Khảo sát tình hình tình hình thi hành các quy định của pháp luật về phát triển công tác tại tỉnh Vĩnh LongNgày 28/10, Bộ Tư pháp đã tổ chức hoạt động khảo sát việc thi hành các quy định của pháp luật về phát triển công tác xã hội tại tỉnh Vĩnh Long. Đoàn Khảo sát do ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn Khảo sát có đại diện các Bộ ngành như Bộ Y tế, một số đơn vị của Bộ Tư pháp (Cục Con nuôi, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế); đại diện các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo).Mở đầu buổi làm việc, ông Cao Đăng Vinh cho biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật chăm lo đời sống các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Đến nay, nhiều văn bản quy phạm pháp, luật liến quan đến việc trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được xây dựng, ban hành. Nhìn chung, các chính sách liên quan đến phát triển công tác xã hội ngày càng toàn diện hơn, bao trùm các quy định về nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc, y tế, phục hồi chức năng, hướng nghiệp, dạy nghề, cơ sở vật chất. Đồng thời, hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với các đối tượng yếu thế từng bước được mở rộng, trợ giúp đối tượng ngày càng tốt hơn, hỗ trợ các đối tượng hoà nhập cộng đồng.
Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long, Đoàn khảo sát đã làm về việc thi hành các quy định của pháp luật về phát triển công tác xã hội. Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long. Trung tâm có 03 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội và 01 cơ sở dịch vụ nuôi dưỡng đối tượng vào sống tự nguyện. Trung tâm có chức năng: Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người khuyết tật đặc biệt nặng không có người chăm sóc nuôi dưỡng và kết nối nguồn lực thực hiện các hoạt động xã hội từ thiện khác gắn với cộng đồng. Ngoài ra, Trung tâm còn tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng dịch vụ đối tượng tự nguyện vào sống dài hạn và bán trú; tiếp nhận can thiệp, phục hồi chức năng bán trú cho trẻ mắc chứng rối loạn phố tự kỷ; trẻ chậm phát triển; trẻ chậm nói; trẻ khuyết tật vận động; trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD); trẻ bại não (có khả năng tự phục vụ); trẻ khuyết tật về học tập, khó khăn về học.
Hiện tại, Trung tâm đang chăm sóc, nuôi dưỡng 267 đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó 43 người cao tuổi; 28 người khuyết tật; 122 người bị bệnh tâm thần; 28 trẻ em, đối tượng tự nguyện 06 người và phục hồi chức năng cho 40 trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng bảo trợ xã hội vẫn còn một số khó khăn như sau: Đa số các đối tượng khi được đưa vào Trung tâm tiếp nuôi dưỡng luôn trong tình trạng suy kiệt sức khỏe hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính, suy dinh dưỡng…, vì vậy việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn, vất vả. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được mở rộng, có thêm nhiều cơ sở chăm sóc và các dịch vụ đi vào hoạt động đòi hỏi nhân lực phục vụ và chi phí hành chính sẽ tăng cao, đây là khó khăn cho công tác quản lý và điều hành đơn vị….
Kết thúc buổi làm việc, ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp đã ghi nhận, cảm ơn ý kiến đóng góp, trao đổi của đại diện Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long và các đại biểu, cơ quan tham gia Đoàn khảo sát để có đề xuất, kiến nghị phù hợp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan đến công tác xã hội. Đồng thời, thay mặt Đoàn Khảo sát, ông Cao Đăng Vinh đã trao tặng phần quà nhỏ đến các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long./.
Khảo sát tình hình tình hình thi hành các quy định của pháp luật về phát triển công tác tại tỉnh Vĩnh Long
02/11/2022
Ngày 28/10, Bộ Tư pháp đã tổ chức hoạt động khảo sát việc thi hành các quy định của pháp luật về phát triển công tác xã hội tại tỉnh Vĩnh Long. Đoàn Khảo sát do ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn Khảo sát có đại diện các Bộ ngành như Bộ Y tế, một số đơn vị của Bộ Tư pháp (Cục Con nuôi, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế); đại diện các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo).
Mở đầu buổi làm việc, ông Cao Đăng Vinh cho biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật chăm lo đời sống các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Đến nay, nhiều văn bản quy phạm pháp, luật liến quan đến việc trợ giúp, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được xây dựng, ban hành. Nhìn chung, các chính sách liên quan đến phát triển công tác xã hội ngày càng toàn diện hơn, bao trùm các quy định về nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc, y tế, phục hồi chức năng, hướng nghiệp, dạy nghề, cơ sở vật chất. Đồng thời, hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với các đối tượng yếu thế từng bước được mở rộng, trợ giúp đối tượng ngày càng tốt hơn, hỗ trợ các đối tượng hoà nhập cộng đồng.
Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long, Đoàn khảo sát đã làm về việc thi hành các quy định của pháp luật về phát triển công tác xã hội. Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long. Trung tâm có 03 cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội và 01 cơ sở dịch vụ nuôi dưỡng đối tượng vào sống tự nguyện. Trung tâm có chức năng: Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người khuyết tật đặc biệt nặng không có người chăm sóc nuôi dưỡng và kết nối nguồn lực thực hiện các hoạt động xã hội từ thiện khác gắn với cộng đồng. Ngoài ra, Trung tâm còn tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng dịch vụ đối tượng tự nguyện vào sống dài hạn và bán trú; tiếp nhận can thiệp, phục hồi chức năng bán trú cho trẻ mắc chứng rối loạn phố tự kỷ; trẻ chậm phát triển; trẻ chậm nói; trẻ khuyết tật vận động; trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD); trẻ bại não (có khả năng tự phục vụ); trẻ khuyết tật về học tập, khó khăn về học.
Hiện tại, Trung tâm đang chăm sóc, nuôi dưỡng 267 đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó 43 người cao tuổi; 28 người khuyết tật; 122 người bị bệnh tâm thần; 28 trẻ em, đối tượng tự nguyện 06 người và phục hồi chức năng cho 40 trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.
Trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng bảo trợ xã hội vẫn còn một số khó khăn như sau: Đa số các đối tượng khi được đưa vào Trung tâm tiếp nuôi dưỡng luôn trong tình trạng suy kiệt sức khỏe hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính, suy dinh dưỡng…, vì vậy việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn, vất vả. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được mở rộng, có thêm nhiều cơ sở chăm sóc và các dịch vụ đi vào hoạt động đòi hỏi nhân lực phục vụ và chi phí hành chính sẽ tăng cao, đây là khó khăn cho công tác quản lý và điều hành đơn vị….
Kết thúc buổi làm việc, ông Cao Đăng Vinh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp đã ghi nhận, cảm ơn ý kiến đóng góp, trao đổi của đại diện Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long và các đại biểu, cơ quan tham gia Đoàn khảo sát để có đề xuất, kiến nghị phù hợp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan đến công tác xã hội. Đồng thời, thay mặt Đoàn Khảo sát, ông Cao Đăng Vinh đã trao tặng phần quà nhỏ đến các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long./.