Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư phápChiều 31/7, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã nghe báo cáo về dự án Luật Công chứng và đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Giám định Tư pháp.Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng đã khái quát về những điểm mới nổi bật của dự án Luật Công chứng, đặc biệt về vấn đề phạm vi công chứng, mô hình văn phòng công chứng, công chứng điện tử…
Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng báo cáo về dự án Luật Công chứng và đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Giám định Tư pháp
Đối với đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Giám định Tư pháp, ông Lê Xuân Hồng cho biết đề nghị xây dựng Luật bám sát các chính sách bao gồm: Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ người giám định tư pháp và tổ chức giám định tư pháp; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với công tác giám định tư pháp. Đại diện một số đơn vị thuộc Bộ đã góp ý đối với từng chính sách và về thời gian, cách thức trình dự án Luật.
Thứ trưởng Mai Lương Khôi tại buổi làm việc.
Sau khi nghe các ý kiến, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long lưu ý cần nhất quán trong cách tiếp cận dự án Luật Công chứng, thống nhất mô hình văn phòng công chứng, làm rõ các vấn đề về công chứng điện tử. Về nghị sửa đổi, bổ sung Luật Giám định Tư pháp, cần tập trung vào vấn đề đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp; bám sát nguyên tắc tố tụng; xác định rõ trách nhiệm trưng cầu giám định; chế độ chính sách cho giám định viên…
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long kết luận buổi làm việc.Một số hình ảnh khác:
Anh Thư - Trung tâm Thông tin
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư pháp
31/07/2024
Chiều 31/7, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long và Thứ trưởng Mai Lương Khôi đã nghe báo cáo về dự án Luật Công chứng và đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Giám định Tư pháp.
Tại cuộc họp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng đã khái quát về những điểm mới nổi bật của dự án Luật Công chứng, đặc biệt về vấn đề phạm vi công chứng, mô hình văn phòng công chứng, công chứng điện tử…
Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Lê Xuân Hồng báo cáo về dự án Luật Công chứng và đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Giám định Tư pháp.
Đối với đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Giám định Tư pháp, ông Lê Xuân Hồng cho biết đề nghị xây dựng Luật bám sát các chính sách bao gồm: Củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ người giám định tư pháp và tổ chức giám định tư pháp; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với công tác giám định tư pháp. Đại diện một số đơn vị thuộc Bộ đã góp ý đối với từng chính sách và về thời gian, cách thức trình dự án Luật.
Thứ trưởng Mai Lương Khôi tại buổi làm việc.
Sau khi nghe các ý kiến, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long lưu ý cần nhất quán trong cách tiếp cận dự án Luật Công chứng, thống nhất mô hình văn phòng công chứng, làm rõ các vấn đề về công chứng điện tử. Về nghị sửa đổi, bổ sung Luật Giám định Tư pháp, cần tập trung vào vấn đề đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp; bám sát nguyên tắc tố tụng; xác định rõ trách nhiệm trưng cầu giám định; chế độ chính sách cho giám định viên…
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long kết luận buổi làm việc.
Một số hình ảnh khác:
Anh Thư - Trung tâm Thông tin