Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về mô hình dịch vụ hỗ trợ nuôi con nuôi của ItaliaTrong 02 ngày, 09 và 10/5/2024, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của I-ta-li-a (CAI) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về mô hình dịch vụ hỗ trợ nuôi con nuôi của I-ta-li-a tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng chủ trì Hội thảo có ông Đặng Trần Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Con nuôi, Bộ Tư pháp và ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch CAI, cùng với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu của I-ta-li-a về chăm sóc, bảo vệ trẻ em, các cán bộ công tác xã hội, chuyên gia tâm lý, chuyên gia y tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi và đại diện của Vụ Con nuôi, Sở Tư pháp, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Cơ sở trợ giúp xã hội của các địa phương: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Cần Thơ.(Ông Đặng Trần Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Con nuôi, Bộ Tư pháp phát biểu khai mạc Hội nghị)Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đặng Trần Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Con nuôi, Bộ Tư pháp Việt Nam chia sẻ, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em tiếp cận bình đẳng nguồn lực, hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội; đồng thời khẳng định, việc nuôi con nuôi còn vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi; bảo đảm con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình và tôn trọng quyền của trẻ em.
Theo ông Đặng Trần Anh Tuấn, ý kiến, góp ý từ chuyên gia trong và ngoài nước thông qua hội thảo sẽ giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác giải quyết nuôi con nuôi có cái nhìn rộng hơn; đồng thời tăng cường năng lực trong việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai mô hình, các dịch vụ hỗ trợ nuôi con nuôi. Đây còn là kênh tham khảo để cơ quan chức năng hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 và Nghị định 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi trước khi trình Chính phủ.
(Ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của I-ta-li-a)Ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch CAI cho biết, các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa Việt Nam và I-ta-li-a trên cơ sở Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Italy năm 2003 cũng như Công ước La Hay số 33 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi trong những năm qua đã góp phần tạo nên nhiều gia đình mới đa sắc tộc, tôn trọng bản sắc cá nhân và cuộc sống trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất của mỗi trẻ em bị bỏ rơi hoặc trẻ em không nơi nương tựa, hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình giải quyết nuôi con nuôi. Ông Vincenzo Starita cho rằng Hội thảo này là cơ hội tốt để các chuyên gia đa ngành của I-ta-li-a trình bày, chia sẻ quan điểm, cơ chế, cách thức hỗ trợ cho công tác giải quyết nuôi con nuôi để bảo đảm việc nuôi con nuôi thực sự là hình thức chăm sóc thay thế lâu dài, bền vững cho trẻ em, đồng thời bảo đảm quyền cơ bản của trẻ em là được lớn lên và giáo dục trong gia đình.>Hội thảo đã lắng nghe 12 chuyên đề trình bày từ các chuyên gia I-ta-li-a giới thiệu về pháp luật nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài của I-ta-li-a, cũng như chia sẻ những kinh nghiệm ở cả ba giai đoạn: trước, trong và sau khi giải quyết nuôi con nuôi, như: Việc đào tạo các kỹ năng làm cha mẹ nuôi, đánh giá các điều kiện của người nhận con nuôi, hỗ trợ con nuôi hòa nhập với môi trường xã hội, gia đình và trường học. Các Tổ chức con nuôi với đội ngũ chuyên gia tâm lý, xã hội, y tế dày dặn kinh nghiệm có vai trò quan trọng trong quá trình tập huấn, phỏng vấn cha mẹ nuôi về sự sẵn sàng cũng như những chuẩn bị cần thiết cho việc nhận con nuôi; nâng cao nhận thức của cặp vợ chồng về khả năng và hạn chế của bản thân, những kỳ vọng, động lực và nỗi lo sợ của họ khi đón nhận một thành viên mới; hỗ trợ của các Tổ chức con nuôi cho cha mẹ nuôi trong việc giúp con nuôi tìm hiểu về nguồn gốc của mình để trẻ em không bị “sốc” hoặc sang chấn tâm lý khi biết về thân phận thực sự của mình.
Tại Hội thảo, các cán bộ của Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) cũng đã đánh giá tính cần thiết của công tác hỗ trợ trong quy trình giải quyết nuôi con nuôi; thực trạng công tác xã hội và hỗ trợ nuôi con nuôi và định hướng thực hiện hoạt động công tác xã hội và hỗ trợ trong thời gian tới. Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để các đại biểu trao đổi, thảo luận. Về cơ bản, các đại biểu đều đánh giá cao hệ thống nuôi con nuôi của I-ta-li-a và thể hiện yên tâm đối với việc trẻ em Việt Nam được giải quyết cho làm con nuôi của các gia đình người I-ta-li-a.
(Bà Phạm Thị Kim Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Con nuôi, Bộ Tư pháp trình bày tại Hội nghị)Bà Phạm Thị Kim Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Con nuôi, Bộ Tư pháp chia sẻ mối quan hệ nuôi con nuôi thất bại do người nhận nuôi con và trẻ được nhận làm con nuôi chưa chuẩn bị tâm lý, tư vấn, tập huấn, trang bị kỹ năng cần thiết. Việc đánh giá điều kiện nuôi con nuôi mới chỉ tập trung yếu tố pháp lý, chưa chú trọng yếu tố tâm lý, gia đình, xã hội…
Định hướng công tác xã hội và hỗ trợ trong giải quyết việc nuôi con nuôi thời gian tới, bà Phạm Thị Kim Anh cho rằng, cần xây dựng mô hình triển khai công tác xã hội, hỗ trợ theo quy định. Trong đó, nhiệm vụ chung là đánh giá nguy cơ và xác định nhu cầu của trẻ em cần được bảo vệ; tham gia quá trình xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi. Đặc biệt đẩy mạnh tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý và nguồn trợ giúp khác…
(Chị Linh Bubbio chia sẻ câu chuyện được nhận làm con nuôi ở I-ta-li-a)Đặc biệt, Hội thảo đã lắng nghe câu chuyện của cô con nuôi Linh Bubbio – là trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở I-ta-li-a. Câu chuyện xúc động của cô đã chạm tới trái tim của rất nhiều đại biểu. Cô rất vui vì giờ đây ngoài Việt Nam, cô còn có quê hương thứ hai đó là I-ta-li-a. Cô bày tỏ sự tự hào khi là cầu nối giữa hai đất nước và hiện tại vẫn tiếp tục trong hành trình đó. Cô thể hiện sự biết ơn đối với gia đình cha mẹ nuôi I-ta-li-a và cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. Hiện nay, cô là một họa sỹ có tiếng ở I-ta-li-a, đang học Thạc sỹ về hội họa và lựa chọn Việt Nam là chủ đề nghiên cứu.
(Đoàn chuyên gia I-ta-li-a và Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) đã đến thăm Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)Bên lề hoạt động trên, chiều ngày 10/5/2024, Đoàn chuyên gia của I-ta-li-a và Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) đã đến thăm Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, lãnh đạo Trung tâm đã giới thiệu về tình hình chung và số lượng trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm. Đoàn chuyên gia của I-ta-li-a đánh giá cao cơ sở vật chất và việc chăm sóc trẻ em của các cô bảo mẫu, đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm cho các cán bộ và nhân viên của Trung tâm về kinh nghiệm của I-ta-li-a về các dịch vụ hỗ trợ.
(Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm)Hội thảo và hoạt động bên lề đã thành công tốt đẹp. Đoàn công tác I-ta-li-a đánh giá cao công tác chuẩn bị của phía Việt Nam và ghi nhận những kết quả Việt Nam đã làm được trong lĩnh vực nuôi con nuôi, bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với Việt Nam những kinh nghiệm của I-ta-li-a để giúp Việt Nam phát triển hệ thống nuôi con nuôi cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Bộ Tư pháp bày tỏ sự cảm ơn đối với Đoàn chuyên gia của I-ta-li-a đã thu xếp thời gian trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam và hy vọng tiếp tục nhận được sự quan tâm của phía I-ta-li-a trong thời gian tới để lĩnh vực nuôi con nuôi ngày càng khởi sắc, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi, đúng với tinh thần một chuyên gia I-ta-li-a đã chia sẻ “dù là con đẻ hay con nuôi cũng đều là một kho báu quý giá”.
Một số hình ảnh Hội thảo và hoạt động bên lề
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về mô hình dịch vụ hỗ trợ nuôi con nuôi của Italia
14/05/2024
Trong 02 ngày, 09 và 10/5/2024, Bộ Tư pháp phối hợp với Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của I-ta-li-a (CAI) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về mô hình dịch vụ hỗ trợ nuôi con nuôi của I-ta-li-a tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng chủ trì Hội thảo có ông Đặng Trần Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Con nuôi, Bộ Tư pháp và ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch CAI, cùng với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu của I-ta-li-a về chăm sóc, bảo vệ trẻ em, các cán bộ công tác xã hội, chuyên gia tâm lý, chuyên gia y tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi và đại diện của Vụ Con nuôi, Sở Tư pháp, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Cơ sở trợ giúp xã hội của các địa phương: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Cần Thơ.
(Ông Đặng Trần Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Con nuôi, Bộ Tư pháp phát biểu khai mạc Hội nghị)
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Đặng Trần Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Con nuôi, Bộ Tư pháp Việt Nam chia sẻ, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em tiếp cận bình đẳng nguồn lực, hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội; đồng thời khẳng định, việc nuôi con nuôi còn vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi; bảo đảm con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình và tôn trọng quyền của trẻ em.
Theo ông Đặng Trần Anh Tuấn, ý kiến, góp ý từ chuyên gia trong và ngoài nước thông qua hội thảo sẽ giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác giải quyết nuôi con nuôi có cái nhìn rộng hơn; đồng thời tăng cường năng lực trong việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai mô hình, các dịch vụ hỗ trợ nuôi con nuôi. Đây còn là kênh tham khảo để cơ quan chức năng hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 và Nghị định 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi trước khi trình Chính phủ.
(Ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của I-ta-li-a)
Ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch CAI cho biết, các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa Việt Nam và I-ta-li-a trên cơ sở Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam và Italy năm 2003 cũng như Công ước La Hay số 33 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi trong những năm qua đã góp phần tạo nên nhiều gia đình mới đa sắc tộc, tôn trọng bản sắc cá nhân và cuộc sống trẻ em Việt Nam. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo lợi ích cao nhất của mỗi trẻ em bị bỏ rơi hoặc trẻ em không nơi nương tựa, hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình giải quyết nuôi con nuôi. Ông Vincenzo Starita cho rằng Hội thảo này là cơ hội tốt để các chuyên gia đa ngành của I-ta-li-a trình bày, chia sẻ quan điểm, cơ chế, cách thức hỗ trợ cho công tác giải quyết nuôi con nuôi để bảo đảm việc nuôi con nuôi thực sự là hình thức chăm sóc thay thế lâu dài, bền vững cho trẻ em, đồng thời bảo đảm quyền cơ bản của trẻ em là được lớn lên và giáo dục trong gia đình.
|
|
Hội thảo đã lắng nghe 12 chuyên đề trình bày từ các chuyên gia I-ta-li-a giới thiệu về pháp luật nuôi con nuôi trong nước và nước ngoài của I-ta-li-a, cũng như chia sẻ những kinh nghiệm ở cả ba giai đoạn: trước, trong và sau khi giải quyết nuôi con nuôi, như: Việc đào tạo các kỹ năng làm cha mẹ nuôi, đánh giá các điều kiện của người nhận con nuôi, hỗ trợ con nuôi hòa nhập với môi trường xã hội, gia đình và trường học. Các Tổ chức con nuôi với đội ngũ chuyên gia tâm lý, xã hội, y tế dày dặn kinh nghiệm có vai trò quan trọng trong quá trình tập huấn, phỏng vấn cha mẹ nuôi về sự sẵn sàng cũng như những chuẩn bị cần thiết cho việc nhận con nuôi; nâng cao nhận thức của cặp vợ chồng về khả năng và hạn chế của bản thân, những kỳ vọng, động lực và nỗi lo sợ của họ khi đón nhận một thành viên mới; hỗ trợ của các Tổ chức con nuôi cho cha mẹ nuôi trong việc giúp con nuôi tìm hiểu về nguồn gốc của mình để trẻ em không bị “sốc” hoặc sang chấn tâm lý khi biết về thân phận thực sự của mình.
Tại Hội thảo, các cán bộ của Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) cũng đã đánh giá tính cần thiết của công tác hỗ trợ trong quy trình giải quyết nuôi con nuôi; thực trạng công tác xã hội và hỗ trợ nuôi con nuôi và định hướng thực hiện hoạt động công tác xã hội và hỗ trợ trong thời gian tới. Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để các đại biểu trao đổi, thảo luận. Về cơ bản, các đại biểu đều đánh giá cao hệ thống nuôi con nuôi của I-ta-li-a và thể hiện yên tâm đối với việc trẻ em Việt Nam được giải quyết cho làm con nuôi của các gia đình người I-ta-li-a.
(Bà Phạm Thị Kim Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Con nuôi, Bộ Tư pháp trình bày tại Hội nghị)
Bà Phạm Thị Kim Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Con nuôi, Bộ Tư pháp chia sẻ mối quan hệ nuôi con nuôi thất bại do người nhận nuôi con và trẻ được nhận làm con nuôi chưa chuẩn bị tâm lý, tư vấn, tập huấn, trang bị kỹ năng cần thiết. Việc đánh giá điều kiện nuôi con nuôi mới chỉ tập trung yếu tố pháp lý, chưa chú trọng yếu tố tâm lý, gia đình, xã hội…
Định hướng công tác xã hội và hỗ trợ trong giải quyết việc nuôi con nuôi thời gian tới, bà Phạm Thị Kim Anh cho rằng, cần xây dựng mô hình triển khai công tác xã hội, hỗ trợ theo quy định. Trong đó, nhiệm vụ chung là đánh giá nguy cơ và xác định nhu cầu của trẻ em cần được bảo vệ; tham gia quá trình xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi. Đặc biệt đẩy mạnh tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý và nguồn trợ giúp khác…
(Chị Linh Bubbio chia sẻ câu chuyện được nhận làm con nuôi ở I-ta-li-a)
Đặc biệt, Hội thảo đã lắng nghe câu chuyện của cô con nuôi Linh Bubbio – là trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi ở I-ta-li-a. Câu chuyện xúc động của cô đã chạm tới trái tim của rất nhiều đại biểu. Cô rất vui vì giờ đây ngoài Việt Nam, cô còn có quê hương thứ hai đó là I-ta-li-a. Cô bày tỏ sự tự hào khi là cầu nối giữa hai đất nước và hiện tại vẫn tiếp tục trong hành trình đó. Cô thể hiện sự biết ơn đối với gia đình cha mẹ nuôi I-ta-li-a và cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. Hiện nay, cô là một họa sỹ có tiếng ở I-ta-li-a, đang học Thạc sỹ về hội họa và lựa chọn Việt Nam là chủ đề nghiên cứu.
(Đoàn chuyên gia I-ta-li-a và Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) đã đến thăm Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)
Bên lề hoạt động trên, chiều ngày 10/5/2024, Đoàn chuyên gia của I-ta-li-a và Bộ Tư pháp (Vụ Con nuôi) đã đến thăm Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, lãnh đạo Trung tâm đã giới thiệu về tình hình chung và số lượng trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm. Đoàn chuyên gia của I-ta-li-a đánh giá cao cơ sở vật chất và việc chăm sóc trẻ em của các cô bảo mẫu, đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm cho các cán bộ và nhân viên của Trung tâm về kinh nghiệm của I-ta-li-a về các dịch vụ hỗ trợ.
(Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm)
Hội thảo và hoạt động bên lề đã thành công tốt đẹp. Đoàn công tác I-ta-li-a đánh giá cao công tác chuẩn bị của phía Việt Nam và ghi nhận những kết quả Việt Nam đã làm được trong lĩnh vực nuôi con nuôi, bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với Việt Nam những kinh nghiệm của I-ta-li-a để giúp Việt Nam phát triển hệ thống nuôi con nuôi cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước. Bộ Tư pháp bày tỏ sự cảm ơn đối với Đoàn chuyên gia của I-ta-li-a đã thu xếp thời gian trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam và hy vọng tiếp tục nhận được sự quan tâm của phía I-ta-li-a trong thời gian tới để lĩnh vực nuôi con nuôi ngày càng khởi sắc, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi, đúng với tinh thần một chuyên gia I-ta-li-a đã chia sẻ “dù là con đẻ hay con nuôi cũng đều là một kho báu quý giá”.
Một số hình ảnh Hội thảo và hoạt động bên lề