnh như Long Xuyên, Tân Châu, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn…hàng năm đều xây dựng Kế hoạch về xây dựng , kiểm tra văn bản. UBND thành phố Long Xuyên và huyện Tân Châu đã thành lập Tổ xây dựng, thẩm định văn bản giao cho lãnh đạo Phòng Tư pháp làm Tổ trưởng cùng chuyên viên Văn phòng UBND và một số ngành để làm nhiệm vụ thẩm định, kiểm tra văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của UBND và Chủ tịch UBND cấp huyện. Trong 3 năm qua, các Phòng Tư pháp cấp huyện đã tham gia xây dựng 302 văn bản, thẩm định 851 văn bản, kiểm tra 2.916 văn bản, trong đó hơn 90% là văn bản cá biệt để áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp đất đai, ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của các đơn vị cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn. Qua kiểm tra, đã phát hiện, đề xuất chấm dứt hiệu lực 14 văn bản.

Công tác PBGDPL được tỉnh quan tâm chú trọng, trong 3 năm qua, Sở Tư pháp đã phối hợp với các Sở, Ban , ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp trong tỉnh tổ chức 180 Hội nghị phổ biến các văn bản QPPL mới ban hành cho 17.800 lượt người; tổ chức 71 lớp bồi dưỡng, tập huấn pháp luật, trong đó việc duy trì thường xuyên và có hiệu quả là các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác hoà giải, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp- hộ tịch cấp xã, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đồng bào dân tộc, tôn giáo, thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ giai đoạn 1, giai đoạn 2; Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức 05 cuộc thi tìm hiểu pháp luật như : Hội thi " Cán bộ tư pháp- hộ tịch giỏi năm 2007"; cuộc thi " Tìm hiểu Luật Bảo vệ môi trường "; cuộc thi " Tuyên truyền viên bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang năm 2007"; cuộc thi " Tìm hiểu Luật Cư trú " Cuộc thi  " Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông đường bộ " năm 2008;  Thực hiện thường xuyên “ Chuyên mục chính sách pháp luật ” trên Đài Phát thanh- Truyền hình và “ Mục giải đáp pháp luật ”trên Báo An Giang. Để phục vụ cho công tác Phổ biến GDPL, Sở Tư pháp đã biên soạn 29 loại đề cương, in 60.730 tài liệu, sách pháp luật, thu 1.940 băng cassette, phát hành 5.000 bản tin tư pháp cung cấp cho cấp huyện và cơ sở sử dụng trong công tác tuyên truyền, phổ biến GDPL.

Phòng Tư pháp cấp huyện đã làm tốt vai trò Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến GDPL ở cấp huyện, tổ chức triển khai kịp thời các văn bản pháp luật mới theo kế hoạch chung của tỉnh. Tính từ năm 2006 đến nay, các huyện, thị, thành phố đã tổ chức được 22.817 cuộc tuyên truyền, có 614.622 lượt người tham dự; tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh cơ sở được 43.006 giờ phát các chuyên mục pháp luật. 

Tổ chức và hoạt động hoà giải trong tỉnh tiếp tục được củng cố, nâng chất. Sở Tư pháp đã đề nghị UBND tỉnh quyết định nâng mức chi bồi dưỡng một vụ hoà giải thành từ 50.000 đồng lên 100.000 đồng ( từ tháng 5/2007). Đến nay, trong tỉnh có 154 Ban hoà giải với 1.395 thành viên, 936 Tổ hoà giải với 5.452 thành viên. Từ năm 2006 đến nay các Ban hoà giải , Tổ Hoà giải trong tỉnh đã tiếp nhận 17.020 việc, đưa ra hoà giải 15.617 việc, hoà giải thành 12.947 việc, đạt 82,90%  số việc được hoà giải. Các địa phương có phong trào hoà giải mạnh, kết quả cao là Phú Tân, Long Xuyên, Châu Thành, Thoại Sơn, Chợ Mới.

Để tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án trong phạm vi tỉnh, Sở Tư pháp đã đề xuất UBND tỉnh Quyết định thành lập lại Ban chỉ đạo THA cấp tỉnh, phối hợp với các cơ quan, tổ chức thành viên trong Ban chỉ đạo, các ngành, địa phương trong tỉnh duy trì hoạt động, tổ chức chỉ đạo và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án, do đó đã tiếp tục tranh thủ được sự quan tâm và tạo điều kiện hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tỉnh;

Công tác củng cố , kiện toàn tổ chức các cơ quan thi hành án được tập trung chỉ đạo và thực hiện. Theo chỉ tiêu phân bổ biên chế cơ quan thi hành án An Giang của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã tổ chức tuyển dụng được 47 biên chế tăng cường cho các cơ quan quan THA trong tỉnh; tham mưu đề xuất Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên tỉnh xét, đề nghị Bộ Tư pháp bổ nhiệm mới 12 Chấp hành viên cấp huyện, bổ nhiệm lại 06 CHV cấp tỉnh, 20 CHV cấp huyện. Toàn tỉnh hiện có 08 CHV tỉnh và 32 CHV cấp huyện. Đến nay Thi hành án An Giang bảo đảm theo yêu cầu của Bộ là mỗi huyện ít nhất từ 02 Chấp hành viên và Cơ quan thi hành án dân sự các cấp có đủ Trưởng, phó  thi hành án. Nhằm nâng cao trình độ, chuẩn bị nguồn cán bộ theo quy hoạch trong năm đã cử hơn 94 lượt cán bộ, công chức thi hành án được cử dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng như : Cao cấp, trung cấp lý luận chính trị, Chấp hành viên, Kế toán nghiệp vụ thi hành án …

Cùng với việc củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, kết quả thi hành án dân sự có chuyển biến tích cực:  Tổng số việc phải thi hành trong 3 năm là 23.113 việc, trong đó có điều kiện thi hành 20.958 việc với tổng giá trị tiền và tài sản phải thi hành là 303.123.380.000đ. Kết quả: đã thi hành xong 14.797 việc, đạt tỷ lệ 70.6% , thu 189.292.466.000đ, đạt 62.45%. Trụ sở làm việc và các phương tiện, trang thiết bị của các cơ quan thi hành án được Bộ Tư pháp và Chính quyền địa phương quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của ngành. Từ năm 2006 đến nay, đã thực hiện xây dựng xong công trình trụ sở cơ quan thi hành án tỉnh, trụ sở cơ quan thi hành án huyện Chợ Mới, Thoại Sơn, kho tang vật thi hành án tỉnh và hiện đang thi công trụ sở cơ quan thi hành án huyện Tri Tôn. Như vậy, đến nay tất cả 11 cơ quan thi hành án cấp huyện đều đã được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng.

Các hoạt động hành chính tư pháp đã thực sự có những bước cải cách, đột phá về thủ tục, quy trình thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, phục vụ tích cực cho mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương.

- Sở Tư pháp đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Luật Công chứng, đề xuất chuyển đổi 02 Phòng Công chứng thuộc Sở sang đơn vị sự nghiệp. Các Phòng công chứng có quy trình tiếp nhận, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu công chứng theo hướng đơn giản, rõ ràng, đảm bảo nâng cao chất lượng phục vụ theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính. Trong 3 năm qua, 02 Phòng công chứng thuộc Sở đã thực hiện 205.512 việc với 862.651 văn bản, thu lệ phí 4.531.888.000 đồng, bình quân mỗi năm thu vượt từ 40% đến 50% mức thu được giao.

- Thực hiện Nghị định 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ, việc chứng thực, sao y giấy tờ cho tổ chức, công dân tập trung về cấp huyện, cấp xã thực hiện, các Phòng Tư pháp cấp huyện đã xây dựng Kế hoạch trình UBND ban hành quy trình tiếp nhận hồ sơ chứng thực theo hướng cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, tạo thuận lợi nhiều cho tổ chức, công dân. Kết quả từ năm 2006 đến nay, cấp huyện đã chứng thực được 224.815 việc, cấp xã chứng thực, sao y được 242.518 việc, phục vụ kịp thời nhu cầu chứng thực, sao y của nhân dân. Qua khảo sát thực tế và báo cáo của các huyện trên thì hoạt động chứng thực, sao y được thực hiện tại Phòng tư pháp đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho công dân, giảm bớt rất nhiều thời gian chờ đợi. Nổi bật là thành phố Long Xuyên với việc giao hoạt động chứng thực, sao y về phòng tư pháp theo quyết định của UBND thành phố, cùng với việc ban hành quy trình thực hiện việc chứng thực, sao y mới, nên hầu hết các loại việc giao dịch đều rút ngắn thời gian so với trước từ 2-6 giờ đối với các thủ tục đơn giản và từ 1 – 3 ngày đối với các giao dịch, thủ tục phức tạp. Do đó, mặc dù số lượng công việc mỗi năm đề tăng từ 30 - 40%, nhưng Phòng tư pháp thành phố Long Xuyên vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu chứng thực, sao y của nhân dân.

- Thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “ một cửa’’ tại Văn phòng Sở, Từ năm 2006 đến nay, Sở Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng UBND tỉnh, Phòng quản lý xuất nhập cảnh, Phòng Hồ sơ, Phòng quản lý TTATXH Công an tỉnh tiếp nhận và thực hiện 17.353 vụ việc về hộ tịch, thu lệ phí 1.120.410.000 đồng, trong đó cấp 2.440 lý lịch tư pháp, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài 881 vụ, còn lại là các vụ việc khác. Nhìn chung, việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại Văn phòng Sở tiếp tục có kết quả, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân khi có yêu cầu giải quyết công việc, đã bãi bỏ một số thủ tục, giấy tờ không cần thiết, giảm bớt thời gian chờ đợi của công dân (việc trích lục các loại giấy tờ hộ tịch đã rút ngắn thời gian xuống còn 02 ngày so với trước đây là 07 ngày; các trường hợp xin cấp giấy tờ hộ tịch rút ngắn thời gian so với trước hơn 07 ngày). Các địa phương trong tỉnh đã thực hiện đăng ký khai sinh  79.552 trường hợp,  khai tử   22.243 trường hợp, kết hôn  34.666 trường  hợp, các việc khác về hộ tịch  82.815 việc.

- Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp v/v triển khai thi hành Pháp lệnh về Giám định tư pháp và Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 19/05/2005 của Chính phủ, UBND tỉnh quyết định giải thể 04 tổ chức giám định, thành  lập mới Phòng Giám định pháp y với 13 Giám định viên  và Phòng giám định Pháp y tâm thần với 03 Giám định viên. Đề nghị và đã được Bộ tư pháp cấp thẻ cho 11 Giám định viên thuộc các lĩnh vực Giám định kỹ thuật- hình sự; Giám định văn hoá nghệ thuật; Giám định xây dựng. Trong 3 năm qua, các tổ chức giám định tư pháp đã thực hiện 2.824 vụ việc, trong đó Tổ chức giám định pháp y thực hiện 1.201 việc ; Tổ chức giám định kỹ thuật- hình sự thực hiện 1.226 yêu cẩu ; giám định văn hoá thực hiện 386 tài liệu, Giám định xây dựng 11 vụ phục vụ kịp thời cho công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng.  

- Công tác tăng cường, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ luật sư trong tỉnh có những chuyển biến rõ nét. Đến nay trong tỉnh có 40 Luật sư và 10 người tập sự hành nghề luật sư hoạt động ở 24 Văn phòng luật sư trong phạm vi tỉnh. Các Văn phòng luật sư đã thực hiện 4.877 vụ việc; trong đó tham gia tố tụng 2.940 vụ , hoạt động tư vấn pháp luật 1.937  vụ. Tỉnh hiện có 03 Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia, Hội Nông Dân, LĐLĐ tỉnh và 01 Trung Tâm hỗ trợ kết hôn thuộc Hội LHPN tỉnh với 06 tư vấn viên pháp luật và 10 Cộng tác viên. Các Trung tâm TVPL hiện đang hoạt động có hiệu quả, đã góp phần quan trọng vào hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên, công đoàn viên và các đối tượng khác ngoài xã hội .

Nhìn chung, việc triển khai thực hiện Chương trình cải cách tư pháp của Sở Tư pháp An Giang trong 3 năm qua đã bám sát mục tiêu và các nội dung chương trình hành động của Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh, triển khai thực hiện kịp thời các nhiệm vụ trọng tâm của ngành theo Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và nhiệm vụ kinh tế -xã hội hàng năm của tỉnh.

Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách tư pháp của địa phương, Sở Tư pháp đã đề xuất, kiến nghị TW và tỉnh một số nội dung :

- Bên cạnh việc triển khai chương trình cải cách tư pháp với nội dung và lộ trình thực hiện cụ thể ở trung ương cũng như địa phương, Ban Chỉ đạo cải cách các cấp cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, sơ kết rút kinh nghiệm và bổ sung, sửa đổi kịp thời nội dung, chương trình, kế hoạch công tác trong từng lĩnh vực;

- Trong quá trình thực hiện chương trình cải cách tư pháp cần xem việc tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp là nhiệm vụ hàng đầu, do đó cần có cơ chế, chính sách đào tạo, quy hoạch cán bộ hợp lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất và năng lực, số lượng có cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng, liên tục giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mạnh dạn đề bạt, bố trí cán bộ trẻ có tâm huyết, trình độ chuyên môn vào các vị trí chủ chốt của ngành, đơn vị, đồng thời kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ, công chức không đủ tiêu chuẩn, vi phạm đạo đức, phẩm chất. Thực hiện tốt chính sách luân chuyển, điều động, bố trí, sắp xếp cán bộ theo quy định. Lãnh đạo ngành tư pháp trung ương và lãnh đạo địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành tư pháp nhất là đối với các địa phương ở các vùng núi, vùng biên giới và ở đồng bằng Sông Cửu Long.

- Trong quá trình cải cách về thể chế, cơ chế chính sách, cần có quy định linh hoạt hơn đối với từng ngành, từng lĩnh vực tránh tình trạng máy móc, rập khuôn nên quá trình triển khai thực hiện một số nội dung không sát với tình hình thực tế, do đó không những không thực hiện được mục tiêu cải cách tư pháp, cải cách hành chính mà còn cản trở, gây phiền phức cho nhân dân .

- Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện cải cách tư pháp cần sớm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan tư pháp nhất là cần chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn của các ngành tư pháp, đáp ứng xu thế và yêu cầu hội nhập quốc tế, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ nhân dân .

Trần Hải Quân