Khảo sát thực tiễn về áp dụng pháp luật quyền sở hữu tài sảnThực hiện nhiệm vụ được phân công tại Mục II.3.b Nghị quyết 99/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan “Xây dựng Đề án thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm quyền tài sản được giao dịch thông suốt, hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019”, trong khuôn khổ hợp tác với Dự án JICA Nhật Bản, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế được giao thực hiện hoạt động khảo sát tại Lâm Đồng (01, 02/8) và Quảng Ninh (8, 9/8). Ông Nguyễn Hồng Hải, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm làm trưởng đoàn khảo sát. Về phía Dự án JICA có sự tham dự của ông Edagawa MISUSHI, quyền cố vấn trưởng Dự án, ông Yokomaku Kosuke, chuyên gia Dự án JICA.Tại các hoạt động này, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế đã tổ chức các buổi tọa đàm nhóm nhỏ chuyên sâu với sự tham gia của đại diện Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng,…, đại diện Khoa Luật Đại học Đà Lạt, một số văn phòng đăng ký đất đai, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, luật sư, công chứng viên đóng trên địa bàn Lâm Đồng, Quảng Ninh. Tại tọa đàm, các đại biểu đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc liên quan đến quyền sở hữu tài sản, sự đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật liên quan, đặc biệt là bất động sản (như xác định thành viên của hộ gia đình, giới hạn diện tích đất được phép giao dịch, chuyển nhượng, chế độ pháp lý về tài sản gắn liền với đất, tài sản là giao dịch bảo đảm…), quy định pháp luật và thực tiễn nhu cầu về xác định động sản nói chung, tài sản vô hình, quyền tài sản từ hợp đồng… nói riêng cũng được quan tâm và có yêu cầu cần được hoàn thiện để bao quát hết các vấn đề liên quan đến thị trường và sự phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ.
Đoàn khảo sát cũng đến làm việc trực tiếp với Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng, tìm hiểu về thực tiễn về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất của Hộ gia đình, cá nhân cho tổ chức kinh tế (không phải tổ chức tín dụng); đăng ký một số loại hợp đồng như: hợp đồng cho mượn quyền sử dụng đất, bảo lưu quyền sở hữu tài sản là quyền sử dụng đất, đăng ký đối với một số loại tài sản như nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, công trình biệt thự du lịch, căn hộ du lịch (condotel, officetel); đăng ký thay đổi về những biến động đất đai.
Phát biểu kết luận tại các buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Hải cho rằng, các ý kiến, thông tin được nêu ra rất có giá trị, Bộ Tư pháp sẽ chuyển hóa những chất liệu này để xây dựng Đề án trình Chính phủ.>Vụ Pháp luật DS - KT
Khảo sát thực tiễn về áp dụng pháp luật quyền sở hữu tài sản
12/08/2019
Thực hiện nhiệm vụ được phân công tại Mục II.3.b Nghị quyết 99/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan “Xây dựng Đề án thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm quyền tài sản được giao dịch thông suốt, hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019”, trong khuôn khổ hợp tác với Dự án JICA Nhật Bản, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế được giao thực hiện hoạt động khảo sát tại Lâm Đồng (01, 02/8) và Quảng Ninh (8, 9/8). Ông Nguyễn Hồng Hải, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm làm trưởng đoàn khảo sát. Về phía Dự án JICA có sự tham dự của ông Edagawa MISUSHI, quyền cố vấn trưởng Dự án, ông Yokomaku Kosuke, chuyên gia Dự án JICA.
Tại các hoạt động này, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế đã tổ chức các buổi tọa đàm nhóm nhỏ chuyên sâu với sự tham gia của đại diện Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng,…, đại diện Khoa Luật Đại học Đà Lạt, một số văn phòng đăng ký đất đai, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, luật sư, công chứng viên đóng trên địa bàn Lâm Đồng, Quảng Ninh. Tại tọa đàm, các đại biểu đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc liên quan đến quyền sở hữu tài sản, sự đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật liên quan, đặc biệt là bất động sản (như xác định thành viên của hộ gia đình, giới hạn diện tích đất được phép giao dịch, chuyển nhượng, chế độ pháp lý về tài sản gắn liền với đất, tài sản là giao dịch bảo đảm…), quy định pháp luật và thực tiễn nhu cầu về xác định động sản nói chung, tài sản vô hình, quyền tài sản từ hợp đồng… nói riêng cũng được quan tâm và có yêu cầu cần được hoàn thiện để bao quát hết các vấn đề liên quan đến thị trường và sự phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ.
Đoàn khảo sát cũng đến làm việc trực tiếp với Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng, tìm hiểu về thực tiễn về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất của Hộ gia đình, cá nhân cho tổ chức kinh tế (không phải tổ chức tín dụng); đăng ký một số loại hợp đồng như: hợp đồng cho mượn quyền sử dụng đất, bảo lưu quyền sở hữu tài sản là quyền sử dụng đất, đăng ký đối với một số loại tài sản như nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, công trình biệt thự du lịch, căn hộ du lịch (condotel, officetel); đăng ký thay đổi về những biến động đất đai.
Phát biểu kết luận tại các buổi làm việc, ông Nguyễn Hồng Hải cho rằng, các ý kiến, thông tin được nêu ra rất có giá trị, Bộ Tư pháp sẽ chuyển hóa những chất liệu này để xây dựng Đề án trình Chính phủ.
Vụ Pháp luật DS - KT