Nam Định: Nghĩa Lợi với công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật.

15/10/2007
Thực hiện Quyết định 1067/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án xây dựng và quản lý Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; Quy chế xây dựng quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật của Bộ Tư pháp và chỉ đạo của UBND tỉnh Nam Định, xã Nghĩa Lợi (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) đã nghiêm túc tổ chức việc xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật.

Nhận được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, xã đã xây dựng được tủ sách pháp luật có với 670 đầu sách gồm: Các loại sách, tài liệu văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, của huyện và của xã: 400 loại; Các loại sách hướng dẫn nghiệp vụ công tác Chính quyền, hành chính, tư pháp: 270 loại; Tài liệu tuyên truyền, hỏi đáp, phổ biến giáo dục Pháp luật, tờ gấp pháp luật có 1.000 tờ; Các loại tạp chí như Tạp chí cộng sản, tư tưởng văn hoá, báo chí, công báo. Ngoài ra, với một thư viện có trên 500 đầu sách với các loại như: Văn hoá, giáo dục, văn học, khoa học đời sống, phổ biến quy trình kỹ thuật và các loại khác và điểm bưu điện văn hoá xã đã cung cấp các loại sách báo cần thiết phục vụ cho nhu cầu của nhân dân, thu hút người dân trong xã.

Tủ sách pháp luật ở Nghĩa Lợi đư­ợc giao cho đồng chí cán bộ T­ư pháp - Hộ tịch trực tiếp quản lý, có sổ theo dõi và có chế độ quản lý cụ thể.  Hàng năm đều có bổ sung các loại sách mới nh­ư sách pháp luật, phục vụ cho bộ phận chuyên môn như công an, quân sự, kế toán, quản lý đất đai. Ngoài ra còn tổ chức các hình thức để nhân dân và cán bộ tiếp cận với sách với các hình thức:

Hiện nay, việc khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật của xã được tiến hành với các hình thức sau:

Thứ nhất là thông qua việc tổ chức giới thiệu sách trên hệ thống truyền thanh cơ sở. Công chức Tư pháp – Hộ tịch có trách nhiệm phối hợp với công chức văn hoá xã hội, người phụ trách Đài truyền thanh cung cấp các thông tin, văn bản, tài liệu pháp luật giới thiệu, điểm sách trên hệ thống truyền thanh cơ sở của xã.

          Thứ hai là UBND xã đã thường xuyên chỉ đạo cán bộ phụ trách tủ sách pháp luật thực hiện việc trao đổi sách giữa các điểm đọc sách trên địa bàn xã (điểm bưu điện văn hoá xã, thư viện xã) tăng cường luân chuyển sách, báo, tài liệu của tủ sách pháp luật, mở rộng diện phục vụ của tủ sách pháp luật đối với nhân dân, qua đó đã tạo điều kiện cho người dân có điều kiện trực tiếp xúc với pháp luật.

Hình thức thứ ba là thông qua việc phối hợp với các đoàn thể trong việc sử dụng sách pháp luật để tuyên truyền, giới thiệu sách qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt CLB, hoà giải. Hàng năm UBND xã phối kết hợp với đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, trường THCS, hội phụ nữ, hội CCB tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Pháp luật như Luật chăm sóc giáo dục trẻ em, pháp lệnh dân số, Luật đất đai, luật giao thông đường bộ, Luật bảo vệ môi trường…

Thứ tư là phối hợp trong việc lồng ghép tuyên truyền, giới thiệu sách vào các nội dung trong các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ, các cuộc tiến hành hoà giải nhằm tuyên truyền pháp luật đến thành viên CLB, đối tượng hoà giải và nhân dân, đồng thời giúp cho họ hiểu rõ về chế độ, chính sách, quyền và nghĩa vụ của công dân.

Thứ năm là thông qua việc luân chuyển sách, tài liệu pháp luật đưa về thôn, xóm trực tiếp quản lý và khai thác tạo cơ hội để nhân dân tiếp cận với pháp luật từng bước tiến tới xây dựng ngăn sách pháp luật trong tủ sách pháp luật của cộng đồng dân cư. UBND xã đã chọn nhà văn hoá thôn, xóm làm nơi lưu giữ sách, tài liệu pháp luật, thông tin tuyên truyền pháp luật cho nhân dân tạo điều kiện để nhân dân đến đó để học tập tìm hiểu pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, xây dựng tủ sách pháp luật ở xã Nghĩa Lợi còn có những hạn chế đó là: Tủ sách Pháp luật còn đặt chung với phòng làm việc và tiếp dân của UBND xã, việc đặt Tủ sách pháp luật cố định ở UBND xã đã ảnh hưởng đến hiệu quả của việc khai thác Tủ sách pháp luật. Ở cơ sở các xóm chưa có tủ đựng mà chủ yếu đưa vào gia đình các đồng chí bí thư chi bộ, trưởng xóm người đến tra cứu, tìm hiểu, chủ yếu người đọc chủ yếu là cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, các tổ chức chính trị, xã hội, người đang có vướng mắc pháp luật. Vì vậy mà nhân dân, cán bộ tiếp cận cũng còn hạn chế. Nguồn kinh phí đầu tư cho các đầu sách ít, vì vậy mà các loại sách pháp luật và các văn bản mới của Đảng, Nhà nước chưa kịp thời đến được với người đọc, người nghe ở cơ sở cũng phần nào ảnh hưởng. Mặt khác nguồn kinh phí của cấp xã hiện nay còn eo hẹp dẫn đến việc mua sắm, bổ sung sách, tài liệu pháp lý cho Tủ sách pháp luật đối với cấp xã chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Ngoài ra, xét trong điều kiện hiện nay để hoàn thành nhiệm vụ của công chức Tư pháp cấp xã trong đó có việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật, đòi hỏi Công chức Tư pháp - Hộ tịch phải có sự phối hợp với các Ban, ngành khác tại địa phương. Song hiện tại sự  phối hợp này chưa phát huy hiệu quả. Việc luân chuyển, trao đổi tủ sách pháp luật giữa Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn với Điểm bưu điện văn hoá xã thực hiện chưa thường xuyên, làm hạn chế nhu cầu tìm hiểu sách pháp luật của người dân cơ sở.

Trong thời gian tới, để có thể  phát huy được hiệu quả của việc khai thác tủ sách pháp luật tại xã Nghĩa Lợi, trước  hết phải cần phải có sự thống nhất nhận thức về vị trí, ý nghĩa, vai trò của Tủ sách pháp luật  ở xã, phường, thị trấn, có sự chỉ đạo và thống nhất của lãnh đạo của Đảng uỷ. Mặt khác, cần nâng cao hơn nhận thức của cán bộ từ xã đến cơ sở xóm về tầm quan trọng và tác dụng lớn lao của tủ sách pháp luật. Sự cần thiết của tủ sách với đời sống hàng ngày của nhân dân tạo nếp sống “Sống làm việc theo pháp luật”. Ngoài ra,  cần phải có sự phối kết hợp có hiệu quả các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở cũng là điều kiện tốt góp phần khai thác tủ sách pháp luật, kích thích nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Trần Thị Hồng Nhung