Hướng tới Kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt NamMỗi năm, cứ vào dịp tháng Tám, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp lại xúc động, bồi hồi, bởi lẽ ngành lại đón thêm một tuổi mới. Năm 2021, ngành Tư pháp kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành (28/8/1945 – 28/8/2021). Trải qua 76 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, ngành Tư pháp không ngừng nâng cao vai trò, vị thế trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước.Không thể phủ nhận vai trò và những thành tựu to lớn của công tác tư pháp
Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã xác định rõ vai trò của công tác tư pháp trong hoạt động nhà nước và Bộ Tư pháp đã có mặt trong nội các của Chính phủ lâm thời, góp phần tích cực vào việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân mạnh mẽ và sáng suốt. Trong Thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc lần thứ IV tháng 02 năm 1948, cũng như tại Hội nghị học tập của cán bộ Ngành Tư pháp năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều khẳng định: “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền, góp phần thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi của nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ của ta”.
Khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bộ Tư pháp đã nhanh chóng, khẩn trương tổ chức lại và điều hành khá thông suốt, linh hoạt hệ thống tư pháp kháng chiến gọn nhẹ. Bộ máy các cơ quan tư pháp và hệ thống pháp luật tố tụng được cải cách theo hướng tăng cường tính chất nhân dân của nền tư pháp, dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án, đưa tư pháp về gần dân, huy động nhân dân tham gia vào hoạt động tư pháp một cách thiết thực. Cùng với công tác tổ chức, Ngành Tư pháp luôn chăm lo công tác tuyển chọn, xây dựng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán, dự thẩm, công tố viên, luật sư… theo tinh thần “phụng công thủ pháp, chí công vô tư”. Nhiều cán bộ tư pháp đã hy sinh tính mệnh của mình để góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc và đã được suy tôn là “Chiến sĩ trên mặt trận Tư pháp”…
Trong suốt những năm đầu của Nhà nước dân chủ nhân dân, Bộ Tư pháp được giao trọng trách xây dựng một nền tư pháp nhân dân, quản lý toàn diện các mặt hoạt động tư pháp, chịu trách nhiệm soạn thảo và tổ chức thi hành các đạo luật về quyền tự do, dân chủ của cá nhân, về dân sự, thương sự, hình sự và thủ tục tố tụng, tổ chức và quản trị các Tòa án, việc truy tố tội phạm, tư pháp công an, thi hành các án phạt, quản trị các nhà lao và giáo dục tù nhân, quản lý các viên chức Tòa án, viên chức ngạch tư pháp, luật sư, đại tụng viên, thừa phát lại, hỗ giá viên, phụ trách công việc quốc tịch, thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp với nước ngoài...
Tự hào truyền thống vẻ vang 76 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp
Với những nỗ lực không mệt mỏi, đến nay, trải qua 76 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Tư pháp không ngừng vun đắp, làm giàu thêm truyền thống và ngày càng nâng cao vị thế của Ngành. Các lĩnh vực hoạt động của Ngành Tư pháp được đẩy mạnh, đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.
Công tác hoàn thiện thể chế nói chung, thể chế trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngành nói riêng đạt nhiều kết quả quan trọng. Cơ chế theo dõi thi hành pháp luật được hình thành, bước đầu được triển khai thực hiện có kết quả, thể hiện qua việc phản ứng nhạy bén hơn trước những vấn đề gây bức xúc trong xã hội, nhân dân. Công tác hành chính tư pháp từng bước đi vào nền nếp, giải quyết một khối lượng lớn yêu cầu của người dân trong các lĩnh vực quốc tịch, hộ tịch, lý lịch tư pháp, nuôi con nuôi, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước; công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội tham gia các dịch vụ công trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp được đẩy mạnh. Công tác thi hành án dân sự đã có sự bền vững về kết quả thi hành án; công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ pháp luật, tư pháp... được thực hiện bài bản, có hiệu quả hơn. Việc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ mới được giao như kiểm soát thủ tục hành chính, quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính đạt được một số kết quả rõ rệt. Việc tham gia với vai trò đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bước đầu đạt kết quả khích lệ... Những kết quả nêu trên đã đóng góp thiết thực vào những thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và tăng cường vị thế đối ngoại của đất nước.
Nhiều hoạt động hướng kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp
Theo đó, ngày 13/8/2021, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2021).
Các hoạt động kỷ niệm nhằm ôn lại quá trình hình thành, phát triển; ghi nhận những thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm ngành Tư pháp Việt Nam đã đạt được trong 76 năm qua; Giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào, đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo và trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp nói chung và Bộ Tư pháp nói riêng, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Thông qua các hoạt động kỷ niệm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường giao lưu, đoàn kết, phối hợp trong công tác.
Kế hoạch yêu cầu việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm phải thiết thực, bảo đảm tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, không làm ảnh đến hoạt động bình thường của đơn vị; đảm bảo phù hợp với diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19, các yêu cầu về phòng chống dịch của cơ quan chức năng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Tư pháp.
Nội dung của kế hoạch bao gồm các hoạt động truyền thông; Hoạt động tri ân, thăm hỏi, trong đó có dâng hương tại Khu Di tích của Bộ Tư pháp; Tổ chức giáo dục truyền thống, sinh hoạt chính trị và các hoạt động khác phù hợp với điều kiện thực tế để hưởng ứng dịp kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên các đơn vị thuộc Bộ; sinh viên, học viên các các cơ sở đào tạo luật thuộc Bộ; Sưu tầm các tài liệu, tư liệu, hiện vật về quá trình lịch sử hình thành, phát triển của ngành phục vụ hoạt động thăm quan, triển lãm, giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ, ngành Tư pháp.
Căn cứ nhiệm vụ đã được phân công tại Kế hoạch, các đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc Bộ trong phạm vi nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch nói trên. Kế hoạch cũng giao trách nhiệm choVăn phòng Bộ hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ, tổ chức chính trị - xã hội thuộc Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm hướng dẫn Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực Trung ương việc tổ chức kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống của ngành.
Hướng tới Kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam
23/08/2021
Mỗi năm, cứ vào dịp tháng Tám, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp lại xúc động, bồi hồi, bởi lẽ ngành lại đón thêm một tuổi mới. Năm 2021, ngành Tư pháp kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành (28/8/1945 – 28/8/2021). Trải qua 76 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, ngành Tư pháp không ngừng nâng cao vai trò, vị thế trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
Không thể phủ nhận vai trò và những thành tựu to lớn của công tác tư pháp
Ngay từ những ngày đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã xác định rõ vai trò của công tác tư pháp trong hoạt động nhà nước và Bộ Tư pháp đã có mặt trong nội các của Chính phủ lâm thời, góp phần tích cực vào việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân mạnh mẽ và sáng suốt. Trong Thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc lần thứ IV tháng 02 năm 1948, cũng như tại Hội nghị học tập của cán bộ Ngành Tư pháp năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều khẳng định: “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền, góp phần thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi của nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ của ta”.
Khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bộ Tư pháp đã nhanh chóng, khẩn trương tổ chức lại và điều hành khá thông suốt, linh hoạt hệ thống tư pháp kháng chiến gọn nhẹ. Bộ máy các cơ quan tư pháp và hệ thống pháp luật tố tụng được cải cách theo hướng tăng cường tính chất nhân dân của nền tư pháp, dân chủ hóa tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án, đưa tư pháp về gần dân, huy động nhân dân tham gia vào hoạt động tư pháp một cách thiết thực. Cùng với công tác tổ chức, Ngành Tư pháp luôn chăm lo công tác tuyển chọn, xây dựng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán, dự thẩm, công tố viên, luật sư… theo tinh thần “phụng công thủ pháp, chí công vô tư”. Nhiều cán bộ tư pháp đã hy sinh tính mệnh của mình để góp phần xứng đáng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc và đã được suy tôn là “Chiến sĩ trên mặt trận Tư pháp”…
Trong suốt những năm đầu của Nhà nước dân chủ nhân dân, Bộ Tư pháp được giao trọng trách xây dựng một nền tư pháp nhân dân, quản lý toàn diện các mặt hoạt động tư pháp, chịu trách nhiệm soạn thảo và tổ chức thi hành các đạo luật về quyền tự do, dân chủ của cá nhân, về dân sự, thương sự, hình sự và thủ tục tố tụng, tổ chức và quản trị các Tòa án, việc truy tố tội phạm, tư pháp công an, thi hành các án phạt, quản trị các nhà lao và giáo dục tù nhân, quản lý các viên chức Tòa án, viên chức ngạch tư pháp, luật sư, đại tụng viên, thừa phát lại, hỗ giá viên, phụ trách công việc quốc tịch, thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp với nước ngoài...
Tự hào truyền thống vẻ vang 76 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp
Với những nỗ lực không mệt mỏi, đến nay, trải qua 76 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành Tư pháp không ngừng vun đắp, làm giàu thêm truyền thống và ngày càng nâng cao vị thế của Ngành. Các lĩnh vực hoạt động của Ngành Tư pháp được đẩy mạnh, đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.
Công tác hoàn thiện thể chế nói chung, thể chế trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngành nói riêng đạt nhiều kết quả quan trọng. Cơ chế theo dõi thi hành pháp luật được hình thành, bước đầu được triển khai thực hiện có kết quả, thể hiện qua việc phản ứng nhạy bén hơn trước những vấn đề gây bức xúc trong xã hội, nhân dân. Công tác hành chính tư pháp từng bước đi vào nền nếp, giải quyết một khối lượng lớn yêu cầu của người dân trong các lĩnh vực quốc tịch, hộ tịch, lý lịch tư pháp, nuôi con nuôi, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước; công tác xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội tham gia các dịch vụ công trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp được đẩy mạnh. Công tác thi hành án dân sự đã có sự bền vững về kết quả thi hành án; công tác phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ pháp luật, tư pháp... được thực hiện bài bản, có hiệu quả hơn. Việc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ mới được giao như kiểm soát thủ tục hành chính, quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính đạt được một số kết quả rõ rệt. Việc tham gia với vai trò đại diện pháp lý cho Chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bước đầu đạt kết quả khích lệ... Những kết quả nêu trên đã đóng góp thiết thực vào những thành tựu chung về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và tăng cường vị thế đối ngoại của đất nước.
Nhiều hoạt động hướng kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp
Theo đó, ngày 13/8/2021, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2021).
Các hoạt động kỷ niệm nhằm ôn lại quá trình hình thành, phát triển; ghi nhận những thành tựu và rút ra những bài học kinh nghiệm ngành Tư pháp Việt Nam đã đạt được trong 76 năm qua; Giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào, đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, sáng tạo và trí tuệ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp nói chung và Bộ Tư pháp nói riêng, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Thông qua các hoạt động kỷ niệm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường giao lưu, đoàn kết, phối hợp trong công tác.
Kế hoạch yêu cầu việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm phải thiết thực, bảo đảm tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, không làm ảnh đến hoạt động bình thường của đơn vị; đảm bảo phù hợp với diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19, các yêu cầu về phòng chống dịch của cơ quan chức năng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Tư pháp.
Nội dung của kế hoạch bao gồm các hoạt động truyền thông; Hoạt động tri ân, thăm hỏi, trong đó có dâng hương tại Khu Di tích của Bộ Tư pháp; Tổ chức giáo dục truyền thống, sinh hoạt chính trị và các hoạt động khác phù hợp với điều kiện thực tế để hưởng ứng dịp kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên các đơn vị thuộc Bộ; sinh viên, học viên các các cơ sở đào tạo luật thuộc Bộ; Sưu tầm các tài liệu, tư liệu, hiện vật về quá trình lịch sử hình thành, phát triển của ngành phục vụ hoạt động thăm quan, triển lãm, giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ, ngành Tư pháp.
Căn cứ nhiệm vụ đã được phân công tại Kế hoạch, các đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội thuộc Bộ trong phạm vi nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch nói trên. Kế hoạch cũng giao trách nhiệm choVăn phòng Bộ hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ, tổ chức chính trị - xã hội thuộc Bộ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm hướng dẫn Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực Trung ương việc tổ chức kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống của ngành.