Bàn về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 thuộc nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XII

11/02/2009
Bàn về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 thuộc nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XII
Ngày 06/02/2009, Bộ Tư pháp tổ chức họp bàn về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 thuộc nhiệm kỳ Quốc hội Khoá XII do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng chủ trì. Tham dự còn có lãnh đạo Vụ Pháp chế của các Bộ, ngành.

Theo quy định tại Điều 24 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật BHVBQPPL) ngày 03/6/2008, cớ hiệu lực từ ngày 0l/01/2009, thì đề nghị về luật, pháp lệnh của Chính phủ đối với Chương trình năm 2010 phải được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, đồng thời gửi uỷ ban Pháp luật thẩm tra chặm nhất là ngày 01/03/2009. Như vậy, Chính phủ phải xem xét, thảo luận về đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ để lập Chương trình này chậm nhất là vào phiên họp tháng 2 năm 2009.

Đây là yêu cầu mới vê thời hạn theo Luật BHVBQPPL năm 2008. So với thực tiễn lập chương trình trước đây theo quy định của Luật BHVBQPPL cũ, đã hết hiệu lực từ 31/12/2008 (thông thường, vào tháng 8 hàng năm Chính phủ mới thảo luận dự kiến chương trình xây dựng pháp luật cho năm sau để trình UBTVQH; còn Quốc hội thì xem xét thông qua chương trình năm sau vào phiên họp cuối năm của năm trước), thì Chương trình năm 2010 cần được chuẩn bị sớm hơn 6 tháng. Để bảo đảm tiến .độ lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 theo thời hạn nêu trên, ngày 12/01/2009, Bộ Tư pháp đã có công văn số 92/BTP-VĐCXDPL gửi Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang .bộ về việc lập đề nghị các dự án luật, pháp lệnh cho Chương trình 2010 và đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ lập đề nghị gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 24/01/2009. Tuy nhiên, cho đến ngày 03/02/2009, Bộ Tư pháp mới chỉ  nhận được công văn đề nghị của 04 bộ, cơ quan ngang bộ là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra Chính phủ.

Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện tại có 105 Dự án luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XII thuộc Chương trình chính thức (kể cả các dự án được bổ sung theo Nghị quyết số 27/2008/QHi2 ngày 15/11/2008 của Quốc hội, trong đó cớ 89 dự án luật và 16 dự án pháp lệnh) và 35 dự án thuộc Chương trình chuẩn bị. Trong hai năm 2007-2008 đã thông qua được 35 dự án. Năm 2009 dự kiến thông qua 34 dự án 33 luật và 01 pháp lệnh). Nếu chương trình năm 2009 được thực hiện xong (thực tế cho thấy thường là rất khó hoàn thành được vì mỗi năm Quốc hội thường chỉ thông qua được khoảng 20-25 luật) thì Chương trình 2010 và 2011 vẫn còn 51 luật (trong đó có 15 luật được đề nghị đưa từ Chương trình chuẩn bị lên Chương trình chính thức) và 10 pháp lệnh. Ngoài ra, còn phải đề xuất các dự án luật, pháp lệnh mới ngoài Chương trình khoá XII cần được đề nghị bổ sung theo các Nghị quyết của Đàng, Quốc hội và Chính phủ, đặc biệt là các chương trình hành động, công tác trọng tâm trong các năm 2009-2011 như Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bản đảng an sinh xã hội.

Trong hai năm 2010-2011 của nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII chỉ còn 03 kỳ Họp; theo thông lệ thì kỳ họp cuối cùng (tháng 3/2011) Quốc hội chỉ đành thời gian tổng kết các hoạt động trong nhiệm kỳ, về cơ bản không thảo luận về các dự án luật, trừ những dự án luật cấp thiết nhất. Như vậy, số lượng các dự án luật còn lại của Chương trình cả nhiệm kỳ nêu trên (kể cả các dự án từ năm 2009 chưa hoàn thành được chuyển sang) hầu như dồn hết vào năm 2010.

Do đó các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo sát sao và quyết liệt cho các đơn vị chức năng, phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp chế, lập dự kiến các dự án luật, pháp lệnh cho Chương trình 2010. Rà soát kỹ chương trình xây dựng toàn khoá Quốc hội 2007-201l để xem những dự án nào còn lại để đưa vào Chương trình 2010; Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phong Chính phủ, khẩn trương lập dự kiến nêu trên. Quy định mới của Luật BHVBQPPL đòi hỏi các bộ, cơ quan ngang bộ phải có trách nhiệm cao hơn về việc lập chương trình xây dựng luật trong đó đặc biệt chú ý đến tính khả thi của việc soạn thảo văn bản, dự báo được tính chất phức tạp cũng như yêu cầu về mặt thủ tục, nội dung của dự án để quyết định đưa vào chương trình, tránh tình trạng kéo dài tiến độ, xin lùi thời hạn. Do số lượng văn bản nhiều, đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ xác định rõ thứ tự ưu tiên của văn bản quy phạm pháp luật dự kiến được ban hành trong năm 2010.

Phương An