Góp ý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực xây dựng pháp luật cho Văn phòng Chính phủ giai đoạn 2018 - 2020”, ngày 23/10/2020, tại Ninh Bình, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Tọa đàm “Góp ý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025”.Tham dự Tọa đàm có đại diện: Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ; một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Pháp chế các bộ, ngành như: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Cục Phát triển doanh nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cục Công thương địa phương Bộ Công thương; Sở Tư pháp các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; một số Hiệp hội doanh nghiệp khu vực phía Bắc và các phóng viên, báo đài trung ương và địa phương đến đưa tin về buổi Tọa đàm.Ông Phạm Chí Công, đại diện Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ và ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp chủ trì buổi Tọa đàm.Phát biểu khai mạc, ông Phạm Chí Công - Đại diện Văn phòng Chính phủ cho biết, Văn phòng Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức buổi Tọa đàm nhằm tập hợp các ý kiến góp ý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 với mục đích nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả, công khai, minh bạch, ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; định hướng cho các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn tới, nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Qua 10 năm thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2014 và 2015 - 2020 (Chương trình 585), mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng Chương trình 585 đã hoàn thành và thực hiện đồng bộ, hiệu quả, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, tạo lập các điều kiện cần thiết để giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, phòng chống rủi ro và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Các đại biểu tham dự Tọa đàm đánh giá cao về Chương trình 585 và mong muốn trong thời gian tới, Chương trình 585 tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: Hoàn thiện vấn đề về tài chính, kinh phí, nhân lực dành cho Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025; khuyến khích sự đóng góp nguồn lực của các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp để triển khai các hoạt động của Chương trình 585 cũng như huy động các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; gắn kết các hoạt động của Chương trình 585 với các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của các bộ, ngành và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện việc giám sát, đánh giá hiệu quả các hoạt động của Chương trình 585; đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức, phương pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như kết hợp các phương thức truyền thống với các phương thức hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng, từng vùng miền; kết hợp việc xây dựng và nhân rộng mô hình điểm, kịp thời biểu dương, khuyến khích các điển hình tiêu biểu trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; từng bước xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để đảm bảo tính bền vững của các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa...Việt Tiến
Góp ý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025
23/10/2020
Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường năng lực xây dựng pháp luật cho Văn phòng Chính phủ giai đoạn 2018 - 2020”, ngày 23/10/2020, tại Ninh Bình, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức Tọa đàm “Góp ý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025”.
Tham dự Tọa đàm có đại diện: Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ; một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Pháp chế các bộ, ngành như: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Cục Phát triển doanh nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cục Công thương địa phương Bộ Công thương; Sở Tư pháp các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình; Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; một số Hiệp hội doanh nghiệp khu vực phía Bắc và các phóng viên, báo đài trung ương và địa phương đến đưa tin về buổi Tọa đàm.
Ông Phạm Chí Công, đại diện Vụ Pháp luật Văn phòng Chính phủ và ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp chủ trì buổi Tọa đàm.
Phát biểu khai mạc, ông Phạm Chí Công - Đại diện Văn phòng Chính phủ cho biết, Văn phòng Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức buổi Tọa đàm nhằm tập hợp các ý kiến góp ý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 với mục đích nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả, công khai, minh bạch, ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; định hướng cho các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của các bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn tới, nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật, hạn chế rủi ro, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
|
|
Qua 10 năm thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2014 và 2015 - 2020 (Chương trình 585), mặc dù gặp không ít khó khăn, nhưng Chương trình 585 đã hoàn thành và thực hiện đồng bộ, hiệu quả, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, tạo lập các điều kiện cần thiết để giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, phòng chống rủi ro và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
|
|
Các đại biểu tham dự Tọa đàm đánh giá cao về Chương trình 585 và mong muốn trong thời gian tới, Chương trình 585 tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: Hoàn thiện vấn đề về tài chính, kinh phí, nhân lực dành cho Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025; khuyến khích sự đóng góp nguồn lực của các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp để triển khai các hoạt động của Chương trình 585 cũng như huy động các nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; gắn kết các hoạt động của Chương trình 585 với các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của các bộ, ngành và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện việc giám sát, đánh giá hiệu quả các hoạt động của Chương trình 585; đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức, phương pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như kết hợp các phương thức truyền thống với các phương thức hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng, từng vùng miền; kết hợp việc xây dựng và nhân rộng mô hình điểm, kịp thời biểu dương, khuyến khích các điển hình tiêu biểu trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; từng bước xã hội hóa công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để đảm bảo tính bền vững của các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Việt Tiến