Tiếp xã giao Ban điều hành cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ Chiều ngày 09/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tiếp xã giao Ban điều hành cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN WOMEN) do ông Gonzalo Koncke Pizzorno, Chủ tịch Ban Điều hành UN Women làm Trưởng đoàn.Trao đổi tại buổi tiếp, Bộ trưởng bày tỏ vui mừng được gặp Ban Điều hành UN Women và đánh giá cao sự hỗ trợ hiệu quả của UN Women đối với Chính phủ, nhân dân Việt Nam nói chung, với Bộ Tư pháp nói riêng. Khẳng định rằng, với lịch sử hợp tác lâu dài và tin tưởng lẫn nhau giữa Việt Nam và Liên hợp quốc, UN Women - cơ quan chủ chốt của Liên hợp quốc trong lĩnh vực bảo vệ quyền của phụ nữ và vì bình đẳng giới, đã và đang đồng hành, hỗ trợ Bộ Tư pháp, các cơ quan pháp luật và tư pháp của Việt Nam trong công cuộc cải cách pháp luật và tư pháp từ gần hai thập kỷ nay. Đánh giá cao vai trò của UN Women với nhiều năm kinh nghiệm hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam, có hiểu biết sâu sắc về các vấn đề phụ nữ ở Việt Nam, đã hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về bình đẳng giới với rất nhiều đạo luật quan trọng như: Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình và nhiều luật khác có liên quan; nâng cao năng lực cho các cán bộ thi hành pháp luật và cán bộ tư pháp về hoàn thiện luật pháp, chính sách cũng như lồng ghép giới trong hoạt động xây dựng pháp luật.Bộ trưởng chia sẻ, một trong những điểm mới quan trọng của Hiến pháp 2013 là việc ghi nhận nguyên tắc thực hiện trách nhiệm thành viên của Liên hợp quốc (tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc) và các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân với 04 điều trực tiếp quy định về bình đẳng giới thể hiện tư tưởng nhất quán của Việt Nam mà nền tảng là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ; các quy định này hoàn toàn phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bộ Tư pháp, với trách nhiệm được Chính phủ giao “bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật” đã cùng với các Bộ, ngành nỗ lực thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Mới đây, Quốc hội cũng đã ban hành nhiều luật quan trọng liên quan đến bình đẳng giới và bảo vệ quyền của phụ nữ như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật phòng, chống mua bán người cùng với các luật có liên quan khác, đồng thời đang nỗ lực chuẩn bị các đạo luật quan trọng như Bộ luật hình sự sửa đổi, Bộ luật dân sự sửa đổi với các quy định liên quan đến phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em. Với khối lượng lớn các đạo luật sẽ được sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013 và triển khai thi hành các đạo luật này theo Kế hoạch từ nay đến năm 2016, cùng với việc đổi mới các hoạt động xét xử của Tòa án theo Hiến pháp 2013 và những yêu cầu đổi mới, phát triển đội ngũ làm công tác tư pháp, đội ngũ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, Bộ trưởng khẳng định sự hợp tác giữa hai Bên và hy vọng rằng trong thời gian tới đây, UN Women sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực Bộ Tư pháp trong công cuộc cải cách pháp luật và tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền con người, phù hợp với chính sách và chủ trương chung của UN Women.Chủ tịch Ban Điều hành UN Women cảm ơn Bộ trưởng đã dành thời gian tiếp đoàn và cho biết đây là chuyến thăm thực địa đầu tiên của Ban Giám đốc (nhiệm kỳ từ tháng 01/2014). Chủ tịch Gonzalo Koncke Pizzorno nhận định, Việt Nam là một trong số các nước có nhiều thành tựu, tiến bộ trong lĩnh vực bình đẳng giới và có những thành công trong việc thực hiện Kế hoạch Một Liên hợp quốc. Việt Nam có vai trò quan trọng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Bộ Tư pháp có vai trò quan trọng trong hoàn thiện hệ thống pháp luật, triển khai thi hành pháp luật và giải quyết những thách thức nhằm bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Hoạt động tư pháp là một trong những lĩnh vực then chốt mà bất cứ quốc gia nào muốn đạt được sự bình đẳng giới đều phải chú trọng thực hiện, do đó, những lĩnh vực ưu tiên giữa UN Women và Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới đây. Chủ tịch Gonzalo Koncke Pizzorno cũng giới thiệu khái quát với Bộ trưởng về UN Women và Ban Điều hành, theo đó Ban Điều hành UN Women là cơ quan cao nhất của Tổ chức Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ, điều hành các hoạt động của UN Women và đưa ra các chính sách hoạt động cho tổ chức này trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 64/289. Các thành viên của Ban Điều hành do các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc bầu với nhiệm kỳ 3 năm. Tính đến nay, UN Women đã hỗ trợ Bộ Tư pháp 02 Dự án và 01 hoạt động đơn lẻ (phi dự án). Cả 02 Dự án và hoạt động phi dự án đều thuộc cấu phần của Chương trình nâng cao quyền con người của phụ nữ khu vực Đông Nam Á – CEDAW Giai đoạn II (2011-2015). Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp đã có, Chủ tịch Ban Điều hành UN Women tin tưởng rằng thời gian tới, Bộ Tư pháp nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung sẽ có nhiều hợp tác phát triển hơn nữa với UN Women.
Tiếp xã giao Ban điều hành cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ
10/12/2014
Chiều ngày 09/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tiếp xã giao Ban điều hành cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN WOMEN) do ông Gonzalo Koncke Pizzorno, Chủ tịch Ban Điều hành UN Women làm Trưởng đoàn.
Trao đổi tại buổi tiếp, Bộ trưởng bày tỏ vui mừng được gặp Ban Điều hành UN Women và đánh giá cao sự hỗ trợ hiệu quả của UN Women đối với Chính phủ, nhân dân Việt Nam nói chung, với Bộ Tư pháp nói riêng. Khẳng định rằng, với lịch sử hợp tác lâu dài và tin tưởng lẫn nhau giữa Việt Nam và Liên hợp quốc, UN Women - cơ quan chủ chốt của Liên hợp quốc trong lĩnh vực bảo vệ quyền của phụ nữ và vì bình đẳng giới, đã và đang đồng hành, hỗ trợ Bộ Tư pháp, các cơ quan pháp luật và tư pháp của Việt Nam trong công cuộc cải cách pháp luật và tư pháp từ gần hai thập kỷ nay. Đánh giá cao vai trò của UN Women với nhiều năm kinh nghiệm hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam, có hiểu biết sâu sắc về các vấn đề phụ nữ ở Việt Nam, đã hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về bình đẳng giới với rất nhiều đạo luật quan trọng như: Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình và nhiều luật khác có liên quan; nâng cao năng lực cho các cán bộ thi hành pháp luật và cán bộ tư pháp về hoàn thiện luật pháp, chính sách cũng như lồng ghép giới trong hoạt động xây dựng pháp luật.
|
|
Bộ trưởng chia sẻ, một trong những điểm mới quan trọng của Hiến pháp 2013 là việc ghi nhận nguyên tắc thực hiện trách nhiệm thành viên của Liên hợp quốc (tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc) và các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân với 04 điều trực tiếp quy định về bình đẳng giới thể hiện tư tưởng nhất quán của Việt Nam mà nền tảng là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ; các quy định này hoàn toàn phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bộ Tư pháp, với trách nhiệm được Chính phủ giao “bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật” đã cùng với các Bộ, ngành nỗ lực thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Mới đây, Quốc hội cũng đã ban hành nhiều luật quan trọng liên quan đến bình đẳng giới và bảo vệ quyền của phụ nữ như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật phòng, chống mua bán người cùng với các luật có liên quan khác, đồng thời đang nỗ lực chuẩn bị các đạo luật quan trọng như Bộ luật hình sự sửa đổi, Bộ luật dân sự sửa đổi với các quy định liên quan đến phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em. Với khối lượng lớn các đạo luật sẽ được sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới phù hợp với tinh thần của Hiến pháp 2013 và triển khai thi hành các đạo luật này theo Kế hoạch từ nay đến năm 2016, cùng với việc đổi mới các hoạt động xét xử của Tòa án theo Hiến pháp 2013 và những yêu cầu đổi mới, phát triển đội ngũ làm công tác tư pháp, đội ngũ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, Bộ trưởng khẳng định sự hợp tác giữa hai Bên và hy vọng rằng trong thời gian tới đây, UN Women sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực Bộ Tư pháp trong công cuộc cải cách pháp luật và tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền con người, phù hợp với chính sách và chủ trương chung của UN Women.
Chủ tịch Ban Điều hành UN Women cảm ơn Bộ trưởng đã dành thời gian tiếp đoàn và cho biết đây là chuyến thăm thực địa đầu tiên của Ban Giám đốc (nhiệm kỳ từ tháng 01/2014). Chủ tịch Gonzalo Koncke Pizzorno nhận định, Việt Nam là một trong số các nước có nhiều thành tựu, tiến bộ trong lĩnh vực bình đẳng giới và có những thành công trong việc thực hiện Kế hoạch Một Liên hợp quốc. Việt Nam có vai trò quan trọng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Bộ Tư pháp có vai trò quan trọng trong hoàn thiện hệ thống pháp luật, triển khai thi hành pháp luật và giải quyết những thách thức nhằm bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Hoạt động tư pháp là một trong những lĩnh vực then chốt mà bất cứ quốc gia nào muốn đạt được sự bình đẳng giới đều phải chú trọng thực hiện, do đó, những lĩnh vực ưu tiên giữa UN Women và Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới đây. Chủ tịch Gonzalo Koncke Pizzorno cũng giới thiệu khái quát với Bộ trưởng về UN Women và Ban Điều hành, theo đó Ban Điều hành UN Women là cơ quan cao nhất của Tổ chức Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ, điều hành các hoạt động của UN Women và đưa ra các chính sách hoạt động cho tổ chức này trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 64/289. Các thành viên của Ban Điều hành do các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc bầu với nhiệm kỳ 3 năm. Tính đến nay, UN Women đã hỗ trợ Bộ Tư pháp 02 Dự án và 01 hoạt động đơn lẻ (phi dự án). Cả 02 Dự án và hoạt động phi dự án đều thuộc cấu phần của Chương trình nâng cao quyền con người của phụ nữ khu vực Đông Nam Á – CEDAW Giai đoạn II (2011-2015).
Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp đã có, Chủ tịch Ban Điều hành UN Women tin tưởng rằng thời gian tới, Bộ Tư pháp nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung sẽ có nhiều hợp tác phát triển hơn nữa với UN Women.