Phù Mỹ, Bình Định: Đánh giá công tác tư pháp năm 2007

18/12/2007
Thực hiện Chỉ thị số 01/2007/CT-BTP ngày 23/01/2007 của Bộ Tư pháp về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2007, trong năm 2007 Phù Mỹ đã có nhiều cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt các mặt công tác.

Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: Ngay từ đầu năm, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện ra Quyết định ban hành Kế hoạch tuyên truyền PBGDPL năm 2007 cho cán bộ và nhân dân trong toàn huyện; ký kết Chương trình phối hợp hoạt động, đưa pháp luật đến cán bộ và nhân dân với Ban An toàn giao thông, Công an huyện, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Đài Truyền thanh, Hội Luật gia, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện; Quyết định củng cố, bổ sung thành viên Hội đồng PHCT PBGDPL huyện từ 17 thành viên lên 26 thành viên; Xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng, phân công thành viên phụ trách các lĩnh vực, đia bàn cơ sở, quyết định thành lập 2 tổ Báo cáo viên pháp luật có 19 báo cáo viên, 291 tuyên truyền viên (tăng 53 thành viên). Phòng đã đã tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền miệng, đổi mới phương pháp tuyên truyền như hỏi đáp, truyền đạt có phản biện 2 chiều có trọng tâm, trọng điểm của các bộ luật, đạo luật mới được Quốc hội ban hành và có tầm quan trọng, thiết thực với người dân. Kết quả đã tuyên truyền được 1.220 lớp có 79.200 lượt cán bộ, công nhân viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tham dự đều khắp 163/163 thôn trong huyện. Nội dung tuyên truyền dễ nghe, dễ hiểu được nhân dân hoan nghênh, ủng hộ, ngày càng thu hút đông đảo người đi nghe, tăng từ 38% năm 2006 lên 68% hộ dân đi nghe phổ biến pháp luật. Phòng đã biên soạn, in ấn, cấp phát đến cơ sở 3.500 vản các tài liệu, văn bản pháp luật; Phối hợp với Đài Truyền thanh xây dựng chuyên mục “chính sách pháp luật” phát 2 buổi/tuần.

          Từ đó, nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân trong huyện được nâng lên và chuyển biến rõ rệt. Kết quả, số đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp giảm, góp phần giữ vững an ninh - trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội ở địa phương.

          Về công tác ban hành và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật: Phòng Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong huyện tham mưu cho HĐND, UBND huyện ban hành 30 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 10 nghị quyết, 13 quyết định và 7 chỉ thị, các văn bản được ban hành đều đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và đúng pháp luật. Phòng đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện việc tự kiểm tra văn bản do HĐND và UBND xã, thị trấn ban hành. Đồng thời đôn đốc, hướng dẫn các xã, thị trấn gửi văn bản quy phạm pháp luật về Phòng Tư pháp để kiểm tra theo thẩm quyền; trong năm, Phòng đã nhận và tiến hành kiểm tra được 88 văn bản quy phạm pháp luật. Năm 2007, Phòng Tư pháp cũng đã xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra văn bản ở 19/19 xã, thị trấn trong huyện với tổng số 176 văn bản QPPL, chủ yếu là nghị quyết của HĐND, qua kiểm tra đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời một số thiếu sót, tồn tại trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản QPPL ở các xã, thị trấn.

         

Về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch. Phòng đã tiến hành kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ Tư pháp – hộ tịch ở các xã, thị trấn, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh một số thiếu sót, tồn tại trong công tác này. Cán bộ Phòng Tư pháp huyện, Ban Tư pháp xã, thị trấn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy trong công việc, gần gũi, phục vụ kịp thời nhu cầu của nhân dân và đúng quy định của pháp luật. Phòng đã có nhiều sáng kiến cải tiến trong công việc, xây dựng quy trình đăng ký hộ tịch, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, không gây phiền hà cho nhân dân. Triển khai Nghị định 158/2005/NĐ-CP đến người dân, niêm yết công khai thủ tục, phí lệ phí. Trong năm 2007, toàn huyện đã đăng ký khai sinh: 4.171 trường hợp (nam: 2.117; nữ 2.054); đăng ký khai tử   368 trường hợp; đăng ký kết hôn: 1.256 trường hợp; thay đổi, cải chính hộ tịch: 170 trường hợp, trong đó dưới 14 tuổi các xã, thị trấn giải quyết:  68 trường hợp; từ 14 tuổi trở lên Phòng Tư pháp giải quyết: 102 trường hợp

          Về công tác chứng thực: Công tác chứng thực ở huyện luôn được đảm bảo, phục vụ nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Sau khi có Nghị định 79/2007/NĐ-CP, Phòng đã tiến hành chuyển giao, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký cho 19 xã, thị trấn. Năm 2007, ở cấp huyện đã chứng thực bản sao: 10.717; chứng thực hợp đồng dân sự: 10, thu và nộp ngân sách nhà nước: 39.906.600 đồng. Ở các xã, thị trấn chứng thực bản sao: 12.267; chứng thực hợp đồng, văn bản về quyền sử dụng đất: 1.184 trường hợp. Phòng đã tổ chức kiểm tra 19/19 xã, thị trấn, hướng dẫn, chấn chỉnh kịp thời, nên công tác chứng thực được thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật, trả kết quả ngay, không gây phiền hà cho nhân dân.

          Về công tác hòa giải Phòng Tư pháp huyện hướng dẫn các Ban hòa giải ở xã, thị trấn, Tổ hòa giải ở các thôn trong huyện tiếp tục được củng cố, kiện toàn, đến nay đã có 19/19 Ban hòa giải xã, thị trấn và 163 tổ hòa giải ở thôn với 1029 hòa giải viên. Phòng Tư pháp đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, kiến thức pháp luật cho Trưởng ban hòa giải, Chủ tịch mặt trận, cán bộ tư pháp 19 xã, thị trấn, Tổ trưởng tổ hòa giải của 163 thôn trong huyện. nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở, góp phần bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương, giảm đơn thư khiếu nại cũng như các vụ tranh chấp dân sự yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Trong năm 2007, các tổ hòa giải, ban hòa giải ở cơ sở đã tiến hành hòa giải thành 285 vụ tranh chấp, mâu thuẩn trong nội bộ nhân dân, chủ yếu là tranh chấp đất đai, hôn nhân, mâu thuẩn trong nội bộ gia đình, làng xóm…

          Năm 2008, Phòng Tư pháp huyện Phù Mỹ tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng PHCT PBGDPL, tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, đổi mới và nâng cao hiệu quả, đưa pháp luật thực sự đi vào cuộc sống của mỗi người dân. Phối hợp với Công an huyện mở các đợt tuyên truyền sâu rộng đến thôn, xóm, Luật đất đai, Nghị định 84/2006/NĐ-CP và Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP,  Nghị định 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ trên lĩnh vực giao thông đường bộ; đồng thời tiếp tục triển khai các văn bản pháp luật mới ban hành, các văn bản liên quan thiết thực đến người dân.

Tham mưu cho HĐND, UBND huyện thực hiện nghiêm túc Luật Ban hành văn bản của HĐND, UBND, thẩm định kịp thời các văn bản QPPL trước khi ban hành, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho HĐND và UBND các xã, thị trấn về công tác xây dựng và ban hành văn bản QPPL. Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân đồng thời đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp hộ tịch các xã – thị trấn, công khai hóa thủ tục phí, lệ phí, nhất là trình tự, thủ tục chứng thực hợp đồng về quyền sử dụng đất. Tiếp tục củng cố, kiện toàn các tổ hòa giải cơ sở, tăng cường hiệu quả công tác hòa giải ở thôn và ở xã, thị trấn, bảo đảm hoạt động hòa giải đúng trình tự thủ tục và đúng pháp luật. Kịp thời tổ chức tổng kết, khen thưởng cho hòa giải viên có thành tích và nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò, chức năng của Phòng Tư pháp và cán bộ tư pháp ở xã, thị trấn thực hiện tốt các nhiệm vụ khác do UBND và Chủ tịch UBND cùng cấp giao.

Nguyn Hunh Huyn