Tăng cường năng lực tiếp cận công lý cho người dânNgày 10/7, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp phối hợp với Quỹ Hanns Seidel Foundation, Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Tăng cường tiếp cận công lý.Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý cho biết, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc tăng cường tiếp cận công lý cho người dân. Cụ thể, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, các cơ quan tư pháp không ngừng đổi mới, cải cách thủ tục hành chính tư pháp được đẩy mạnh, các dịch vụ trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật ngày càng được mở rộng, đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tư pháp, xây dựng Tòa án điện tử, công khai thông tin bản án, quyết định đã góp phần nâng cao tính minh bạch và hiệu quả.
Tuy nhiên, năng lực tiếp cận công lý của người dân vẫn còn nhiều dư địa cần cải thiện. Trên cơ sở đó, Hội thảo sẽ tập trung trao đổi, thảo luận một số nội dung trọng tâm gồm: Phân tích thực trạng năng lực tiếp cận công lý của người dân; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và các mô hình sáng tạo trong nước; đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi và toàn diện nhằm hoàn thiện khung pháp luật; nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tư pháp; tăng cường truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Viện trưởng Nguyễn Văn Cương phát biểu khai mạc.Về những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, TS Trần Thị Hồng Hạnh, Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, năng lực tiếp cận công lý của người dân Việt Nam hiện nay đang trong quá trình phát triển và có những chuyển biến tích cực. Nhận thức pháp luật và nhu cầu tìm kiếm công lý ngày càng tăng lên. Hệ thống pháp luật và các thiết chế tư pháp ngày càng được củng cố: Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp (tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án).
Nguồn thông tin pháp lý hiện nay khá đa dạng, người dân có thể dân tiếp cận thông tin pháp lý thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm: Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương; các văn bản quy phạm pháp luật được công bố trên Công báo; Phương tiện truyền thông: Báo chí, đài phát thanh, truyền hình với các chuyên mục pháp luật…>
Các đại biểu dự Hội thảo.
Đồng thời, TS Trần Thị Hồng Hạnh đề xuất một số giải pháp nâng cao mức độ hiểu biết pháp luật cụ thể như: Đổi mới nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tập trung vào các quy định pháp luật thiết yếu, liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày như quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân trong các lĩnh vực như đất đai, hôn nhân và gia đình, thừa kế, giao thông, tiêu dùng, lao động, bảo hiểm xã hội...; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện. Xây dựng các nền tảng trực tuyến: Phát triển các trang web, ứng dụng di động cung cấp thông tin pháp luật chính thống, dễ dàng tìm kiếm và truy cập. Tận dụng sức lan tỏa của mạng xã hội để truyền tải thông tin pháp luật một cách nhanh chóng và rộng rãi, chính thống; đưa nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giáo dục quốc dân; đẩy mạnh xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ một số nội dung liên quan đến năng lực tiếp cận công lý của người dân; nội dung về yêu cầu tăng cường tiếp cận công lý trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; giải pháp nhằm bảo đảm năng lực tiếp cận công lý của người dân thông qua hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý và kinh nghiệm của các quốc gia châu Á về tăng cường tiếp cận công lý…T.Oanh
Tăng cường năng lực tiếp cận công lý cho người dân
10/07/2025
Ngày 10/7, Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp phối hợp với Quỹ Hanns Seidel Foundation, Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Tăng cường tiếp cận công lý.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý cho biết, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc tăng cường tiếp cận công lý cho người dân. Cụ thể, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, các cơ quan tư pháp không ngừng đổi mới, cải cách thủ tục hành chính tư pháp được đẩy mạnh, các dịch vụ trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật ngày càng được mở rộng, đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tư pháp, xây dựng Tòa án điện tử, công khai thông tin bản án, quyết định đã góp phần nâng cao tính minh bạch và hiệu quả.
Tuy nhiên, năng lực tiếp cận công lý của người dân vẫn còn nhiều dư địa cần cải thiện. Trên cơ sở đó, Hội thảo sẽ tập trung trao đổi, thảo luận một số nội dung trọng tâm gồm: Phân tích thực trạng năng lực tiếp cận công lý của người dân; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và các mô hình sáng tạo trong nước; đề xuất các giải pháp cụ thể, khả thi và toàn diện nhằm hoàn thiện khung pháp luật; nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tư pháp; tăng cường truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Viện trưởng Nguyễn Văn Cương phát biểu khai mạc.
Về những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, TS Trần Thị Hồng Hạnh, Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, năng lực tiếp cận công lý của người dân Việt Nam hiện nay đang trong quá trình phát triển và có những chuyển biến tích cực. Nhận thức pháp luật và nhu cầu tìm kiếm công lý ngày càng tăng lên. Hệ thống pháp luật và các thiết chế tư pháp ngày càng được củng cố: Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp (tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án).
Nguồn thông tin pháp lý hiện nay khá đa dạng, người dân có thể dân tiếp cận thông tin pháp lý thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm: Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương; các văn bản quy phạm pháp luật được công bố trên Công báo; Phương tiện truyền thông: Báo chí, đài phát thanh, truyền hình với các chuyên mục pháp luật…
Các đại biểu dự Hội thảo.
Đồng thời, TS Trần Thị Hồng Hạnh đề xuất một số giải pháp nâng cao mức độ hiểu biết pháp luật cụ thể như: Đổi mới nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tập trung vào các quy định pháp luật thiết yếu, liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày như quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân trong các lĩnh vực như đất đai, hôn nhân và gia đình, thừa kế, giao thông, tiêu dùng, lao động, bảo hiểm xã hội...; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện. Xây dựng các nền tảng trực tuyến: Phát triển các trang web, ứng dụng di động cung cấp thông tin pháp luật chính thống, dễ dàng tìm kiếm và truy cập. Tận dụng sức lan tỏa của mạng xã hội để truyền tải thông tin pháp luật một cách nhanh chóng và rộng rãi, chính thống; đưa nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giáo dục quốc dân; đẩy mạnh xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ một số nội dung liên quan đến năng lực tiếp cận công lý của người dân; nội dung về yêu cầu tăng cường tiếp cận công lý trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; giải pháp nhằm bảo đảm năng lực tiếp cận công lý của người dân thông qua hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý và kinh nghiệm của các quốc gia châu Á về tăng cường tiếp cận công lý…
T.Oanh