Nhiều đề xuất dự thảo chương trình HĐQG hoàn thiện chính sách, pháp luật thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệmNgày 27/12/2022, Bộ Tư pháp phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tiếp tục tổ chức hội thảo tham vấn đối với dự thảo Chương trình hành động quốc gia về các giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam với các giảng viên, chuyên gia, sinh viên đến từ các cơ sở giảng dạy, nghiên cứu tại Hà Nội. Bà Lê Thị Hoàng Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế cùng bà Bùi Thu Hiền – Chuyên gia Phân tích Chính sách và Pháp luật, UNDP Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.Hội thảo đã nhận được các ý kiến tham luận, góp ý từ nhiều giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học đến từ trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Công nhân và Công đoàn – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đại học Thương mại, Đại học Luật – Đại học Huế, Đại học Đà Lạt, Viện Khoa học Lao động Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
Tại hội thảo, các đại biểu đã có nhiều đề xuất nhằm hoàn thiện dự thảo, như: khái niệm thực hành kinh doanh có trách nhiệm cần được Việt hoá; tách bạch khái niệm thực hành kinh doanh có trách nhiệm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; bảo vệ việc làm, quyền lao động của người lao động trong quá trình chuyển đổi số để giảm thiểu lao động dôi dư; thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong việc kiểm soát tuân thủ, kiểm soát rủi ro của các doanh nghiệp; bổ sung vấn đề kinh doanh có trách nhiệm trong chuyển đổi số; hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng các chương trình tuân thủ; việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp có tác động đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm; đề xuất các doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm; xây dựng cẩm nang hướng dẫn cho các doanh nghiệp... Đặc biệt, các chuyên gia đến từ các cơ sở giáo dục đại học quan tâm tới nhiệm vụ đặt ra trong dự thảo Đề án liên quan đến xây dựng môn học (khoá học) và nâng cao chất lượng đào tạo về chính sách, pháp luật liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong các trường đại học (đặt biệt là các trường đào tạo luật và kinh doanh). Các đại biểu đặt ra những vấn đề xung quanh đến việc xây dựng môn học, như: tính khả thi của đưa môn học vào việc xây dựng chương trình đào tạo đại học, đưa môn học vào giảng dạy ở bậc đại học hay bậc thạc sĩ, có cần thiết đưa vào chương trình dạy học của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hay không vì dự thảo Đề án mới chỉ đang hướng tới các cơ sở giáo dục đại học.
Kết thúc hội thảo, bà Lê Thị Hoàng Thanh trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Đại sứ quán Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cũng như sự tham gia góp ý của các đại biểu. Hội thảo là hoạt động cuối cùng trong chuỗi các hoạt động tham vấn dự thảo Đề án. Các ý kiến của đại biểu sẽ được Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế) nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo Đề án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nhiều đề xuất dự thảo chương trình HĐQG hoàn thiện chính sách, pháp luật thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm
28/12/2022
Ngày 27/12/2022, Bộ Tư pháp phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tiếp tục tổ chức hội thảo tham vấn đối với dự thảo Chương trình hành động quốc gia về các giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam với các giảng viên, chuyên gia, sinh viên đến từ các cơ sở giảng dạy, nghiên cứu tại Hà Nội. Bà Lê Thị Hoàng Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế cùng bà Bùi Thu Hiền – Chuyên gia Phân tích Chính sách và Pháp luật, UNDP Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.
Hội thảo đã nhận được các ý kiến tham luận, góp ý từ nhiều giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học đến từ trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Công nhân và Công đoàn – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đại học Thương mại, Đại học Luật – Đại học Huế, Đại học Đà Lạt, Viện Khoa học Lao động Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
Tại hội thảo, các đại biểu đã có nhiều đề xuất nhằm hoàn thiện dự thảo, như: khái niệm thực hành kinh doanh có trách nhiệm cần được Việt hoá; tách bạch khái niệm thực hành kinh doanh có trách nhiệm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; bảo vệ việc làm, quyền lao động của người lao động trong quá trình chuyển đổi số để giảm thiểu lao động dôi dư; thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong việc kiểm soát tuân thủ, kiểm soát rủi ro của các doanh nghiệp; bổ sung vấn đề kinh doanh có trách nhiệm trong chuyển đổi số; hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng các chương trình tuân thủ; việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh ngiệp có tác động đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm; đề xuất các doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm; xây dựng cẩm nang hướng dẫn cho các doanh nghiệp... Đặc biệt, các chuyên gia đến từ các cơ sở giáo dục đại học quan tâm tới nhiệm vụ đặt ra trong dự thảo Đề án liên quan đến xây dựng môn học (khoá học) và nâng cao chất lượng đào tạo về chính sách, pháp luật liên quan đến thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong các trường đại học (đặt biệt là các trường đào tạo luật và kinh doanh). Các đại biểu đặt ra những vấn đề xung quanh đến việc xây dựng môn học, như: tính khả thi của đưa môn học vào việc xây dựng chương trình đào tạo đại học, đưa môn học vào giảng dạy ở bậc đại học hay bậc thạc sĩ, có cần thiết đưa vào chương trình dạy học của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hay không vì dự thảo Đề án mới chỉ đang hướng tới các cơ sở giáo dục đại học.
Kết thúc hội thảo, bà Lê Thị Hoàng Thanh trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Đại sứ quán Vương quốc Thụy Điển tại Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cũng như sự tham gia góp ý của các đại biểu. Hội thảo là hoạt động cuối cùng trong chuỗi các hoạt động tham vấn dự thảo Đề án. Các ý kiến của đại biểu sẽ được Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế) nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo Đề án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.