Nghiên cứu, học tập quan điểm của Chủ tịch HCM về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng vĩ đại, Người đã có những cống hiến xuất sắc cho dân tộc Việt Nam và cho nhân loại tiến bộ. Nhân dịp Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1990), Tổ chức Giáo dục, khoa học Văn hóa Liên Hợp quốc (UNENSCO) đã phong tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh danh hiệu: “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới”.Đương thời, trong các tác phẩm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất nhiều lần đề cập đến những tiêu cực nảy sinh trong nội bộ Đảng, chính quyền và trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh không trực tiếp dùng các khái niệm như: “suy thoái” tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa”, nhưng Người đã đề cập rất nhiều căn bệnh để thể hiện sự suy thoái đó, cụ thể là:
1. Về suy thoái tư tưởng chính trị
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rất rõ những dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, trước hết là những biểu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng. Năm 1947, sau hai năm giành được chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu cán bộ, đảng viên sửa đổi lề lối làm việc, Người chỉ rõ phải đấu tranh với những hiện tượng thờ ơ trước những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái, nghe những lời bình luận không đúng cũng làm thinh không phản bác. Thậm chí nghe những lời phản bác cách mạng cũng không báo cáo cấp trên, ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán những đảng viên dao động, thiếu lý tưởng cách mạng “nếu chỉ có công tác thực tế, mà không có lý tưởng cách mạng thì cũng không phải là người đảng viên tốt, như thế chỉ là người sự vụ, chủ nghĩa tầm thường”.
Người khẳng định: “Đảng phải chống cái thói xem nhẹ học tập lý luận, vì không học lý luận thì chí khí khó cương quyết, không trông xa, thấy rộng, trong lúc đấu tranh để lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị, thậm chí hủ hóa xa rời cách mạng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cương quyết chống những nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị, lười học Chủ nghĩa Mác-Lê nin, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trong Đảng ta hiện nay còn có nhiều người chỉ biết vùi đầu vào công tác sự vụ, không nhận thức sự quan trọng của lý luận, cho nên còn có hiện tượng xem thường học tập hoặc không kiên quyết tìm biện pháp để điều hòa công tác và học tập, “có một số đồng chí không chịu nghiên cứu thực tế của cách mạng Việt Nam. Họ không hiểu rằng Chủ nghĩa Mác-Lê nin là kim chỉ nam cho hành động chứ không phải là kinh thánh. Vì vậy, họ chỉ học ít câu của Mác-Lê nin để lòa người ta. Lại có một số đồng chí khác chỉ bo bo giữ lấy kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu, nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc cách mạng. Người kiên quyết chống những biểu hiện không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng, sa sút ý chí chiến đấu, không gương mẫu trong công tác, vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm”.
2. Về tự phê bình và phê bình
Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết chỉ ra và đấu tranh với những biểu hiện không dám nhận khuyết điểm khi có khuyết điểm, thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. “Thái độ của một số khá đông là: đối với người khác thì phê bình đúng đắn, nhưng tự phê bình thì quá ôn hòa. Các đồng chí ấy không mạnh dạn công khai tự phê bình, không vui lòng tiếp thu phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên, không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của mình …nói tóm lại đối với người khác thì các đồng chí ấy rất “mác xít”, nhưng đối với bản thân mình thì mắc vào chủ nghĩa tự do”.
Mặt khác, trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, có đồng chí đáng phải trừng phạt, nhưng vì cảm tình, nể nang chỉ phê bình, cảnh cáo qua loa cho xong chuyện. Thậm chí còn có nơi che đậy cho nhau, lừa dối cấp trên, dám diếm đoàn thể. Thi hành kỷ luật như vậy làm cho các đồng chí không những không biết sửa lỗi mà còn khinh thường kỷ luật. Tai hại hơn nữa, nếu kỷ luật của đoàn thể lỏng lẻo, những phần tử phản động sẽ có cơ hội chui vào hàng ngũ ta để phá hoại đoàn thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy ví dụ: “Nếu tôi có vết nhọ trên trán, các đồng chí trông thấy lại lấy cớ “nể Cụ” không nói, thì tôi mang nhọ mãi. Nhọ trên trán thì không quan trọng, nhưng có vết nhọ ở trong óc, ở tinh thần mà không nói cho người ta sửa tức là hại người…Thấy cái xấu của người mà không phê bình là một khuyết điểm rất to. Không phê bình là để cái xấu của người ta phát triển”. Nói về từng người, nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình cứ sa vào lỗi lầm, đến nỗi hỏng việc. Thế thì khác nào thấy đồng chí mình ốm, mà không chữa cho họ. Nể nang mình, không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại. Thế thì khác nào mình tự bỏ thuốc độc cho mình
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều biểu hiện lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng hoặc vụ khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác không trong sáng “Khi phê bình ai, không phải vì Đảng, không phải vì tiến bộ, không phải vì công việc,mà chỉ công kích cá nhân, cải bướng, tiểu khí”,“Phê bình là cốt giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, cho nên thái độ của người phê bình phải nghiêm trang, đúng mực. Phải vạch rõ vì sao có khuyết điểm ấy, nó sẽ có kết quả xấu như thế nào, dùng phương pháp gì để sửa chữa, thuộc phải nhằm đúng bệnh. Tuyết đối không nên mỉa mai, bới móc, báo thù…Không nên phê bình lấy lệ. Càng không nên “Trước mặt không nói, xoi mói sau lưng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra và cương quyết đấu tranh với những biểu hiện, nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác, “Lại có những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu”. Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt thấy thịt bùi, theo gió bẻ buồm, không khí khái”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán những biểu hiện duy ý chí, áp đặt, báo thù, chỉ làm theo ý mình, không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợ lý của người khác, “Tự cho mình là cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết”, “Tự kiêu tức là cho mình việc gì cũng thành thạo, cũng làm được. Việc gì mình cũng giỏi hơn người khác. Mình là thần thánh, không cần học ai, hỏi ai”. Người chỉ ra rằng: “Trong Đảng ta có một số không ít đồng chí mắc bệnh công thần, cho rằng mình đã tham gia cách mạng lâu năm mà tự kiêu, tự mãn. Hoạt động cách mạng lân năm là tốt, nhưng phải khiệm tốn học tập để tiến bộ mãi”
3. Đối với hiếu danh và cá nhân chủ nghĩa
Chủ tịch Hồ Chí Minh cương quyết chống những biểu hiện tham vọng, chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức, kén chọn chức danh, vị trí công tác, Người gọi là: “Bệnh hiếu danh, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại”. Có khi vì cái tham vọng đó mà việc mà việc không đáng làm cũng làm, đến khi bị công kích, bị phê bình thì tinh thần lung lay, những người đó chỉ biết lên, không biết xuống”. Chỉ chịu được sung sướng mà không chịu được khổ, chỉ ham làm Chủ tịch này, Uỷ viên nọ, chứ không ham công tác thiết thực”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu “Phải khắc phục bệnh cá nhân chủ nghĩa, bệnh công thần, óc địa vị, nó đẻ ra nhiều cái xấu như xích mích, kèn cựa giữa cán bộ và giữa đảng viên, không ai phục ai, không ai giúp đỡ nhau, không cộng tác chặt chẽ với nhau, bệnh cá nhân còn dẫn đến tệ bảo thủ, quan liêu, tham ô, lãng phí, sợ khó, sợ khổ, thấy khó khăn thì đâm ra tiêu cực, bi quan”, từ đó dẫn đến những biểu hiện chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó, không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh, “Không phục tùng mệnh lệnh, không tuân thủ kỷ luật, cứ làm theo ý mình”.
Nguyễn Quốc Huy - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cơ quan Bộ Tư pháp
Nghiên cứu, học tập quan điểm của Chủ tịch HCM về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
12/09/2017
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng vĩ đại, Người đã có những cống hiến xuất sắc cho dân tộc Việt Nam và cho nhân loại tiến bộ. Nhân dịp Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1990), Tổ chức Giáo dục, khoa học Văn hóa Liên Hợp quốc (UNENSCO) đã phong tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh danh hiệu: “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới”.
Đương thời, trong các tác phẩm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất nhiều lần đề cập đến những tiêu cực nảy sinh trong nội bộ Đảng, chính quyền và trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh không trực tiếp dùng các khái niệm như: “suy thoái” tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa”, nhưng Người đã đề cập rất nhiều căn bệnh để thể hiện sự suy thoái đó, cụ thể là:
1. Về suy thoái tư tưởng chính trị
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rất rõ những dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, trước hết là những biểu hiện phai nhạt lý tưởng cách mạng. Năm 1947, sau hai năm giành được chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu cán bộ, đảng viên sửa đổi lề lối làm việc, Người chỉ rõ phải đấu tranh với những hiện tượng thờ ơ trước những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái, nghe những lời bình luận không đúng cũng làm thinh không phản bác. Thậm chí nghe những lời phản bác cách mạng cũng không báo cáo cấp trên, ai nói sao, ai làm gì cũng mặc kệ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán những đảng viên dao động, thiếu lý tưởng cách mạng “nếu chỉ có công tác thực tế, mà không có lý tưởng cách mạng thì cũng không phải là người đảng viên tốt, như thế chỉ là người sự vụ, chủ nghĩa tầm thường”.
Người khẳng định: “Đảng phải chống cái thói xem nhẹ học tập lý luận, vì không học lý luận thì chí khí khó cương quyết, không trông xa, thấy rộng, trong lúc đấu tranh để lạc phương hướng, kết quả là “mù chính trị, thậm chí hủ hóa xa rời cách mạng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cương quyết chống những nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị, lười học Chủ nghĩa Mác-Lê nin, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trong Đảng ta hiện nay còn có nhiều người chỉ biết vùi đầu vào công tác sự vụ, không nhận thức sự quan trọng của lý luận, cho nên còn có hiện tượng xem thường học tập hoặc không kiên quyết tìm biện pháp để điều hòa công tác và học tập, “có một số đồng chí không chịu nghiên cứu thực tế của cách mạng Việt Nam. Họ không hiểu rằng Chủ nghĩa Mác-Lê nin là kim chỉ nam cho hành động chứ không phải là kinh thánh. Vì vậy, họ chỉ học ít câu của Mác-Lê nin để lòa người ta. Lại có một số đồng chí khác chỉ bo bo giữ lấy kinh nghiệm lẻ tẻ. Họ không hiểu rằng lý luận rất quan trọng cho sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, họ cứ cắm đầu, nhắm mắt mà làm, không hiểu rõ toàn cuộc cách mạng. Người kiên quyết chống những biểu hiện không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng, sa sút ý chí chiến đấu, không gương mẫu trong công tác, vô kỷ luật, kỷ luật không nghiêm”.
2. Về tự phê bình và phê bình
Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết chỉ ra và đấu tranh với những biểu hiện không dám nhận khuyết điểm khi có khuyết điểm, thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. “Thái độ của một số khá đông là: đối với người khác thì phê bình đúng đắn, nhưng tự phê bình thì quá ôn hòa. Các đồng chí ấy không mạnh dạn công khai tự phê bình, không vui lòng tiếp thu phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên, không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của mình …nói tóm lại đối với người khác thì các đồng chí ấy rất “mác xít”, nhưng đối với bản thân mình thì mắc vào chủ nghĩa tự do”.
Mặt khác, trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, có đồng chí đáng phải trừng phạt, nhưng vì cảm tình, nể nang chỉ phê bình, cảnh cáo qua loa cho xong chuyện. Thậm chí còn có nơi che đậy cho nhau, lừa dối cấp trên, dám diếm đoàn thể. Thi hành kỷ luật như vậy làm cho các đồng chí không những không biết sửa lỗi mà còn khinh thường kỷ luật. Tai hại hơn nữa, nếu kỷ luật của đoàn thể lỏng lẻo, những phần tử phản động sẽ có cơ hội chui vào hàng ngũ ta để phá hoại đoàn thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy ví dụ: “Nếu tôi có vết nhọ trên trán, các đồng chí trông thấy lại lấy cớ “nể Cụ” không nói, thì tôi mang nhọ mãi. Nhọ trên trán thì không quan trọng, nhưng có vết nhọ ở trong óc, ở tinh thần mà không nói cho người ta sửa tức là hại người…Thấy cái xấu của người mà không phê bình là một khuyết điểm rất to. Không phê bình là để cái xấu của người ta phát triển”. Nói về từng người, nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình cứ sa vào lỗi lầm, đến nỗi hỏng việc. Thế thì khác nào thấy đồng chí mình ốm, mà không chữa cho họ. Nể nang mình, không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại. Thế thì khác nào mình tự bỏ thuốc độc cho mình”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều biểu hiện lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng hoặc vụ khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác không trong sáng “Khi phê bình ai, không phải vì Đảng, không phải vì tiến bộ, không phải vì công việc,mà chỉ công kích cá nhân, cải bướng, tiểu khí”, “Phê bình là cốt giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, cho nên thái độ của người phê bình phải nghiêm trang, đúng mực. Phải vạch rõ vì sao có khuyết điểm ấy, nó sẽ có kết quả xấu như thế nào, dùng phương pháp gì để sửa chữa, thuộc phải nhằm đúng bệnh. Tuyết đối không nên mỉa mai, bới móc, báo thù…Không nên phê bình lấy lệ. Càng không nên “Trước mặt không nói, xoi mói sau lưng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra và cương quyết đấu tranh với những biểu hiện, nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác, “Lại có những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu”. Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt thấy thịt bùi, theo gió bẻ buồm, không khí khái”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán những biểu hiện duy ý chí, áp đặt, báo thù, chỉ làm theo ý mình, không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợ lý của người khác, “Tự cho mình là cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết”, “Tự kiêu tức là cho mình việc gì cũng thành thạo, cũng làm được. Việc gì mình cũng giỏi hơn người khác. Mình là thần thánh, không cần học ai, hỏi ai”. Người chỉ ra rằng: “Trong Đảng ta có một số không ít đồng chí mắc bệnh công thần, cho rằng mình đã tham gia cách mạng lâu năm mà tự kiêu, tự mãn. Hoạt động cách mạng lân năm là tốt, nhưng phải khiệm tốn học tập để tiến bộ mãi”
3. Đối với hiếu danh và cá nhân chủ nghĩa
Chủ tịch Hồ Chí Minh cương quyết chống những biểu hiện tham vọng, chức quyền, không chấp hành sự phân công của tổ chức, kén chọn chức danh, vị trí công tác, Người gọi là: “Bệnh hiếu danh, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại”. Có khi vì cái tham vọng đó mà việc mà việc không đáng làm cũng làm, đến khi bị công kích, bị phê bình thì tinh thần lung lay, những người đó chỉ biết lên, không biết xuống”. Chỉ chịu được sung sướng mà không chịu được khổ, chỉ ham làm Chủ tịch này, Uỷ viên nọ, chứ không ham công tác thiết thực”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu “Phải khắc phục bệnh cá nhân chủ nghĩa, bệnh công thần, óc địa vị, nó đẻ ra nhiều cái xấu như xích mích, kèn cựa giữa cán bộ và giữa đảng viên, không ai phục ai, không ai giúp đỡ nhau, không cộng tác chặt chẽ với nhau, bệnh cá nhân còn dẫn đến tệ bảo thủ, quan liêu, tham ô, lãng phí, sợ khó, sợ khổ, thấy khó khăn thì đâm ra tiêu cực, bi quan”, từ đó dẫn đến những biểu hiện chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó, không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu, phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh, “Không phục tùng mệnh lệnh, không tuân thủ kỷ luật, cứ làm theo ý mình”.
Nguyễn Quốc Huy - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cơ quan Bộ Tư pháp