Công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Phú Yên có nhiều khởi sắc, nhất là hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động. Đó là đánh giá của Đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp về thực hiện chỉ thị 01 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trên địa bàn tỉnh Phú Yên vừa qua.
Ông Huỳnh Xuân, Giám đốc Sở Tư pháp Phú Yên, kiêm Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Phú Yên cho biến: Thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành, Sở Tư pháp và Sở Nội vụ Phú Yên đã thống nhất có Đề án trình UBND tỉnh thẩm định để trình cho HĐND tỉnh phê duyệt cho phép biên chế trong năm 2008 của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh có 9 cán bộ ( bố trí tại Trung tâm 5 cán bộ và hai Chi nhánh ở phía bắc và phía nam tỉnh là 4 cán bộ). Hiện nay, Phú yên đã công nhận và cấp thẻ cho 98 Cộng tác viên TGPL. Cộng tác viên là cán bộ ở cấp tỉnh:18 người; Cộng tác viên là cán bộ cấp huyện:11 người;Cộng tác viên là cán bộ cấp xã:64 người; Cộng tác viên là Luật sư:5 người.Thành lập được 16 Câu lạc bộ TGPL ở cấp xã với số hội viên trên 318 người. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên TGPL và cán bộ chủ chốt của câu lạc bộ TGPL từ kinh phí của Quỹ trợ giúp pháp lý, giảng viên do Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp, Vụ Pháp chế - Bộ Công an và của Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên phối hợp giảng bài.
Qua 9 tháng hoạt động theo Luật trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Phú Yên đã tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động tại 40 xã với 44 ngày với số người tham dự:1438 ngườI, thực hiện 790 vụ việc. Trong đó, ngườI yêu cầu được TGPL: 625 người (chiếm tỷ lệ 41%) với 680 vụ việc. Lĩnh vực được TGPL: 680 vụ việc. Bao gồm: Đất đai: 229 vụ việc; Chính sách: 118 vụ việc; Dân sự : 150 vụ việc; Hôn nhân gia đình: 50 vụ việc; Hành chính: 19 vụ việc…Các vụ việc trên được thực hiện thông qua tư vấn, giải thích: 627 vụ việc ( tỷ lệ 91%); Kiến nghị hoặc trao đổi vớ cơ quan chức năng về giải quyết dứt điểm vụ việc theo quy định của pháp luật: 35 vụ việc ( tỷ lệ 7%); hình thức khác: 18 vụ việc (2%).
Bên cạnh đó, Tại trụ sở Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã tiếp nhận 104 lượt người, thực hiện 110 trường hợp, trong đó Đất đai: 30 vụ việc ( tỷ lệ 31%); Chính sách: 12 vụ việc ( tỷ lệ 6%); Dân sự: 40 vụ việc ( tỷ lệ 42%); Hôn nhân gia đình: 06 vụ việc ( tỷ lệ 4%); Hành chính: 05 vụ việc ( tỷ lệ 4%); Hình sự: 12 vụ việc ( tỷ lệ 10%) Lao động việc làm: 05 vụ việc ( tỷ lệ 3%). Trung tâm tổ chức tư vấn, giải đáp: 82 vụ việc (tỷ lệ 71,6%); Phân công Luật sư là công tác viên trợ giúp pháp lý bào chữa, đại diện: 10 vụ việc ( tỷ lệ 8,9%); Hình thức khác: 18 vụ việc (tỷ lệ 19,5%).
Đạt được kết quả nêu trên, từ đấu năm, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Chỉ thị số 04/2007/CT-UB ngày 31/01/2007 về việc triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý.Và Sở Tư pháp có Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 04/2007/CT-UB ngày 31/01/2007 của UBND tỉnh Phú Yên, và Kế hoạch công tác năm 2007 và Kế hoạch thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động năm 2007 để triển khai thực hiện. Ngoài ra, hàng tháng Trung tâm đều có văn bản thông báo chủ đề sinh hoạt cho các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, phối hợp với các Phòng Tư pháp thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động của các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. Trong 9 tháng năm 2007, trung tâm đã tổ chức 160 buổi sinh hoạt, thu hút gần 500 người tham .Thông qua các đợt thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động trợ giúp pháp lý; phối hợp các Phòng chuyên môn của Sở ,các cơ quan hữu quan và Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện các hoạt động phối hợp về công tác trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở và phổ biến giáo dục pháp luật - Đặt biển quảng bá về trợ giúp pháp lý tại Trụ sở tiếp công dân của Ủy ban nhân tỉnh và 05 huyện.Tổ chức kảo sát để đánh giá chất lượng về trợ giúp pháp lý lưu động tại các địa phương, đã phát đi 40 phiếu và thu về kết quả đành giá cao hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động của Trung tâm trong thời gian qua.
Nhìn chung , qua 9 tháng thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý, các hoạt động trợ giúp pháp lý ở tỉnh Phú Yên có tiến bộ, dần từng bước khẳng định được vai trò của mình là một nhân tố không thể thiếu trong sự nghiệp chung đưa pháp luật vào cuộc sống. Mặt trận và các tổ chức đoàn thể thật sự vào cuộc, đã đưa hoạt động trợ giúp pháp lý vào sinh hoạt, xây dựng Câu lạc bộ và tổ chức tuyên truyền pháp luật được đông đảo hội viên, đoàn viên tích cực tham gia. Tuy nhiên về tổ chức có những bất cập, bộ máy tổ chức của Trung tâm TGPL chưa được củng cố kiện toàn kịp thời, chưa hình thành được các Chi nhánh trợ giúp pháp lý, biên chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, còn thiếu các loại hình TGPL (như Chi nhánh TGPL ở cấp huyện; quá ít câu lạc bộ TGPL ở cấp xã; chưa có Hòm thư TGPL đặt tại các Bưu điện văn hoá xã; phối hợp TGPL với hoạt động hoà giải cơ sở...). ..Đội ngũ cán bộ TGPL còn thiếu về số lượng, chưa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Đội ngũ cộng tác viên TGPL vừa được công nhận, đa số có trình độ cử nhân luật nhưng còn thiếu phương pháp vận động, nhất là thiếu kiến thức về kỹ năng trợ giúp pháp lý, vì vậy hiệu quả trợ giúp, tư vấn pháp luật chưa cao…
Nguyễn Huỳnh Huyện