Hội thảo tham vấn dự thảo Báo cáo đánh giá khả năng Việt Nam gia nhập Công ước Singapore 07/09/2021

Công ước Singapore hay Công ước Singapore về hoà giải có tên đầy đủ là Công ước Liên hợp quốc về thỏa thuận quốc tế giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 20/12/2018, có hiệu lực từ ngày 12/9/2020 với 54 quốc gia đã ký và 7 quốc gia thành viên[1] gồm: Belarus, Ecuador, Fiji, Singapore, Qatar, Saudi Arabia và mới đây nhất là Honduras. Sau khi Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu, đánh giá các nội dung của Công ước và khả năng ký kết, gia nhập của Việt Nam[2]. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp đã triển khai nhiều hoạt động khác nhau, tăng cường hợp tác trong và ngoài nước.

Chi cục THADS TP. Thái Nguyên: Nỗ lực nâng cao hiệu quả thu hồi nợ xấu 06/09/2021

Trên địa bàn TP. Thái Nguyên hiện nay có 30 tổ chức tín dụng, trước bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đã ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế, thị trường bất động sản trầm lắng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng lên. Trước tình hình đó, số vụ việc thi hành án cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng tăng nhanh, số tiền phải thi hành án lớn, tạo ra áp lực cho cơ quan THADS và Chấp hành viên.

24 năm phát triển trợ giúp pháp lý, phù hợp với từng nhóm đối tượng 06/09/2021

24 năm thành lập (6/9/1997 - 6/9/2020) hệ thống trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công cuộc cải cách tư pháp; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yếu thế. Nhân dịp này, phóng viên đã phỏng vấn Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý Cù Thu Anh.

20 trợ giúp viên pháp lý và 10 luật sư nhiều vụ thành công nhất 02/09/2021

Trong những năm qua, công tác trợ giúp pháp lý đã ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong đời sống xã hội, góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ công lý, bảo đảm nguyên tắc và nâng cao chất lượng tranh tụng trong xét xử, từng bước tạo được uy tín và niềm tin của người dân vào tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Nghiệm thu cấp cơ sở Đề án khoa học cấp Bộ 01/09/2021

Sáng ngày 30/8/2021, Học viện Tư pháp đã tổ chức họp trực tuyến nghiệm thu cấp cơ sở Đề án khoa học cấp Bộ “Bồi dưỡng cán bộ tư pháp địa phương bằng phương pháp trực tuyến”. Đề án do TS. Trương Thế Côn – Phó giám đốc Học viện Tư pháp làm chủ nhiệm.

Tập huấn kỹ năng và phương pháp giảng dạy chương trình đào tạo nghề công chứng 31/08/2021

Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2021 của Dự án Hỗ trợ Học viện Tư pháp Quốc gia Lào, ngày 30/8, Học viện Tư pháp Việt Nam phối hợp với Học viện Tư pháp Quốc gia Lào tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng và phương pháp giảng dạy chương trình đào tạo nghề công chứng trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ Học viện Tư pháp Quốc gia Lào. Lớp tập huấn được tổ chức theo phương thức trực tuyến giữa điểm cầu Hà Nội và Viêng Chăn.

Kết quả thi hành án dân sự đạt hơn 38,6 nghìn tỷ đồng 28/08/2021

Công tác thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế được thống nhất, đồng bộ, hiệu quả; chú trọng việc thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng rà soát, đánh giá các khó khăn, vướng mắc để có giải pháp giải quyết hiệu quả trong thi hành án dân sự (THADS).

Các đơn vị thuộc Bộ: Nỗ lực thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn 28/08/2021

Trong những ngày cuối tháng 8 với nhiều sự kiện lịch sử của đất nước, kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam, các đơn vị thuộc Bộ đã nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn, thi đua lập thành tích chào mừng sự kiện đặc biệt này.

Trường Đại học Luật Hà Nội hỗ trợ lưu học sinh, sinh viên khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội 26/08/2021

Trong hai ngày 24,25/8, lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội đã trao quà hỗ trợ cho các lưu học sinh, sinh viên khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19.

Tọa đàm trực tuyến của Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương 26/08/2021

Sáng ngày 24/8/2021, Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trung ương đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến để cho ý kiến về nội dung Phiên họp lần thứ nhất của Hội đồng sau khi được kiện toàn theo Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ với sự tham dự của 17/21 thành viên Tổ Thư ký. Đồng chí Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp (Tổ trưởng Tổ Thư ký) chủ trì Tọa đàm. Tại Tọa đàm, đồng chí Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp (Tổ phó Tổ Thư ký) đã trình bày những nội dung cơ bản của dự thảo 04 tài liệu dự kiến xin ý kiến các thành viên Hội đồng tại Phiên họp lần thứ nhất: (i) Dự thảo Báo cáo của Bộ Tư pháp về kết quả công tác PBGDPL từ năm 2013 đến tháng 6/2021; phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021 và năm 2022; ii) Dự thảo Quy chế hoạt động Hội đồng; (iii) Dự thảo Kế hoạch hoạt động của Hội đồng những tháng cuối năm 2021; (iv) Dự thảo Quyết định phân công nhiệm vụ các thành viên Hội đồng.