Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị giới thiệu, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển tại tỉnh Cà MauSau khi Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 2012, đến nay, công tác pháp điển hệ thống QPPL đã đạt một số kết quả tích cực, Bộ pháp điển Việt Nam đã cơ bản hoàn thành. Để phát huy giá trị, đưa Bộ pháp điển đi vào cuộc sống, ngày 27/10/2023, Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị giới thiệu, hướng dẫn khai thác và sử dụng Bộ pháp điển tại tỉnh Cà Mau. Chủ trì hội nghị là đồng chí Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL. Tại Hội nghị có sự tham dự của đại diện Ủy ban nhân dân; Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; các sở, ban, ngành, cơ quan Thi hành án dân sự; Đoàn luật sư, đại diện một số văn phòng Luật sư; văn phòng công chứng; các Hiệp hội doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau.Phát biểu khai mạc tại hội nghị, đồng chí Hồ Quang Huy đánh giá việc xây dựng Bộ pháp điển ở Việt Nam là hết sức cần thiết, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Bộ pháp điển “phản ánh” đầy đủ, trung thực các QPPL của cơ quan Trung ương đang còn hiệu lực, hơn nữa đây là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, do các bộ, ngành xây dựng và Chính phủ thông qua kết quả pháp điển. Trong thời gian tới, Bộ pháp điển cần “sớm đi vào cuộc sống”, được xã hội đón nhận, khai thác và sử dụng.
Tiếp theo, đồng chí Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã giới thiệu khái quát về công tác xây dựng Bộ Pháp điển: các hình thức, nguyên tắc thực hiện pháp điển; cấu trúc, lộ trình và tiến độ xây dựng Bộ Pháp điển Việt Nam. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã rất chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh tổ chức triển khai xây dựng Bộ pháp điển bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ. Tính tới thời điểm hiện tại, công tác pháp điển hệ thống QPPL đã đạt được nhiều kết quả tích cực, 269/271 đề mục đã hoàn thành. Qua việc pháp điển 269/271 đề mục, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát, làm “sạch” được hơn 08 nghìn văn bản trên tổng số khoảng gần 09 nghìn văn bản QPPL của Trung ương, góp phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật cũng như giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật đang còn hiệu lực.
Tại Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Loan, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Pháp điển và hợp nhất văn bản QPPL đã giới thiệu Bộ Tài liệu truyền thông tuyên truyền về Bộ pháp điển và trực tiếp hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển điện tử. Cụ thể, Bộ pháp điển là tập hợp các QPPL đang còn hiệu lực trong các văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp. Các QPPL được sắp xếp theo một cấu trúc lôgic, khoa học, thống nhất, giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng tìm kiếm, tra cứu các quy định của pháp luật. Các QPPL hết hiệu lực bị loại bỏ ra khỏi Bộ pháp điển và các QPPL mới ban hành được cập nhật vào Bộ pháp điển kịp thời. Bộ pháp điển Việt Nam được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển - phapdien.moj.gov.vn và được khai thác, sử dụng miễn phí. Cấu trúc của Bộ pháp điển được thiết kế theo hình cây từ chủ đề đến đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục, điều. Do đó, màn hình hiển thị Bộ pháp điển điện tử gồm 45 chủ đề. Người dùng click chuột vào tên chủ đề mà mình muốn tìm kiếm thì màn hình xuất hiện tên các đề mục thuộc chủ đề đó. Người dùng tiếp tục click chuột vào tên đề mục thì màn hình hiện lên cấu trúc của đề mục theo thứ tự: phần, chương, mục, tiểu mục, điều. Bên phải mỗi cấu trúc đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục, điều đều có cụm từ “xem chi tiết”. Người dùng click chuột vào cụm từ “xem chi tiết” để mở ra nội dung phần cấu trúc mà mình muốn xem (có thể xem nội dung của cả 1 đề mục hoặc 1 phần, chương, mục, tiểu mục, điều cụ thể).
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đều đánh giá Bộ pháp điển đã được đăng tải công khai để cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận, tra cứu. Qua tìm hiểu, Bộ pháp điển mang lại cho người sử dụng một cách tiếp cận theo hướng hoàn toàn khác, không theo văn bản riêng lẻ, mà theo lĩnh vực, theo nhóm quan hệ xã hội, theo nhóm vấn đề. Đây là cách tiếp cận lấy người sử dụng làm trung tâm, cách tra cứu quy định pháp luật sẽ đi từ nhu cầu tìm kiếm của người sử dụng. Quá trình xây dựng Bộ pháp điển là quá trình cấu trúc lại hệ thống pháp luật, sắp xếp các quy định trong hệ thống, hướng đến sự lôgic, khoa học, thuận tiện khi đánh giá từ góc độ tra cứu văn bản pháp luật. Tuy nhiên, cũng có một số đại biểu kiến nghị về việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển, nâng cấp Bộ pháp điện điện tử, liên kết Bộ pháp điển điện tử với các trang thông tin về pháp luật khác. Đồng thời, cần sớm hoàn thiện, sửa đổi thể chể về công tác pháp điển, tạo cơ sở đổi mới Bộ pháp điển hiện hành, đưa Bộ pháp điển đi vào cuộc sống.
Kết thúc hội nghị, đồng chí Nguyễn Duy Thắng ghi nhận các ý kiến trao đổi, góp ý của các đại biểu để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Bộ pháp điển trong thời gian tới và mong muốn các đại biểu tích cực khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, lan tỏa giá trị, ý nghĩa của Bộ pháp điển để xã hội biết đến nhiều hơn, để các tổ chức, cá nhân từng bước thay đổi thói quen từ khai thác, sử dụng văn bản QPPL riêng lẻ sang khai thác, sử dụng Bộ pháp điển và coi Bộ pháp điển là một trong những công cụ hữu hiệu hỗ trợ giải quyết công việc. Đồng thời, đề nghị các đại biểu tiếp tục tham gia góp ý để Bộ pháp điển tiếp tục được hoàn thiện, trở thành kênh tra cứu, áp dụng pháp luật hiệu quả./.
Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị giới thiệu, hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển tại tỉnh Cà Mau
31/10/2023
Sau khi Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 2012, đến nay, công tác pháp điển hệ thống QPPL đã đạt một số kết quả tích cực, Bộ pháp điển Việt Nam đã cơ bản hoàn thành. Để phát huy giá trị, đưa Bộ pháp điển đi vào cuộc sống, ngày 27/10/2023, Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị giới thiệu, hướng dẫn khai thác và sử dụng Bộ pháp điển tại tỉnh Cà Mau. Chủ trì hội nghị là đồng chí Hồ Quang Huy - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL. Tại Hội nghị có sự tham dự của đại diện Ủy ban nhân dân; Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; các sở, ban, ngành, cơ quan Thi hành án dân sự; Đoàn luật sư, đại diện một số văn phòng Luật sư; văn phòng công chứng; các Hiệp hội doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, đồng chí Hồ Quang Huy đánh giá việc xây dựng Bộ pháp điển ở Việt Nam là hết sức cần thiết, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Bộ pháp điển “phản ánh” đầy đủ, trung thực các QPPL của cơ quan Trung ương đang còn hiệu lực, hơn nữa đây là Bộ pháp điển chính thức của Nhà nước, do các bộ, ngành xây dựng và Chính phủ thông qua kết quả pháp điển. Trong thời gian tới, Bộ pháp điển cần “sớm đi vào cuộc sống”, được xã hội đón nhận, khai thác và sử dụng.
Tiếp theo, đồng chí Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã giới thiệu khái quát về công tác xây dựng Bộ Pháp điển: các hình thức, nguyên tắc thực hiện pháp điển; cấu trúc, lộ trình và tiến độ xây dựng Bộ Pháp điển Việt Nam. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về công tác pháp điển, Bộ Tư pháp đã rất chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh tổ chức triển khai xây dựng Bộ pháp điển bảo đảm chất lượng, hiệu quả và tiến độ. Tính tới thời điểm hiện tại, công tác pháp điển hệ thống QPPL đã đạt được nhiều kết quả tích cực, 269/271 đề mục đã hoàn thành. Qua việc pháp điển 269/271 đề mục, Bộ Tư pháp đã cùng với các bộ, ngành rà soát, làm “sạch” được hơn 08 nghìn văn bản trên tổng số khoảng gần 09 nghìn văn bản QPPL của Trung ương, góp phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật cũng như giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện trong tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật đang còn hiệu lực.
Tại Hội nghị, đồng chí Trần Thanh Loan, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Pháp điển và hợp nhất văn bản QPPL đã giới thiệu Bộ Tài liệu truyền thông tuyên truyền về Bộ pháp điển và trực tiếp hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển điện tử. Cụ thể, Bộ pháp điển là tập hợp các QPPL đang còn hiệu lực trong các văn bản QPPL do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp. Các QPPL được sắp xếp theo một cấu trúc lôgic, khoa học, thống nhất, giúp cá nhân, tổ chức dễ dàng tìm kiếm, tra cứu các quy định của pháp luật. Các QPPL hết hiệu lực bị loại bỏ ra khỏi Bộ pháp điển và các QPPL mới ban hành được cập nhật vào Bộ pháp điển kịp thời. Bộ pháp điển Việt Nam được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển - phapdien.moj.gov.vn và được khai thác, sử dụng miễn phí. Cấu trúc của Bộ pháp điển được thiết kế theo hình cây từ chủ đề đến đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục, điều. Do đó, màn hình hiển thị Bộ pháp điển điện tử gồm 45 chủ đề. Người dùng click chuột vào tên chủ đề mà mình muốn tìm kiếm thì màn hình xuất hiện tên các đề mục thuộc chủ đề đó. Người dùng tiếp tục click chuột vào tên đề mục thì màn hình hiện lên cấu trúc của đề mục theo thứ tự: phần, chương, mục, tiểu mục, điều. Bên phải mỗi cấu trúc đề mục, phần, chương, mục, tiểu mục, điều đều có cụm từ “xem chi tiết”. Người dùng click chuột vào cụm từ “xem chi tiết” để mở ra nội dung phần cấu trúc mà mình muốn xem (có thể xem nội dung của cả 1 đề mục hoặc 1 phần, chương, mục, tiểu mục, điều cụ thể).
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đều đánh giá Bộ pháp điển đã được đăng tải công khai để cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận, tra cứu. Qua tìm hiểu, Bộ pháp điển mang lại cho người sử dụng một cách tiếp cận theo hướng hoàn toàn khác, không theo văn bản riêng lẻ, mà theo lĩnh vực, theo nhóm quan hệ xã hội, theo nhóm vấn đề. Đây là cách tiếp cận lấy người sử dụng làm trung tâm, cách tra cứu quy định pháp luật sẽ đi từ nhu cầu tìm kiếm của người sử dụng. Quá trình xây dựng Bộ pháp điển là quá trình cấu trúc lại hệ thống pháp luật, sắp xếp các quy định trong hệ thống, hướng đến sự lôgic, khoa học, thuận tiện khi đánh giá từ góc độ tra cứu văn bản pháp luật. Tuy nhiên, cũng có một số đại biểu kiến nghị về việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển, nâng cấp Bộ pháp điện điện tử, liên kết Bộ pháp điển điện tử với các trang thông tin về pháp luật khác. Đồng thời, cần sớm hoàn thiện, sửa đổi thể chể về công tác pháp điển, tạo cơ sở đổi mới Bộ pháp điển hiện hành, đưa Bộ pháp điển đi vào cuộc sống.
Kết thúc hội nghị, đồng chí Nguyễn Duy Thắng ghi nhận các ý kiến trao đổi, góp ý của các đại biểu để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Bộ pháp điển trong thời gian tới và mong muốn các đại biểu tích cực khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, lan tỏa giá trị, ý nghĩa của Bộ pháp điển để xã hội biết đến nhiều hơn, để các tổ chức, cá nhân từng bước thay đổi thói quen từ khai thác, sử dụng văn bản QPPL riêng lẻ sang khai thác, sử dụng Bộ pháp điển và coi Bộ pháp điển là một trong những công cụ hữu hiệu hỗ trợ giải quyết công việc. Đồng thời, đề nghị các đại biểu tiếp tục tham gia góp ý để Bộ pháp điển tiếp tục được hoàn thiện, trở thành kênh tra cứu, áp dụng pháp luật hiệu quả./.