Tập huấn phổ biến PL và các kiến thức góp phần giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại Gia LaiThời gian qua, tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở nước ta đã giảm thiểu đáng kể, tuy nhiên, tình trạng này vẫn đang còn tồn tại ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, Kon Tum và Gia Lai là 02 tỉnh có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết cao. Năm 2020, tổng số cặp kết hôn ở Gia Lai là 8.694 cặp, trong đó số tảo hôn là 869 cặp (chiếm 9,99%); tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 có 1.048 trường hợp tảo hôn và 4 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, Bộ Tư pháp nhận thấy cần tiếp tục nâng cao nhận thức, hiểu biết, thay đổi hành vi của người dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em và cha mẹ của trẻ em đối với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thông qua việc đẩy mạnh truyền thông, phổ biến pháp luật. Qua đó, góp phần giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết.Trong khuôn khổ của Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh Châu Âu và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc đồng tài trợ, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức lớp tập huấn phổ biến pháp luật và các kiến thức góp phần giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết cho tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở và người có uy tín trong cộng đồng của tỉnh Gia Lai và Kon Tum vào ngày 25,26/7/2022. Bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp và bà Nguyễn Thanh Trúc, Chuyên gia bảo vệ trẻ em của UNICEF tại Việt Nam đồng chủ trì lớp tập huấn. Tham dự lớp tập huấn có ông Dương Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai, cùng các công chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của tỉnh Gia Lai và Kon Tum, công chức Phòng Tư pháp huyện Chưprông, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai; đại diện hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật, người có uy tín trong cộng đồng của tỉnh Gia Lai và Kon Tum.Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, đồng chí Ngô Quỳnh Hoa nhấn mạnh: thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có công tác truyền thông, phổ biến pháp luật. Những đặc thù về văn hóa, tập quán, ngôn ngữ, điều kiện sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi các chính sách dành cho họ cần có sự khác biệt nhất định. Luật PBGDPL đã quy định đây là nhóm đối tượng đặc thù và công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, tuyên truyền viên pháp luật, người có uy tín trong cộng đồng – những người được coi là “cầu nối” để chuyển tải thông tin chính sách pháp luật đến với người dân tại cơ sở. Hiện nay, lực lượng hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật và người có uy tín trong cộng đồng đã được xây dựng, phát triển rộng khắp tại thôn, làng, bản, ấp, xã, phường, thị trấn và giữ vai trò quan trọng trong công tác truyền thông, phổ biến, đưa pháp luật đến với người dân. Việc tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, phổ biến pháp luật và hỗ trợ hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật, người có uy tín trong cộng đồng thực hiện phổ biến, giáo dục tại cơ sở, từ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người dân nói chung và người dân tộc thiểu số nói riêng, góp phần vận động, giáo dục việc giảm thiểu, xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết.Cũng tại lớp tập huấn, bà Nguyễn Thanh Trúc, Chuyên gia bảo vệ trẻ em của UNICEF tại Việt Nam đặc biệt đánh giá cao phương pháp tiếp cận liên ngành của lớp tập huấn. Những kiến thức và kinh nghiệm quý báu được chuyển tải bởi nhóm giảng viên là những chuyên gia uy tín trong lĩnh vực pháp luật, y tế, bảo vệ trẻ em, và truyền thông sẽ giúp các học viên không chỉ nắm vững các quy định của pháp luật mà còn thực sự hiểu tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Các học viên cũng sẽ được trang bị những kỹ năng thiết thực để đến lượt mình có thể tổ chức các buổi truyền thông hiệu quả, giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, từ đó có những hành động thiết thực để phòng, chống những hủ tục này, bảo đảm cho trẻ em được phát triển hết tiềm năng, được hưởng đầy đủ các quyền của mình, và thúc đẩy chất lượng giống nòi.>
Trong thời gian tập huấn, các chuyên gia tập trung truyền đạt các chuyên đề về: thực trạng, nguyên nhân, quy định pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết; tảo hôn – nhìn từ góc độ quyền trẻ em; những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết đến sức khỏe của trẻ vị thành niên; kỹ năng truyền thông về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Lớp tập huấn được thực hiện theo phương pháp mới, các học viên làm bài tập nhóm, trao đổi, thảo luận sôi nổi, tích cực tương tác với giảng viên; qua đó, bảo đảm tính thực chất, dễ nhớ, giúp các học viên vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm được tích lũy để áp dụng linh hoạt, sáng tạo trong công tác truyền thông, PBGDPL nói chung và truyền thông, PBGDPL về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại địa bàn cơ sở./.Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
Tập huấn phổ biến PL và các kiến thức góp phần giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại Gia Lai
27/07/2022
Thời gian qua, tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở nước ta đã giảm thiểu đáng kể, tuy nhiên, tình trạng này vẫn đang còn tồn tại ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, Kon Tum và Gia Lai là 02 tỉnh có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết cao. Năm 2020, tổng số cặp kết hôn ở Gia Lai là 8.694 cặp, trong đó số tảo hôn là 869 cặp (chiếm 9,99%); tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 có 1.048 trường hợp tảo hôn và 4 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, Bộ Tư pháp nhận thấy cần tiếp tục nâng cao nhận thức, hiểu biết, thay đổi hành vi của người dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em và cha mẹ của trẻ em đối với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thông qua việc đẩy mạnh truyền thông, phổ biến pháp luật. Qua đó, góp phần giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
Trong khuôn khổ của Dự án “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” do Liên minh Châu Âu và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc đồng tài trợ, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức lớp tập huấn phổ biến pháp luật và các kiến thức góp phần giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết cho tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở và người có uy tín trong cộng đồng của tỉnh Gia Lai và Kon Tum vào ngày 25,26/7/2022. Bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp và bà Nguyễn Thanh Trúc, Chuyên gia bảo vệ trẻ em của UNICEF tại Việt Nam đồng chủ trì lớp tập huấn. Tham dự lớp tập huấn có ông Dương Văn Thành, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai, cùng các công chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của tỉnh Gia Lai và Kon Tum, công chức Phòng Tư pháp huyện Chưprông, thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai; đại diện hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật, người có uy tín trong cộng đồng của tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, đồng chí Ngô Quỳnh Hoa nhấn mạnh: thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có công tác truyền thông, phổ biến pháp luật. Những đặc thù về văn hóa, tập quán, ngôn ngữ, điều kiện sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số đòi hỏi các chính sách dành cho họ cần có sự khác biệt nhất định. Luật PBGDPL đã quy định đây là nhóm đối tượng đặc thù và công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào năng lực của đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, tuyên truyền viên pháp luật, người có uy tín trong cộng đồng – những người được coi là “cầu nối” để chuyển tải thông tin chính sách pháp luật đến với người dân tại cơ sở. Hiện nay, lực lượng hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật và người có uy tín trong cộng đồng đã được xây dựng, phát triển rộng khắp tại thôn, làng, bản, ấp, xã, phường, thị trấn và giữ vai trò quan trọng trong công tác truyền thông, phổ biến, đưa pháp luật đến với người dân. Việc tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, phổ biến pháp luật và hỗ trợ hòa giải viên, tuyên truyền viên pháp luật, người có uy tín trong cộng đồng thực hiện phổ biến, giáo dục tại cơ sở, từ đó nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người dân nói chung và người dân tộc thiểu số nói riêng, góp phần vận động, giáo dục việc giảm thiểu, xóa bỏ tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
Cũng tại lớp tập huấn, bà Nguyễn Thanh Trúc, Chuyên gia bảo vệ trẻ em của UNICEF tại Việt Nam đặc biệt đánh giá cao phương pháp tiếp cận liên ngành của lớp tập huấn. Những kiến thức và kinh nghiệm quý báu được chuyển tải bởi nhóm giảng viên là những chuyên gia uy tín trong lĩnh vực pháp luật, y tế, bảo vệ trẻ em, và truyền thông sẽ giúp các học viên không chỉ nắm vững các quy định của pháp luật mà còn thực sự hiểu tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Các học viên cũng sẽ được trang bị những kỹ năng thiết thực để đến lượt mình có thể tổ chức các buổi truyền thông hiệu quả, giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, từ đó có những hành động thiết thực để phòng, chống những hủ tục này, bảo đảm cho trẻ em được phát triển hết tiềm năng, được hưởng đầy đủ các quyền của mình, và thúc đẩy chất lượng giống nòi.
|
|
|
|
Trong thời gian tập huấn, các chuyên gia tập trung truyền đạt các chuyên đề về: thực trạng, nguyên nhân, quy định pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết; tảo hôn – nhìn từ góc độ quyền trẻ em; những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết đến sức khỏe của trẻ vị thành niên; kỹ năng truyền thông về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết. Lớp tập huấn được thực hiện theo phương pháp mới, các học viên làm bài tập nhóm, trao đổi, thảo luận sôi nổi, tích cực tương tác với giảng viên; qua đó, bảo đảm tính thực chất, dễ nhớ, giúp các học viên vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm được tích lũy để áp dụng linh hoạt, sáng tạo trong công tác truyền thông, PBGDPL nói chung và truyền thông, PBGDPL về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại địa bàn cơ sở./.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật