Quảng Ngãi tổ chức sơ kết giai đoạn I đề án 212

22/04/2008
Ban chỉ đạo đề án 212 tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn I, đồng thời bàn phương hướng triển khai kế hoạch cho giai đoạn II. Được thành lập theo quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 11/5/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm triển khai quyết định số 212/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và năng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2006-2010

Ban chỉ đạo đề án 212 của tỉnh gồm 13 thành viên là các Sở, ban, ngành, hội đoàn thể tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Chủ tịch Hội đồng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh làm Trưởng ban. Các phó trưởng ban gồm;  Lãnh đạo Sở Tư pháp làm; Lãnh đạo Sở Văn hoá – Thông tin; Lãnh đạo Thanh tra tỉnh; Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Lãnh đạo Ban tuyên giáo Tỉnh ủy. Ngoài ra, Thường trực Ban chỉ đạo có các thành viên như Lãnh đạo Công an tỉnh; Lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Quảng Ngãi; Hội nông dân tỉnh; Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Hội cựu chiến binh tỉnh; Hội người cao tuổi tỉnh Quảng Ngãi; Đoàn thanh niên CSHCM tỉnh Quảng Ngãi. Cũng theo quyết định này, Sở Tư pháp làm Thường trực Ban chỉ đạo.

Qua hơn 01 năm triển khai 04 kế hoạch chi tiết trong đề án, các thành viên BCĐ là các cơ quan chủ trì đề án đã có nhiều nỗ lực và thực hiện khá hiệu quả theo nội dung kế hoạch đề ra, triển khai đề án đúng trọng tâm, bước đầu đã có những kết quả thiết thực. Ngành Thanh tra đã tổ chức các hội nghị tập huấn nghiệp vụ pháp luật khiếu nại, tố cáo tại các xã điểm trong tỉnh, tổ chức Hội nghị tuyên truyền viên pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong toàn tỉnh cho cho 120 báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từ các huyện, thành phố, cán bộ làm công tác tiếp dân tuyên truyền, phổ biến cho người dân ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức pháp luật về khiếu nại, tố cáo; cấp  phát các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo do thanh tra Chính phủ cung cấp. Phối hợp và chỉ đạo toàn ngành thanh tra phối hợp tốt với hội nông dân trong việc thực hiện chương trình phối hợp theo chỉ thị 26/2001/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.

 Ngành VHTT đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như tuyên truyền bằng loa, tuyên truyền miệng, truyền hình, phát thanh, tờ gấp pháp luật, đĩa CD, tạp chí...thông qua các đội thông tin lưu động. Tổ chức các cuộc hội thảo văn hóa đồng thời tổ chức phổ biến, triển khai, lồng ghép nội dung các quy định pháp luật trong những cuộc hội nghị, những buổi nói chuyện chuyên đề, biểu diễn văn nghệ.vv..

 Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức 05 hội nghị cấp tỉnh, phổ biến 10 Luật, 02 Pháp lệnh và 9 văn bản dưới luật đến cán bộ và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; tổ chức 02 lớp tập huấn nghiệp vụ cho báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ tư pháp cấp xã. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp còn phối hợp với các sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể phổ biến hàng chục văn bản pháp luật thu hút đông đảo cán bộ lãnh đạo và nhân dân cơ sở. Biên soạn, in và cấp phát hàng chục nghìn tờ rơi, áp phích, tài liệu tuyên truyền; tổ chức gần 50 lượt tập huấn, tuyên truyền pháp luật tại các huyện, thành phố, các sở, ngành, doanh nghiệp, trường học,  Phối hợp với Thường trực ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Nông dân, Sở Văn hoá – Thông tin...tổ chức 05 cuộc thi tìm hiểu pháp luật và nhiều hoạt động tuyên truyền về trật tự ATGT, phòng chống tội phạm... tập huấn nghiệp vụ cho gần 400 lượt cán bộ Tư pháp, VH-TT, cán bộ MTTQ, Hoà giải viên, tuyên truyền viên pháp luật các xã, thị trấn.

    Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đã có nhiều biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng các tiêu chí và hình thức công nhận danh hiệu khu dân cư tiên tiến gắn với yêu cầu chấp hành pháp luật trong nhân dân cũng như lồng ghép trong các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá....Củng cố Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tại các xã, phường thị trấn.

Nhìn chung, qua thời gian thực hiện đề án đã có những kết quả tích cực, trình độ hiểu biết và nhận thức của cán bộ và nhân dân cơ sở đã có sự chuyển biến lớn, nhất là các vấn đề có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật; trật tự an toàn giao thông; vấn đề khiếu nại, tố cáo, xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá... Hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã có sự linh hoạt, phong phú, đa dạng hơn, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của địa phương, năng lực của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật đã được nâng lên rõ rệt, từ đó góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ và nhân dân.

Tuy nhiên việc triển khai 04 Đề án chi tiết của các cơ quan chủ trì vẫn còn một số khó khăn, tồn tại nhất định, sự phối kết hợp của các cơ quan chưa chặt chẽ, đồng bộ; hình thức tuyên truyền vẫn còn đơn điệu, chưa đa dạng linh hoạt theo địa bàn và các nhóm đối tượng. Năng lực đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên ở một số cơ quan, địa phương vẫn còn hạn chế, chưa tạo được sự thu hút đối với cán bộ và nhân dân...

Chính vì vậy, việc tổ chức hội nghị cũng là dịp để các cơ quan trao đổi nhằm cường công tác phối hợp và tìm ra những biện pháp tích cực hơn cho việc thực hiện đề án trong thời gian tới.

Mạnh Thắng