Tập huấn bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình HGOCS cho tập huấn viên cấp tỉnh KV miền núi phía BắcViệt Nam là quốc gia có khung pháp luật và chính sách khá toàn diện về thúc đẩy bình đẳng giới. Nguyên tắc bình đẳng giới được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật và chính sách của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở, một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở là “bảo đảm bình đẳng giới”. Thực hiện nguyên tắc này, các tổ hòa giải ở cơ sở không chỉ có tối thiểu 01 hòa giải viên nữ mà còn yêu cầu hòa giải viên phải có kiến thức về giới, bình đẳng giới và biết thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở.Để triển khai tốt nguyên tắc trên, Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) đã phối hợp với Dự án tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) do Liên minh châu Âu và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tài trợ, xây dựng Tài liệu “Bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở” và tổ chức các khóa tập huấn cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh về hòa giải ở cơ sở trên toàn quốc.
Trong 02 ngày 11 và 12-8, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở cho 38 tập huấn viên cấp tỉnh của 09 tỉnh miền núi phía Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn.Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp cho rằng, việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm bình đẳng giới vào hoạt động hòa giải ở cơ sở là vấn đề quan trọng nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà Đảng, Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, thực hiện vấn đề này rất khó khăn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ trình độ, hiểu biết về giới, bình đẳng giới của hòa giải viên còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã triển khai nhiều hội nghị tập huấn, bồi dưỡng trên toàn quốc cho toàn bộ đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh; trang bị kiến thức về giới và bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở, cũng như phương pháp tập huấn hiện đại (lấy người học làm trung tâm của mọi hoạt động tập huấn), để đội ngũ này tiếp tục nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo đảm bình đẳng giới cho các hòa giải viên. Từ đó, góp phần làm tăng hiệu quả của hoạt động hòa giải ở cơ sở và đảm bảo lợi ích công bằng cho các bên, nhất là phụ nữ, trẻ em, đối tượng yếu thế, bảo đảm tính bền vững của kết quả hòa giải thành.>
Trong thời gian tập huấn, các chuyên gia tập trung truyền đạt một số nội dung cơ bản về giới, bình đẳng giới, định kiến giới; kỹ năng hòa giải nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở... Lớp tập huấn được thực hiện theo phương pháp tập huấn lấy người học làm trung tâm, các học viên làm bài tập nhóm, trao đổi, thảo luận sôi nổi, tích cực tương tác với giảng viên; qua đó, bảo đảm tính thực chất, dễ nhớ, dễ hiểu.>
Kết thúc hội nghị, các tập huấn viên khẳng định đã hiểu rõ từng khái niệm và nội dung thực hiện bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở, có thể vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm được bồi dưỡng tại hội nghị để tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn tỉnh./.Nguyễn Thị Giang
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Tập huấn bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình HGOCS cho tập huấn viên cấp tỉnh KV miền núi phía Bắc
18/08/2022
Việt Nam là quốc gia có khung pháp luật và chính sách khá toàn diện về thúc đẩy bình đẳng giới. Nguyên tắc bình đẳng giới được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật và chính sách của mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở, một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở là “bảo đảm bình đẳng giới”. Thực hiện nguyên tắc này, các tổ hòa giải ở cơ sở không chỉ có tối thiểu 01 hòa giải viên nữ mà còn yêu cầu hòa giải viên phải có kiến thức về giới, bình đẳng giới và biết thực hiện bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở.
Để triển khai tốt nguyên tắc trên, Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) đã phối hợp với Dự án tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) do Liên minh châu Âu và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tài trợ, xây dựng Tài liệu “Bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở” và tổ chức các khóa tập huấn cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh về hòa giải ở cơ sở trên toàn quốc.
Trong 02 ngày 11 và 12-8, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở cho 38 tập huấn viên cấp tỉnh của 09 tỉnh miền núi phía Bắc: Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp cho rằng, việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm bình đẳng giới vào hoạt động hòa giải ở cơ sở là vấn đề quan trọng nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà Đảng, Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, thực hiện vấn đề này rất khó khăn, xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ trình độ, hiểu biết về giới, bình đẳng giới của hòa giải viên còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã triển khai nhiều hội nghị tập huấn, bồi dưỡng trên toàn quốc cho toàn bộ đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh; trang bị kiến thức về giới và bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở, cũng như phương pháp tập huấn hiện đại (lấy người học làm trung tâm của mọi hoạt động tập huấn), để đội ngũ này tiếp tục nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo đảm bình đẳng giới cho các hòa giải viên. Từ đó, góp phần làm tăng hiệu quả của hoạt động hòa giải ở cơ sở và đảm bảo lợi ích công bằng cho các bên, nhất là phụ nữ, trẻ em, đối tượng yếu thế, bảo đảm tính bền vững của kết quả hòa giải thành.
|
|
Trong thời gian tập huấn, các chuyên gia tập trung truyền đạt một số nội dung cơ bản về giới, bình đẳng giới, định kiến giới; kỹ năng hòa giải nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở... Lớp tập huấn được thực hiện theo phương pháp tập huấn lấy người học làm trung tâm, các học viên làm bài tập nhóm, trao đổi, thảo luận sôi nổi, tích cực tương tác với giảng viên; qua đó, bảo đảm tính thực chất, dễ nhớ, dễ hiểu.
Kết thúc hội nghị, các tập huấn viên khẳng định đã hiểu rõ từng khái niệm và nội dung thực hiện bình đẳng giới trong quá trình hòa giải ở cơ sở, có thể vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm được bồi dưỡng tại hội nghị để tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn tỉnh./.
Nguyễn Thị Giang
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật