Dấu ấn ‘Pháp luật Việt Nam’ trên hành trình xây dựng và thi hành pháp luậtTheo đánh giá, ghi nhận của nhiều độc giả, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) không bó hẹp mình là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp mà đã tích cực hòa mình vào dòng chảy sôi động của đất nước. Sự chuyển mình, lớn mạnh không ngừng về nghiệp vụ của Báo PLVN qua 40 năm trưởng thành đã đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng và thi hành pháp luật, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng thể chế mới cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Từ truyền thông hiệu quả về mô hình Ngày Pháp luật
Có thể kể đến đóng góp ấn tượng của Báo PLVN trong hành trình xây dựng và thi hành pháp luật là đã tổ chức truyền thông rất hiệu quả để Ngày Pháp luật được thể chế hóa trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2012.
Bắt nguồn từ sáng kiến đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, một số địa phương như Hà Tây (trước đây), Tiền Giang (nay là Đồng Tháp), Long An (nay là Tây Ninh)… đã tổ chức triển khai mô hình Ngày Pháp luật với tính chất là một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung để cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật. Báo PLVN đã tập trung thông tin, phản ánh, tổ chức một số hội thảo, tọa đàm về mô hình này với sự tham dự của nhiều chuyên gia pháp luật đầu ngành vào thời điểm đó. Và kết quả đã rõ - mô hình này được Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ (nay là Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương) đánh giá đây là một cách làm mới, tích cực, góp phần đa dạng hóa các hình thức PBGDPL và đã chỉ đạo, hướng dẫn nhân rộng mô hình này trên phạm vi toàn quốc.
Đặc biệt, xuất phát từ vai trò của pháp luật và những mô hình, sáng kiến về Ngày Pháp luật của địa phương, kết hợp với việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, trong quá trình xây dựng Luật PBGDPL, theo đề xuất của Chính phủ, Ngày Pháp luật đã chính thức được thể chế hóa trong Luật PBGDPL năm 2012. Cụ thể, Điều 8 Luật PBGDPL quy định: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.
Tính đến nay, Ngày Pháp luật đã được tổ chức trang trọng trong suốt 12 năm, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tham dự và có những phát biểu chỉ đạo quan trọng tại các buổi lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật. Ngày Pháp luật Việt Nam đã trở thành một sự kiện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm thi hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Đến sự chủ động trong tiếp cận các vấn đề pháp lý lớn của đất nước
Nếu như với mô hình Ngày Pháp luật, Báo PLVN đóng vai trò quan trọng trong công tác truyền thông cho mô hình này thì những năm gần đây, Báo đã ngày càng chủ động trong tiếp cận phản ánh các vấn đề, sự kiện pháp lý lớn của đất nước. Điều đó thể hiện qua việc xây dựng hàng loạt chuyên trang, chuyên mục trên các ấn phẩm của Báo, qua việc tổ chức rất nhiều hội thảo, tọa đàm, talkshows… về xây dựng và thi hành pháp luật.
Nổi bật, ngay khi Nghị quyết số 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” được thông qua, Báo PLVN đã tổ chức một số cuộc tọa đàm đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống và duy trì chuyên mục về Nghị quyết 27-NQ/TW trong nhiều tháng để ghi nhận, phản ánh các ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà quản lý… giúp các cơ quan, đơn vị, người dân hiểu hơn về tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để xây dựng Nhà nước pháp quyền, về các giải pháp bảo đảm triển khai tốt nhất Nghị quyết 27-NQ/TW...
Không những thế, ngày 1/22/2024, Báo PLVN đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới”. Tọa đàm do TS Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì với sự tham gia của rất nhiều “tên tuổi” hàng đầu như GS.TS Trần Ngọc Đường - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TS Lê Hồng Hạnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển; GS.TS Phan Trung Lý - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; GS. TS Hoàng Thị Kim Quế - Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Nhà báo Nhị Lê - nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) Phạm Tuấn Khải… cùng trao đổi, thảo luận về những định hướng đổi mới công tác xây dựng pháp luật.
Điều khiến Tọa đàm này trở nên đặc biệt là sau đấy chỉ ít ngày - ngày 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 2024. Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư đã đặt ra một số yêu cầu về đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luật, trong đó nhấn mạnh “phải coi việc lãnh đạo công tác thi hành pháp luật để bảo đảm thượng tôn Hiến pháp, pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, của mỗi đảng viên”, “tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, trước hết là trong cán bộ, đảng viên và cán bộ, đảng viên ngành Tư pháp”...
Gần đây nhất, ngày 9/1/2025, Báo PLVN tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”. Tọa đàm tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tư pháp và do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì với sự tham dự của nhiều chuyên gia kinh tế, chuyên gia luật pháp, đại diện các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam… nhằm đáp ứng yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41-NQ/TW, tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế, cũng như có những chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Bởi chỉ khi những doanh nghiệp có những lợi thế nhất định, mới cạnh tranh và tạo thương hiệu cho đất nước ta trên con đường hội nhập sâu rộng, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Ngoài ra, Báo PLVN hiện vẫn đang duy trì nhiều chuyên mục lớn khẳng định tầm vóc, dấu ấn của thương hiệu PLVN quyết tâm đồng hành cùng Bộ, Chính phủ trong công cuộc đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật. Đó là các chuyên mục như Đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống, Thể chế trong kỷ nguyên mới, Phân cấp, phân quyền - tạo không gian phát triển mới… Đáng chú ý là sắp tới đây Báo sẽ tổng kết và tổ chức bình chọn “Gương sáng Pháp luật” lần thứ 3, năm 2025 để lựa chọn tôn vinh các gương sáng đại diện cho các ngành, lĩnh vực và địa phương đã có những đóng góp tích cực trong công tác xây dựng, tổ chức và thi hành pháp luật, qua đó lan tỏa những hình ảnh đẹp, những tấm gương anh dũng, đức hy sinh của người dân và cán bộ, công chức trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc bình chọn, tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong xây dựng và thi hành pháp luật cũng nhằm đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, PBGDPL; lan tỏa ý thức “thượng tôn pháp luật”, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Thục Quyên
Dấu ấn ‘Pháp luật Việt Nam’ trên hành trình xây dựng và thi hành pháp luật
10/07/2025
Theo đánh giá, ghi nhận của nhiều độc giả, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) không bó hẹp mình là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp mà đã tích cực hòa mình vào dòng chảy sôi động của đất nước. Sự chuyển mình, lớn mạnh không ngừng về nghiệp vụ của Báo PLVN qua 40 năm trưởng thành đã đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng và thi hành pháp luật, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng thể chế mới cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Từ truyền thông hiệu quả về mô hình Ngày Pháp luật
Có thể kể đến đóng góp ấn tượng của Báo PLVN trong hành trình xây dựng và thi hành pháp luật là đã tổ chức truyền thông rất hiệu quả để Ngày Pháp luật được thể chế hóa trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2012.
Bắt nguồn từ sáng kiến đa dạng hóa các hình thức PBGDPL, một số địa phương như Hà Tây (trước đây), Tiền Giang (nay là Đồng Tháp), Long An (nay là Tây Ninh)… đã tổ chức triển khai mô hình Ngày Pháp luật với tính chất là một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung để cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật. Báo PLVN đã tập trung thông tin, phản ánh, tổ chức một số hội thảo, tọa đàm về mô hình này với sự tham dự của nhiều chuyên gia pháp luật đầu ngành vào thời điểm đó. Và kết quả đã rõ - mô hình này được Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ (nay là Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương) đánh giá đây là một cách làm mới, tích cực, góp phần đa dạng hóa các hình thức PBGDPL và đã chỉ đạo, hướng dẫn nhân rộng mô hình này trên phạm vi toàn quốc.
Đặc biệt, xuất phát từ vai trò của pháp luật và những mô hình, sáng kiến về Ngày Pháp luật của địa phương, kết hợp với việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, trong quá trình xây dựng Luật PBGDPL, theo đề xuất của Chính phủ, Ngày Pháp luật đã chính thức được thể chế hóa trong Luật PBGDPL năm 2012. Cụ thể, Điều 8 Luật PBGDPL quy định: “Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.
Tính đến nay, Ngày Pháp luật đã được tổ chức trang trọng trong suốt 12 năm, nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tham dự và có những phát biểu chỉ đạo quan trọng tại các buổi lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật. Ngày Pháp luật Việt Nam đã trở thành một sự kiện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm thi hành và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, sử dụng pháp luật để bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Đến sự chủ động trong tiếp cận các vấn đề pháp lý lớn của đất nước
Nếu như với mô hình Ngày Pháp luật, Báo PLVN đóng vai trò quan trọng trong công tác truyền thông cho mô hình này thì những năm gần đây, Báo đã ngày càng chủ động trong tiếp cận phản ánh các vấn đề, sự kiện pháp lý lớn của đất nước. Điều đó thể hiện qua việc xây dựng hàng loạt chuyên trang, chuyên mục trên các ấn phẩm của Báo, qua việc tổ chức rất nhiều hội thảo, tọa đàm, talkshows… về xây dựng và thi hành pháp luật.
Nổi bật, ngay khi Nghị quyết số 27-NQ/TW “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” được thông qua, Báo PLVN đã tổ chức một số cuộc tọa đàm đưa Nghị quyết 27 vào cuộc sống và duy trì chuyên mục về Nghị quyết 27-NQ/TW trong nhiều tháng để ghi nhận, phản ánh các ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà quản lý… giúp các cơ quan, đơn vị, người dân hiểu hơn về tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để xây dựng Nhà nước pháp quyền, về các giải pháp bảo đảm triển khai tốt nhất Nghị quyết 27-NQ/TW...
Không những thế, ngày 1/22/2024, Báo PLVN đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới”. Tọa đàm do TS Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì với sự tham gia của rất nhiều “tên tuổi” hàng đầu như GS.TS Trần Ngọc Đường - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; GS.TS Lê Hồng Hạnh - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển; GS.TS Phan Trung Lý - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; GS. TS Hoàng Thị Kim Quế - Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Nhà báo Nhị Lê - nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ) Phạm Tuấn Khải… cùng trao đổi, thảo luận về những định hướng đổi mới công tác xây dựng pháp luật.
Điều khiến Tọa đàm này trở nên đặc biệt là sau đấy chỉ ít ngày - ngày 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 2024. Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư đã đặt ra một số yêu cầu về đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luật, trong đó nhấn mạnh “phải coi việc lãnh đạo công tác thi hành pháp luật để bảo đảm thượng tôn Hiến pháp, pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, của mỗi đảng viên”, “tập trung xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, trước hết là trong cán bộ, đảng viên và cán bộ, đảng viên ngành Tư pháp”...
Gần đây nhất, ngày 9/1/2025, Báo PLVN tổ chức Tọa đàm “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam”. Tọa đàm tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tư pháp và do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì với sự tham dự của nhiều chuyên gia kinh tế, chuyên gia luật pháp, đại diện các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam… nhằm đáp ứng yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41-NQ/TW, tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế, cũng như có những chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Bởi chỉ khi những doanh nghiệp có những lợi thế nhất định, mới cạnh tranh và tạo thương hiệu cho đất nước ta trên con đường hội nhập sâu rộng, cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Ngoài ra, Báo PLVN hiện vẫn đang duy trì nhiều chuyên mục lớn khẳng định tầm vóc, dấu ấn của thương hiệu PLVN quyết tâm đồng hành cùng Bộ, Chính phủ trong công cuộc đổi mới tư duy xây dựng và thi hành pháp luật. Đó là các chuyên mục như Đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống, Thể chế trong kỷ nguyên mới, Phân cấp, phân quyền - tạo không gian phát triển mới… Đáng chú ý là sắp tới đây Báo sẽ tổng kết và tổ chức bình chọn “Gương sáng Pháp luật” lần thứ 3, năm 2025 để lựa chọn tôn vinh các gương sáng đại diện cho các ngành, lĩnh vực và địa phương đã có những đóng góp tích cực trong công tác xây dựng, tổ chức và thi hành pháp luật, qua đó lan tỏa những hình ảnh đẹp, những tấm gương anh dũng, đức hy sinh của người dân và cán bộ, công chức trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc bình chọn, tôn vinh các cá nhân tiêu biểu trong xây dựng và thi hành pháp luật cũng nhằm đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, PBGDPL; lan tỏa ý thức “thượng tôn pháp luật”, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Thục Quyên