Hội nghị lần thứ nhất đối thoại chính sách pháp luật "Theo dõi thi hành pháp luật"Sáng ngày 17/12/2010 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất với chủ đề “Theo dõi thi hành pháp luật” do Bộ Tư pháp và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đồng tổ chức. Thứ trưởng TT Hoàng Thế Liên và Ông Christophe Bahuet, Phó Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị.Tham dự Hội nghị có hơn 180 đại biểu đại diện các cơ quan Chính phủ Việt Nam, các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các cơ quan hợp tác phát triển của các nước tại Việt Nam, các chuyên gia quốc tế đang làm việc cho các dự án, chương trình hợp tác pháp luật với Việt Nam. Đối thoại chính sách được thực hiện thông qua Diễn đàn Đối tác Pháp luật và các Diễn đàn đối thoại chính sách theo chuyên đề là một phần nội dung của công tác điều phối viện trợ và xây dựng chiến lược được quy định trong Văn kiện Dự án giữa Chính phủ Việt Nam và UNDP về "Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam". Một trong những nội dung ưu tiên của Dự án này là “tăng cường công tác truyền thông, đối thoại chính sách giữa chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức xã hội” thông qua việc “tổ chức các Diễn đàn đối tác pháp luật thường niên, các Diễn đàn chuyên sâu hoặc các hình thức đối thoại chính sách khác”. [i]Diễn đàn đối thoại chính sách là một cơ hội trao đổi hai chiều giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ nhằm cập nhật thông tin chính sách, cùng trao đổi, thảo luận về những nội dung mang tính chuyên sâu về từng chuyên đề cụ thể. Việc lựa chọn chủ đề để thảo luận chuyên sâu tại Diễn đàn không những xuất phát từ nhu cầu, phù hợp với các ưu tiên của phía Việt Nam cũng như các mục tiêu, kết quả đã đề ra trong Văn kiện Dự án, mà còn đảm bảo sự phù hợp với mối quan tâm của cộng đồng các nhà tài trợ. Tại Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất này, Bộ Tư pháp và các nhà tài trợ đã lựa chọn chủ đề “Theo dõi thi hành pháp luật”, một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành tư pháp. Theo quy định tại Nghị định số 93/2008/NĐ-CP, Bộ Tư pháp được giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thi hành pháp luật, với hai nhiệm vụ cụ thể là theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác theo dõi, đánh giá, báo cáo về tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương. Đây là một công tác mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức triển khai thực hiện. Do vậy, để công tác này được triển khai một cách bài bản, nề nếp và có hiệu quả, phải có quá trình nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết với những bước đi và lộ trình phù hợp. Ngày 30/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1987/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật" và giao cho Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan thực hiện Đề án.Nội dung chính của Đề án là xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác theo dõi thi hành pháp luật; Đánh giá tình hình thi hành, tổ chức và theo dõi thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực thí điểm tại một số Bộ, ngành, địa phương; Củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật tại một số Bộ, ngành và địa phương.Với mục đích nhằm trao đổi, ghi nhận những thành tựu cũng như thảo luận các biện pháp nhằm nâng cao công tác theo dõi thi hành pháp luật, tại Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất này, các đại biểu tham dự đã nghe tham luận của đại diện Vụ Pháp luật Văn phòng Quốc hội về vai trò của Quốc Hội đối với việc giám sát việc thực hiện pháp luật; của Bộ Tư pháp về Tổng quan công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2010 và của Sở Tư pháp Hà Nội trong việc giúp Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Hội nghị cũng đã thảo luận về Dự thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường do các chuyên gia độc lập của UNDP thực hiện.Thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận sôi nổi tại Diễn đàn, các đại biểu đã chia sẻ và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị về các nội dung xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác theo dõi thi hành pháp luật; đánh giá tình hình thi hành, tổ chức và theo dõi thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực thí điểm tại một số Bộ, ngành, địa phương; việc củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật tại một số Bộ, ngành và địa phương…Pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò trong quản lý nhà nước và xã hội khi được thi hành một cách đầy đủ và nghiêm minh. Trong khi công tác xây dựng pháp luật đã đạt được những thành tựu quan trọng, thì công tác thi hành pháp luật vẫn còn bộc lộ những khiếm khuyết. Đây là một trong các lý do để "theo dõi thi hành pháp luật" được Bộ Tư pháp và các nhà tài trợ lựa chọn làm chủ đề của Diễn đàn đối thoại chính sách lần thứ nhất. Hội nghị đã thực sự là một Diễn đàn cởi mở để các cơ quan Chính phủ Việt Nam và các nhà trài trợ trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để ngành Tư pháp thực hiện tốt hơn một trong các nhiệm vụ trọng tâm của mình là theo dõi thi hành pháp luật.Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đánh giá cao vai trò của Bộ Tư pháp trong công tác điều phối hợp tác pháp luật và tư pháp. Hội nghị tin tưởng rằng Diễn đàn đối tác pháp luật cũng như Diễn đàn đối thoại chính sách theo chuyên đề sẽ trở thành một hoạt động đối thoại và trao đổi thường xuyên, đa dạng và phong phú hơn về nhiều lĩnh vực và chủ đề là mối quan tâm chung của Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ, góp phần hỗ trợ việc hoạch định và thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam, cũng như cung cấp thêm thông tin về những cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày một mở rộng ở Việt Nam cho cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài.Trong Bài phát biểu Tổng quan công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2010, Ông Lê Thành Long, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật đã (1) đánh giá Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong năm 2010; (2) nêu ra một số hạn chế và khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ và; (3) Kiến nghị về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.1. Phương hướng, nhiệm vụTạo bước chuyển trong theo dõi thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực bức xúc của kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thi hành pháp luật, bảo đảm để các VBQPPL thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả thực tiễn, kịp thời phát hiện các kẽ hở, lỗ hỏng pháp luật, tạo động lực pháp luật để phát triển kinh tế, xã hội.Triển khai hiệu quả Đề án “Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”. Tập trung theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức công tác theo dõi thi hành pháp luật tại một số lĩnh vực ở Bộ, ngành và địa phương để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh.Tập trung triển khai hoạt động kiểm tra ở một số lĩnh vực ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.Phát huy vai trò của Tổ chức pháp chế trong việc thi hành các VBQPPL do Bộ, ngành chủ trì soạn thảo.2. Giải pháp Tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng và kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật tại các Bộ, ngành và địa phương.Tiếp tục củng cố và kiện toàn đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật tại Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành và địa phương.Hoàn thành các hoạt động của Đề án “Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”. Tổng kết việc thực hiện Đề án vào tháng 6 năm 2011.Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về các nội dung thực hiện thí điểm và triển khai nhân rộng trên phạm vi toàn quốc. Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định về công tác theo dõi thi hành pháp luậtTrong Bài phát biều về vai trò của Sở Tư pháp trong việc giúp UBND thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ông Nguyễn Văn Vỹ, Phó Giám đốc Sở đã nêu ra những định hướng và kiến nghị về tổ chức thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật tren địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới1.Định hướng việc tổ chức thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tớiTrình UBND Thành phố Hà Nội ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thống nhất về công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố, theo quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các Sở, Ban, ngành thành phố, UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đối với việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật; quy định cụ thể về cách thức, trình tự thủ tục thực hiện việc thu thập thông tin, kiểm tra, đánh giá việc thi hành pháp luật... Tiếp tục tổ chức các hoạt động hoàn thành nội dung theo Kế hoạch của UBND thành phố về triển khai Đề án theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng, như, kiểm tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức tài chính...Trình UBND thành phố ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn, theo đó sẽ chú trọng tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý Nhà nước thuộc chính quyền địa phương.Tổ chức các cuộc Tọa đàm về việc đánh giá một số quy định của pháp luật, hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật....2.Một số kiến nghịĐể công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện có hiệu quả, khắc phục những tồn tại và tháo gỡ các vướng mắc, xin có một số kiến nghị như sau:Đề nghị Chính phủ sớm ban hành thể chế quy định cụ thể về công tác theo dõi thi hành pháp luật. Trong đó cần quy định cụ thể về nội dung, phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp các ngành trong việc tổ chức đánh giá về tình hình thi hành pháp luật; trình tự, cách thức tổ chức việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật để việc đánh giá đúng thực trạng, từ đó có các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả năng lực tổ chức thi hành pháp luật; cơ chế hỗ trợ, hướng dẫn kinh phí thực hiện nhiệm vụ…- Chính phủ cần có quy chế phối hợp về đánh giá tình hình thi hành pháp luật giữa cơ quan hành pháp với các cơ quan tiến hành tố tụng.- Bộ Tư pháp nghiên cứu tổ chức các khoá học bồi dưỡng kỹ năng về công tác theo dõi thi hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.- Bộ Tư pháp cần sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế, trong đó cần quy định bắt buộc các cơ quan chuyên môn của cấp tỉnh phải thành lập phòng pháp chế trong đó có nhiệm vụ thực hiện theo dõi và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp luật.[i]Kể từ năm 2004 đến nay, được sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Bộ Tư pháp đã tổ chức thành công 07 Diễn đàn đối tác pháp luật với mục đích trao đổi, chia sẻ thông tin về những thành tựu nổi bật trong các hoạt động cải cách pháp luật và tư pháp của Việt Nam. Thực tiễn tổ chức các Diễn đàn đối tác pháp luật những năm qua cho thấy, bên cạnh các Diễn đàn đối tác pháp luật thường niên quy mô lớn, với các nội dung trao đổi mang tính vĩ mô, toàn diện, các nhà tài trợ đều mong muốn có thêm cơ hội được cập nhật thông tin chính sách, trao đổi, thảo luận về những nội dung mang tính chuyên đề chuyên sâu hơn, cụ thể hơn. Về phía UNDP, vai trò của tổ chức này trong việc đồng chủ trì tổ chức các cuộc đối thoại chính sách đã được quy định rõ trong Kế hoạch Một Liên Hợp quốc giai đoạn 2006-2010 đã được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và 14 cơ quan LHQ. Đối thoại chính sách giữa Chính phủ và các nhà tài trợ có mối quan hệ mật thiết với việc thúc đẩy thực hiện Chiến lược Phát triển hệ thống pháp luật và Chiến lược Cải cách tư pháp, đồng thời tăng cường vai trò của Bộ Tư pháp với vai trò là đầu mối hợp tác pháp luật và tư pháp. /. Đặng Hoàng Oanh, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tư phápBài có liên quanNhóm Điều phối Chương trình Quản trị quốc gia của Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp quốc - Phiên họp kiểm điểm giữa kỳDiễn đàn đối tác pháp luật thường niên lần thứ BảyBộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: Dự án “ Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền” sẽ góp phần tạo ra một khuôn khổ hợp tác mới, mở ra một thời kỳ mới trong sự hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam với UNDP và cộng đồng quốc tếThủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án "Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam" do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiệnThứ trưởng Thường trực Hoàng Thế Liên tiếp Giám đốc quốc gia Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc: Thống nhất và đánh giá cao Dự án hợp tác mới 2010 – 2014 “Tăng cường Tiếp cận công lý và bảo vệ quyền”Trao quyền pháp lý cho người nghèo: Tác động từ khía cạnh chính trị và kinh tế cho sự phát triểnThứ trưởng Tư pháp Nguyễn Đức Chính tham dự Hội nghị khu vực của Chương trình phát triển Liên hợp quốc về Trao quyền pháp lý cho người nghèoThứ trưởng Thường trực Hoàng Thế Liên tiếp phái đoàn Cơ quan Trung ương Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc: Tăng cường tiếp cận công lý cho người nghèoSáng kiến một Liên hợp quốc - chính sách quan trọng nhằm cải tổ Liên hợp quốc tại Việt NamBộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường tiếp Điều phối viên Thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam: Tăng cường tư vấn chính sách cho các nội dung ưu tiên về cải cách pháp luật và tư phápDiễn đàn đối tác pháp luật - Thiết chế thường niên trong đối thoại chính sách cải cách pháp luật và tư pháp của Việt NamBộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường khai mạc Diễn đàn đối tác pháp luật: Định hướng quan hệ đối tác mới trong cải cách pháp luật và tư phápMột số nội dung cơ bản và những điểm mới trong Nghị định số 78/2008/NĐ-CP về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luậtKế hoạch triển khai Nghị đính số 78/2008/NĐ-CP về Quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luậtCác đối tác phát triển: Việt Nam đã điều hành tốt kinh tế đất nước trong bối cảnh khó khăn toàn cầu - chúng tôi sẽ luôn sát cánh cùng các bạnHội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam 2008: Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng"Dự án Phát triển lập pháp giai đoạn 2009-2015: Một bước cụ thể hoá quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - CanadaHoạt động hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Canada: Toàn diện, thiết thực và hiệu quảHội đàm giữa Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường với Bộ trưởng hợp tác quốc tế Canada: Cần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai nước
Hội nghị lần thứ nhất đối thoại chính sách pháp luật "Theo dõi thi hành pháp luật"
17/12/2010
Sáng ngày 17/12/2010 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất với chủ đề “Theo dõi thi hành pháp luật” do Bộ Tư pháp và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đồng tổ chức. Thứ trưởng TT Hoàng Thế Liên và Ông Christophe Bahuet, Phó Giám đốc quốc gia UNDP tại Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị.Tham dự Hội nghị có hơn 180 đại biểu đại diện các cơ quan Chính phủ Việt Nam, các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các cơ quan hợp tác phát triển của các nước tại Việt Nam, các chuyên gia quốc tế đang làm việc cho các dự án, chương trình hợp tác pháp luật với Việt Nam.
Đối thoại chính sách được thực hiện thông qua Diễn đàn Đối tác Pháp luật và các Diễn đàn đối thoại chính sách theo chuyên đề là một phần nội dung của công tác điều phối viện trợ và xây dựng chiến lược được quy định trong Văn kiện Dự án giữa Chính phủ Việt Nam và UNDP về "Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam". Một trong những nội dung ưu tiên của Dự án này là “tăng cường công tác truyền thông, đối thoại chính sách giữa chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức xã hội” thông qua việc “tổ chức các Diễn đàn đối tác pháp luật thường niên, các Diễn đàn chuyên sâu hoặc các hình thức đối thoại chính sách khác”. [i]
Diễn đàn đối thoại chính sách là một cơ hội trao đổi hai chiều giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ nhằm cập nhật thông tin chính sách, cùng trao đổi, thảo luận về những nội dung mang tính chuyên sâu về từng chuyên đề cụ thể. Việc lựa chọn chủ đề để thảo luận chuyên sâu tại Diễn đàn không những xuất phát từ nhu cầu, phù hợp với các ưu tiên của phía Việt Nam cũng như các mục tiêu, kết quả đã đề ra trong Văn kiện Dự án, mà còn đảm bảo sự phù hợp với mối quan tâm của cộng đồng các nhà tài trợ. Tại Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất này, Bộ Tư pháp và các nhà tài trợ đã lựa chọn chủ đề “Theo dõi thi hành pháp luật”, một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành tư pháp.
|
|
Theo quy định tại Nghị định số 93/2008/NĐ-CP, Bộ Tư pháp được giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thi hành pháp luật, với hai nhiệm vụ cụ thể là theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác theo dõi, đánh giá, báo cáo về tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương. Đây là một công tác mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức triển khai thực hiện. Do vậy, để công tác này được triển khai một cách bài bản, nề nếp và có hiệu quả, phải có quá trình nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết với những bước đi và lộ trình phù hợp. Ngày 30/11/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1987/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật" và giao cho Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan thực hiện Đề án.
Nội dung chính của Đề án là xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác theo dõi thi hành pháp luật; Đánh giá tình hình thi hành, tổ chức và theo dõi thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực thí điểm tại một số Bộ, ngành, địa phương; Củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật tại một số Bộ, ngành và địa phương.
Với mục đích nhằm trao đổi, ghi nhận những thành tựu cũng như thảo luận các biện pháp nhằm nâng cao công tác theo dõi thi hành pháp luật, tại Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ nhất này, các đại biểu tham dự đã nghe tham luận của đại diện Vụ Pháp luật Văn phòng Quốc hội về vai trò của Quốc Hội đối với việc giám sát việc thực hiện pháp luật; của Bộ Tư pháp về Tổng quan công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2010 và của Sở Tư pháp Hà Nội trong việc giúp Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Hội nghị cũng đã thảo luận về Dự thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường do các chuyên gia độc lập của UNDP thực hiện.
Thông qua các cuộc trao đổi, thảo luận sôi nổi tại Diễn đàn, các đại biểu đã chia sẻ và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp và kiến nghị về các nội dung xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác theo dõi thi hành pháp luật; đánh giá tình hình thi hành, tổ chức và theo dõi thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực thí điểm tại một số Bộ, ngành, địa phương; việc củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật tại một số Bộ, ngành và địa phương…
|
|
Pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò trong quản lý nhà nước và xã hội khi được thi hành một cách đầy đủ và nghiêm minh. Trong khi công tác xây dựng pháp luật đã đạt được những thành tựu quan trọng, thì công tác thi hành pháp luật vẫn còn bộc lộ những khiếm khuyết. Đây là một trong các lý do để "theo dõi thi hành pháp luật" được Bộ Tư pháp và các nhà tài trợ lựa chọn làm chủ đề của Diễn đàn đối thoại chính sách lần thứ nhất. Hội nghị đã thực sự là một Diễn đàn cởi mở để các cơ quan Chính phủ Việt Nam và các nhà trài trợ trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để ngành Tư pháp thực hiện tốt hơn một trong các nhiệm vụ trọng tâm của mình là theo dõi thi hành pháp luật.
Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đánh giá cao vai trò của Bộ Tư pháp trong công tác điều phối hợp tác pháp luật và tư pháp. Hội nghị tin tưởng rằng Diễn đàn đối tác pháp luật cũng như Diễn đàn đối thoại chính sách theo chuyên đề sẽ trở thành một hoạt động đối thoại và trao đổi thường xuyên, đa dạng và phong phú hơn về nhiều lĩnh vực và chủ đề là mối quan tâm chung của Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ, góp phần hỗ trợ việc hoạch định và thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam, cũng như cung cấp thêm thông tin về những cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày một mở rộng ở Việt Nam cho cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài.
|
|
Trong Bài phát biểu Tổng quan công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2010, Ông Lê Thành Long, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật đã (1) đánh giá Kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong năm 2010; (2) nêu ra một số hạn chế và khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ và; (3) Kiến nghị về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
1. Phương hướng, nhiệm vụ
- Tạo bước chuyển trong theo dõi thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực bức xúc của kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thi hành pháp luật, bảo đảm để các VBQPPL thực sự đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả thực tiễn, kịp thời phát hiện các kẽ hở, lỗ hỏng pháp luật, tạo động lực pháp luật để phát triển kinh tế, xã hội.
- Triển khai hiệu quả Đề án “Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”. Tập trung theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức công tác theo dõi thi hành pháp luật tại một số lĩnh vực ở Bộ, ngành và địa phương để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh.
- Tập trung triển khai hoạt động kiểm tra ở một số lĩnh vực ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.
- Phát huy vai trò của Tổ chức pháp chế trong việc thi hành các VBQPPL do Bộ, ngành chủ trì soạn thảo.
2. Giải pháp
- Tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng và kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác theo dõi thi hành pháp luật tại các Bộ, ngành và địa phương.
- Tiếp tục củng cố và kiện toàn đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật tại Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành và địa phương.
- Hoàn thành các hoạt động của Đề án “Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật”. Tổng kết việc thực hiện Đề án vào tháng 6 năm 2011.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về các nội dung thực hiện thí điểm và triển khai nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.
- Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định về công tác theo dõi thi hành pháp luật. |
Trong Bài phát biều về vai trò của Sở Tư pháp trong việc giúp UBND thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội, Ông Nguyễn Văn Vỹ, Phó Giám đốc Sở đã nêu ra những định hướng và kiến nghị về tổ chức thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật tren địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
1. Định hướng việc tổ chức thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
- Trình UBND Thành phố Hà Nội ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định thống nhất về công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố, theo quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các Sở, Ban, ngành thành phố, UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn đối với việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật; quy định cụ thể về cách thức, trình tự thủ tục thực hiện việc thu thập thông tin, kiểm tra, đánh giá việc thi hành pháp luật...
- Tiếp tục tổ chức các hoạt động hoàn thành nội dung theo Kế hoạch của UBND thành phố về triển khai Đề án theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng, như, kiểm tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức tài chính...
- Trình UBND thành phố ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn, theo đó sẽ chú trọng tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý Nhà nước thuộc chính quyền địa phương.
- Tổ chức các cuộc Tọa đàm về việc đánh giá một số quy định của pháp luật, hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật....
2. Một số kiến nghị
Để công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện có hiệu quả, khắc phục những tồn tại và tháo gỡ các vướng mắc, xin có một số kiến nghị như sau:
- Đề nghị Chính phủ sớm ban hành thể chế quy định cụ thể về công tác theo dõi thi hành pháp luật. Trong đó cần quy định cụ thể về nội dung, phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp các ngành trong việc tổ chức đánh giá về tình hình thi hành pháp luật; trình tự, cách thức tổ chức việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật để việc đánh giá đúng thực trạng, từ đó có các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả năng lực tổ chức thi hành pháp luật; cơ chế hỗ trợ, hướng dẫn kinh phí thực hiện nhiệm vụ…
- Chính phủ cần có quy chế phối hợp về đánh giá tình hình thi hành pháp luật giữa cơ quan hành pháp với các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Bộ Tư pháp nghiên cứu tổ chức các khoá học bồi dưỡng kỹ năng về công tác theo dõi thi hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Bộ Tư pháp cần sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế, trong đó cần quy định bắt buộc các cơ quan chuyên môn của cấp tỉnh phải thành lập phòng pháp chế trong đó có nhiệm vụ thực hiện theo dõi và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp luật. |
[i] Kể từ năm 2004 đến nay, được sự hỗ trợ của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Bộ Tư pháp đã tổ chức thành công 07 Diễn đàn đối tác pháp luật với mục đích trao đổi, chia sẻ thông tin về những thành tựu nổi bật trong các hoạt động cải cách pháp luật và tư pháp của Việt Nam.
Thực tiễn tổ chức các Diễn đàn đối tác pháp luật những năm qua cho thấy, bên cạnh các Diễn đàn đối tác pháp luật thường niên quy mô lớn, với các nội dung trao đổi mang tính vĩ mô, toàn diện, các nhà tài trợ đều mong muốn có thêm cơ hội được cập nhật thông tin chính sách, trao đổi, thảo luận về những nội dung mang tính chuyên đề chuyên sâu hơn, cụ thể hơn. Về phía UNDP, vai trò của tổ chức này trong việc đồng chủ trì tổ chức các cuộc đối thoại chính sách đã được quy định rõ trong Kế hoạch Một Liên Hợp quốc giai đoạn 2006-2010 đã được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và 14 cơ quan LHQ. Đối thoại chính sách giữa Chính phủ và các nhà tài trợ có mối quan hệ mật thiết với việc thúc đẩy thực hiện Chiến lược Phát triển hệ thống pháp luật và Chiến lược Cải cách tư pháp, đồng thời tăng cường vai trò của Bộ Tư pháp với vai trò là đầu mối hợp tác pháp luật và tư pháp. /.
Đặng Hoàng Oanh, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp
Bài có liên quan
Diễn đàn đối tác pháp luật thường niên lần thứ Bảy
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: Dự án “ Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền” sẽ góp phần tạo ra một khuôn khổ hợp tác mới, mở ra một thời kỳ mới trong sự hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam với UNDP và cộng đồng quốc tế
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án "Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam" do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện
Thứ trưởng Thường trực Hoàng Thế Liên tiếp Giám đốc quốc gia Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc: Thống nhất và đánh giá cao Dự án hợp tác mới 2010 – 2014 “Tăng cường Tiếp cận công lý và bảo vệ quyền”
Trao quyền pháp lý cho người nghèo: Tác động từ khía cạnh chính trị và kinh tế cho sự phát triển
Thứ trưởng Tư pháp Nguyễn Đức Chính tham dự Hội nghị khu vực của Chương trình phát triển Liên hợp quốc về Trao quyền pháp lý cho người nghèo
Thứ trưởng Thường trực Hoàng Thế Liên tiếp phái đoàn Cơ quan Trung ương Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc: Tăng cường tiếp cận công lý cho người nghèo
Sáng kiến một Liên hợp quốc - chính sách quan trọng nhằm cải tổ Liên hợp quốc tại Việt Nam
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường tiếp Điều phối viên Thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam: Tăng cường tư vấn chính sách cho các nội dung ưu tiên về cải cách pháp luật và tư pháp
Diễn đàn đối tác pháp luật - Thiết chế thường niên trong đối thoại chính sách cải cách pháp luật và tư pháp của Việt Nam
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường khai mạc Diễn đàn đối tác pháp luật: Định hướng quan hệ đối tác mới trong cải cách pháp luật và tư pháp
Một số nội dung cơ bản và những điểm mới trong Nghị định số 78/2008/NĐ-CP về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật
Kế hoạch triển khai Nghị đính số 78/2008/NĐ-CP về Quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật
Các đối tác phát triển: Việt Nam đã điều hành tốt kinh tế đất nước trong bối cảnh khó khăn toàn cầu - chúng tôi sẽ luôn sát cánh cùng các bạn
Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam 2008: Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tiềm năng tăng trưởng"
Dự án Phát triển lập pháp giai đoạn 2009-2015: Một bước cụ thể hoá quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam - Canada
Hoạt động hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Canada: Toàn diện, thiết thực và hiệu quả
Hội đàm giữa Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường với Bộ trưởng hợp tác quốc tế Canada: Cần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác pháp luật và tư pháp giữa hai nước
Cục Công nghệ thông tin