“Đoàn viên, thanh niên đang hào hứng tham gia cuộc thi “Sáng mãi truyền thống 75 năm Ngành Tư pháp Việt Nam”Ngày 29/6/2020, Bộ Tư pháp đã phát động Cuộc thi trực tuyến “Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành Tư pháp Việt Nam” trong phạm vi toàn quốc. Qua hơn 01 tháng triển khai, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của đoàn viên, thanh viên Bộ, ngành Tư pháp trên cả nước. Để tìm hiểu thêm về một số nội dung liên quan đến cuộc thi, những kết quả bước đầu cũng như những điểm cần lưu ý thêm đối với các thí sinh tham dự, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp đã có cuộc phỏng vấn với đồng chí Phạm Thị Thanh Nga, Phó Bí thư Đoàn Bộ, Phó trưởng Ban Tổ chức cuộc thi.PV: Thưa đồng chí Phó trưởng Ban Tổ chức cuộc thi, sau hơn 01 tháng phát động, đồng chí đánh giá như thế nào về tình hình triển khai hưởng ứng cuộc thi “Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành Tư pháp Việt Nam”?
Đồng chí Phạm Thị Thanh Nga: Như các bạn đã biết, Cuộc thi trực tuyến “Sáng mãi truyền thống 75 năm Ngành Tư pháp Việt Nam” là một trong những hoạt động tiêu biểu trong chuỗi nhiều sự kiện hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2020) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V, được Lãnh đạo Bộ giao Đoàn Thanh niên Bộ chủ trì thực hiện. Thường vụ Đoàn Bộ cũng xác định việc tổ chức Cuộc thi là một nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời là hoạt động sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống mang nhiều ý nghĩa, giúp đoàn viên, thanh niên có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc về lịch sử truyền thống vẻ vang của Bộ, Ngành Tư pháp, từ đó tạo động lực tinh thần cổ vũ, động viên công chức, viên chức, người lao động trẻ trong hệ thống cơ quan Tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự phát huy truyền thống quý báu, yêu ngành, yêu nghề, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm tiếp nối truyền thống quý báu của thế hệ đi trước. Với tính chất, ý nghĩa quan trọng của Cuộc thi, ngay sau ngày phát động, Ban Tổ chức đã tham mưu Ban Chỉ đạo tổ chức Cuộc thi ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai tổ chức Cuộc thi tới các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố, đồng thời có nhiều hoạt động quán triệt, phổ biến sâu rộng về Cuộc thi tới từng cơ sở đoàn, đoàn viên thanh niên thông qua nhiều cách thức khác nhau. Có thể nói, dưới sự chỉ đạo, quán triệt sát sao của các cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị, sự vào cuộc tích cực với tinh thần trách nhiệm cao của các cơ sở đoàn, đoàn viên thanh niên Bộ, ngành Tư pháp đang hào hứng tham gia Cuộc thi “Sáng mãi truyền thống 75 năm Ngành Tư pháp Việt Nam”, điều này đang góp phần tạo nên không khí thi đua sôi nổi, phấn khởi hướng tới dịp kỷ niệm quan trọng của Bộ, ngành chúng ta.
PV: Chỉ còn một vài ngày nữa sẽ kết thúc thời gian thi, đồng chí có lưu ý gì đối với các thí sinh tham gia dự thi?
Đồng chí Phạm Thị Thanh Nga: Cuộc thi trực tuyến “Sáng mãi truyền thống 75 năm Ngành Tư pháp Việt Nam” đang bước vào giai đoạn nước rút. Qua quá trình theo dõi, Ban Tổ chức nhận thấy có một số nội dung cần lưu ý thêm với các bạn đoàn viên, thanh niên như sau:
Thứ nhất, để được dự thi, thí sinh là cá nhân cần hoàn thành việc cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin theo hướng dẫn tại website. Đối với tập thể, thí sinh đại diện tham gia dự thi cần điền đầy đủ thông tin của Bí thư chi đoàn, đoàn cơ sở. Hiện nay, theo thống kê bước đầu của Ban Tổ chức, có tình trạng nhiều thí sinh tham gia dự thi nhưng không điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu (như không điền tên đơn vị), điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho Ban Tổ chức trong quá trình liên lạc, xác minh, thống kê và công nhận kết quả.
Thứ hai, đối tượng thi là cá nhân thì không giới hạn số lần thi. Vì vậy, thí sinh là cá nhân dự thi hoàn toàn có điều kiện để tìm hiểu kỹ nội dung từng câu hỏi trắc nghiệm, chủ động thực hiện việc dự thi đến thời điểm các bạn thấy phần thi của mình là tốt nhất. Tuy nhiên, đối với tập thể, thì chỉ được tham gia thi 01 lần duy nhất.
Thứ ba, nhiều thí sinh cũng chia sẻ với chúng tôi những khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo để phục vụ việc nghiên cứu, tham gia cuộc thi. Trên cơ sở tổng hợp, tìm kiếm các nguồn tư liệu, Ban Tổ chức cuộc thi đã công bố gợi ý một số tài liệu tham khảo cuộc thi như cuốn Biên niên lịch sử Bộ Tư pháp Việt Nam Tập 1, 2, 3 của Nhà xuất bản Tư pháp năm 2015 (được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, mục Giới thiệu); Báo cáo tổng kết công tác Tư pháp các năm: 2015, 2016, 2017, 2018, 2019; các tin bài công 10 sự kiện nổi bật của Ngành Tư pháp từ năm 2012 đến năm 2019… Hy vọng rằng, những tư liệu hữu ích trên sẽ giúp ích nhiều cho các thí sinh trong quá trình tra cứu, trả lời các câu hỏi của cuộc thi.
Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng muốn lưu ý thêm, mỗi phần thi dành cho cá nhân và tập thể đều có 20 câu hỏi, trong đó có 19 câu hỏi trắc nghiệm và 01 câu tự luận. Bài thi chỉ được coi là hợp lệ khi thí sinh trả lời đủ 20 câu hỏi. Đối với câu hỏi tự luận thí sinh sẽ viết bài tự luận có độ dài từ 350 đến 1000 từ nêu quan điểm của mình về vấn đề được hỏi. Cổng tham gia Cuộc thi trực tuyến sẽ chính thức khép lại vào ngày 10/8/2020. Sau thời gian trên, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ tiếp tục triển khai các khâu tiếp theo để đảm bảo thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch đề ra.
PV:Thưa đồng chí Phó trưởng ban Tổ chức cuộc thi, với bất kỳ cuộc thi nào, một trong những nội dung luôn được các thí sinh quan tâm là cách thức xác định người đạt giải và cơ cấu giải thưởng. Vậy, cách thức xác định người đạt giải và cơ cấu giải thưởng như thế nào?
Đồng chí Phạm Thị Thanh Nga: Đúng như bạn đề cập, cách thức xác định người đạt giải và cơ cấu giải thưởng là nội dung được nhiều thí sinh quan tâm. Đối với Cuộc thi trực tuyến“Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành Tư pháp Việt Namthí sinh đạt giải là thí sinh trả lời đúng nhiều câu hỏi trắc nghiệm nhất và có bài tự luận được đánh giá tốt nhất. Trường hợp nhiều thí sinh có số câu trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm bằng nhau thì thí sinh nào trả lời câu hỏi tự luận số 20 được đánh giá tốt nhất sẽ đạt giải theo thứ tự từ cao đến hết. Trường hợp nhiều thí sinh có số câu trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm bằng nhau, có điểm số trả lời câu số 20 bằng nhau thì ưu tiên thí sinh gửi bài thi sớm hơn. Việc chọn bài thi đạt giải do Ban Tổ chức quyết định trên cơ sở kết quả thi trắc nghiệm và đánh giá bài tự luận.
Về cơ cấu giải thưởng, Thể lệ cuộc thi đã quy định rất rõ các hạng mục giải thưởng dành cho cá nhân và tập thể. Theo đánh giá chung, cuộc thi lần này có giá trị tiền thưởng cao, hấp dẫn đối với thí sinh dự thi. Điều đặc biệt là các tập thể, cá nhân đạt giải nhất, giải nhì sẽ được Ban Tổ chức đề xuất tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Đây là một vinh dự lớn, thể hiện sự quan tâm, ghi nhận của Lãnh đạo Bộ đối với các tập thể, cá nhân có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt thành tích cao trong hưởng ứng, tham gia cuộc thi.
PV: Xin cảm ơn đồng chí./.
“Đoàn viên, thanh niên đang hào hứng tham gia cuộc thi “Sáng mãi truyền thống 75 năm Ngành Tư pháp Việt Nam”
06/08/2020
Ngày 29/6/2020, Bộ Tư pháp đã phát động Cuộc thi trực tuyến “Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành Tư pháp Việt Nam” trong phạm vi toàn quốc. Qua hơn 01 tháng triển khai, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của đoàn viên, thanh viên Bộ, ngành Tư pháp trên cả nước. Để tìm hiểu thêm về một số nội dung liên quan đến cuộc thi, những kết quả bước đầu cũng như những điểm cần lưu ý thêm đối với các thí sinh tham dự, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp đã có cuộc phỏng vấn với đồng chí Phạm Thị Thanh Nga, Phó Bí thư Đoàn Bộ, Phó trưởng Ban Tổ chức cuộc thi.
PV: Thưa đồng chí Phó trưởng Ban Tổ chức cuộc thi, sau hơn 01 tháng phát động, đồng chí đánh giá như thế nào về tình hình triển khai hưởng ứng cuộc thi “Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành Tư pháp Việt Nam”?
Đồng chí Phạm Thị Thanh Nga: Như các bạn đã biết, Cuộc thi trực tuyến “Sáng mãi truyền thống 75 năm Ngành Tư pháp Việt Nam” là một trong những hoạt động tiêu biểu trong chuỗi nhiều sự kiện hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2020) và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ V, được Lãnh đạo Bộ giao Đoàn Thanh niên Bộ chủ trì thực hiện. Thường vụ Đoàn Bộ cũng xác định việc tổ chức Cuộc thi là một nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời là hoạt động sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống mang nhiều ý nghĩa, giúp đoàn viên, thanh niên có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc về lịch sử truyền thống vẻ vang của Bộ, Ngành Tư pháp, từ đó tạo động lực tinh thần cổ vũ, động viên công chức, viên chức, người lao động trẻ trong hệ thống cơ quan Tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự phát huy truyền thống quý báu, yêu ngành, yêu nghề, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm tiếp nối truyền thống quý báu của thế hệ đi trước. Với tính chất, ý nghĩa quan trọng của Cuộc thi, ngay sau ngày phát động, Ban Tổ chức đã tham mưu Ban Chỉ đạo tổ chức Cuộc thi ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai tổ chức Cuộc thi tới các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố, đồng thời có nhiều hoạt động quán triệt, phổ biến sâu rộng về Cuộc thi tới từng cơ sở đoàn, đoàn viên thanh niên thông qua nhiều cách thức khác nhau. Có thể nói, dưới sự chỉ đạo, quán triệt sát sao của các cấp ủy, lãnh đạo các đơn vị, sự vào cuộc tích cực với tinh thần trách nhiệm cao của các cơ sở đoàn, đoàn viên thanh niên Bộ, ngành Tư pháp đang hào hứng tham gia Cuộc thi “Sáng mãi truyền thống 75 năm Ngành Tư pháp Việt Nam”, điều này đang góp phần tạo nên không khí thi đua sôi nổi, phấn khởi hướng tới dịp kỷ niệm quan trọng của Bộ, ngành chúng ta.
PV: Chỉ còn một vài ngày nữa sẽ kết thúc thời gian thi, đồng chí có lưu ý gì đối với các thí sinh tham gia dự thi?
Đồng chí Phạm Thị Thanh Nga: Cuộc thi trực tuyến “Sáng mãi truyền thống 75 năm Ngành Tư pháp Việt Nam” đang bước vào giai đoạn nước rút. Qua quá trình theo dõi, Ban Tổ chức nhận thấy có một số nội dung cần lưu ý thêm với các bạn đoàn viên, thanh niên như sau:
Thứ nhất, để được dự thi, thí sinh là cá nhân cần hoàn thành việc cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin theo hướng dẫn tại website. Đối với tập thể, thí sinh đại diện tham gia dự thi cần điền đầy đủ thông tin của Bí thư chi đoàn, đoàn cơ sở. Hiện nay, theo thống kê bước đầu của Ban Tổ chức, có tình trạng nhiều thí sinh tham gia dự thi nhưng không điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu (như không điền tên đơn vị), điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho Ban Tổ chức trong quá trình liên lạc, xác minh, thống kê và công nhận kết quả.
Thứ hai, đối tượng thi là cá nhân thì không giới hạn số lần thi. Vì vậy, thí sinh là cá nhân dự thi hoàn toàn có điều kiện để tìm hiểu kỹ nội dung từng câu hỏi trắc nghiệm, chủ động thực hiện việc dự thi đến thời điểm các bạn thấy phần thi của mình là tốt nhất. Tuy nhiên, đối với tập thể, thì chỉ được tham gia thi 01 lần duy nhất.
Thứ ba, nhiều thí sinh cũng chia sẻ với chúng tôi những khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài liệu tham khảo để phục vụ việc nghiên cứu, tham gia cuộc thi. Trên cơ sở tổng hợp, tìm kiếm các nguồn tư liệu, Ban Tổ chức cuộc thi đã công bố gợi ý một số tài liệu tham khảo cuộc thi như cuốn Biên niên lịch sử Bộ Tư pháp Việt Nam Tập 1, 2, 3 của Nhà xuất bản Tư pháp năm 2015 (được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, mục Giới thiệu); Báo cáo tổng kết công tác Tư pháp các năm: 2015, 2016, 2017, 2018, 2019; các tin bài công 10 sự kiện nổi bật của Ngành Tư pháp từ năm 2012 đến năm 2019… Hy vọng rằng, những tư liệu hữu ích trên sẽ giúp ích nhiều cho các thí sinh trong quá trình tra cứu, trả lời các câu hỏi của cuộc thi.
Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng muốn lưu ý thêm, mỗi phần thi dành cho cá nhân và tập thể đều có 20 câu hỏi, trong đó có 19 câu hỏi trắc nghiệm và 01 câu tự luận. Bài thi chỉ được coi là hợp lệ khi thí sinh trả lời đủ 20 câu hỏi. Đối với câu hỏi tự luận, thí sinh sẽ viết bài tự luận có độ dài từ 350 đến 1000 từ nêu quan điểm của mình về vấn đề được hỏi. Cổng tham gia Cuộc thi trực tuyến sẽ chính thức khép lại vào ngày 10/8/2020. Sau thời gian trên, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ tiếp tục triển khai các khâu tiếp theo để đảm bảo thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch đề ra.
PV: Thưa đồng chí Phó trưởng ban Tổ chức cuộc thi, với bất kỳ cuộc thi nào, một trong những nội dung luôn được các thí sinh quan tâm là cách thức xác định người đạt giải và cơ cấu giải thưởng. Vậy, cách thức xác định người đạt giải và cơ cấu giải thưởng như thế nào?
Đồng chí Phạm Thị Thanh Nga: Đúng như bạn đề cập, cách thức xác định người đạt giải và cơ cấu giải thưởng là nội dung được nhiều thí sinh quan tâm. Đối với Cuộc thi trực tuyến“Sáng mãi truyền thống 75 năm ngành Tư pháp Việt Nam”, thí sinh đạt giải là thí sinh trả lời đúng nhiều câu hỏi trắc nghiệm nhất và có bài tự luận được đánh giá tốt nhất. Trường hợp nhiều thí sinh có số câu trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm bằng nhau thì thí sinh nào trả lời câu hỏi tự luận số 20 được đánh giá tốt nhất sẽ đạt giải theo thứ tự từ cao đến hết. Trường hợp nhiều thí sinh có số câu trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm bằng nhau, có điểm số trả lời câu số 20 bằng nhau thì ưu tiên thí sinh gửi bài thi sớm hơn. Việc chọn bài thi đạt giải do Ban Tổ chức quyết định trên cơ sở kết quả thi trắc nghiệm và đánh giá bài tự luận.
Về cơ cấu giải thưởng, Thể lệ cuộc thi đã quy định rất rõ các hạng mục giải thưởng dành cho cá nhân và tập thể. Theo đánh giá chung, cuộc thi lần này có giá trị tiền thưởng cao, hấp dẫn đối với thí sinh dự thi. Điều đặc biệt là các tập thể, cá nhân đạt giải nhất, giải nhì sẽ được Ban Tổ chức đề xuất tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Đây là một vinh dự lớn, thể hiện sự quan tâm, ghi nhận của Lãnh đạo Bộ đối với các tập thể, cá nhân có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt thành tích cao trong hưởng ứng, tham gia cuộc thi.
PV: Xin cảm ơn đồng chí./.