Nhiều kết quả công tác THADS nổi bật 06 tháng đầu năm 2018Năm 2018 là năm thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Đây cũng là năm Bộ Tư pháp, Hệ thống thi hành án dân sự (THADS) tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án. Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Hệ thống THADS tập trung triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, nhiều kết quả công tác nổi bật, cụ thể:
1. Thi hành xong 241 nghìn việc và trên gần 12 nghìn tỷ đồng
Về việc, tổng số thụ lý là 635.198 việc, tăng 51.457 việc (8,82%) so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số phải thi hành là 629.944 việc, trong đó: số có điều kiện thi hành là 459.511 việc (72,94%); số chưa có điều kiện thi hành là 170.433 việc (27,06%). Kết quả: Thi hành xong 241.770 việc (tăng 16.654 việc), đạt tỉ lệ 52,61% (tăng 0,95% so với cùng kỳ năm 2017)
Về tiền, tổng số thụ lý là 162.952 tỷ 595 triệu 766 nghìn đồng, tăng 22.841 tỷ 721 triệu 961 nghìn đồng (16,30%) so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số phải thi hành là 158.522 tỷ 438 triệu 871 nghìn đồng, trong đó: số có điều kiện thi hành là 92.522 tỷ 582 triệu 261 nghìn đồng (58,37%); số chưa có điều kiện thi hành là 65.999 tỷ 856 triệu 610 nghìn đồng (41,63%). Kết quả: Thi hành xong 12.072 tỷ 607 triệu 853 nghìn đồng (giảm 4.836 tỷ 096 triệu 212 nghìn đồng), đạt tỷ lệ 13.05% (giảm 5,20% so với cùng kỳ năm 2017)
Về kết quả thi hành án của một số địa phương, TP.Hồ Chí Minh có tổng số việc thụ lý là 81.853 việc, tương ứng với số tiền gần 62.000 tỷ đồng (chiếm 12,88% số việc và 37,86% số tiền thụ lý của toàn quốc), thi hành xong đạt tỷ lệ 47,23% về việc và 12,45% về tiền. TP.Hà Nội có tổng số việc thụ lý là 34.480 việc, tương ứng với số tiền gần 24.000 tỷ đồng (chiếm 5,42% số việc và 14,62% số tiền thụ lý của toàn quốc), thi hành xong đạt tỷ lệ 51% về việc và 8,42% về tiền.
Một số đơn vị có kết quả thi hành án xong về việc và về tiền đạt tỷ lệ tương đối cao (so với bình quân của toàn quốc là 52,61% về việc và 13,05% về tiền), về việc: Điện Biên (85,54%), Bắc Kạn (84,62%), Lai Châu (83,63%), Tuyên Quang (81,72%), Cao Bằng (80,21%); về tiền: Lai Châu (56,82%), Cao Bằng (52,65%), Lạng Sơn (41,86%), Quảng Bình (39,13%), Hà Tĩnh (37,39%). Một số Chi cục THADS đạt kết quả cao như, về việc: TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (76%), TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (74%), TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (72%); TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (60%); về tiền: TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (49,66%), TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (46,26%), huyện Đức Huệ, tỉnh Long An (44,21%), Quận 9, TP.Hồ Chí Minh (42,96%), Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (40,94%).
Nhìn chung, trong bối cảnh tổng số thụ lý tăng về việc và về tiền (8,82% về việc và 16,30% về tiền) nhưng số việc và tiền có điều kiện thi hành đều giảm so với cùng kỳ năm 2017, đặc biệt về tiền giảm đến 9,67%. Theo thống kê, về việc có 30 tỉnh/thành phố, về tiền có 27 tỉnh/thành phố thấp hơn mặt bằng chung toàn quốc, cần phải có sự phân tích, đánh giá cụ thể, như về việc: Hải Phòng (55,83%), Hà Nam (58,94%), Bình Định (64,15%), Nam Định (64,67%), Đà Nẵng (65,56%), Thái Nguyên (65,93%); về tiền: Hà Tĩnh (15,93%), Lai Châu (22,07%), Kon Tum (29,51%), Thái Bình (33,89%), Nam Định (37,98%).
- Về kết quả thi hành đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng, tổng số việc phải thi hành loại này là 21.508 việc, tương ứng với số tiền là 94.928 tỷ 672 triệu 164 nghìn đồng tương ứng với 3,42% về việc và 59,95% về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành của toàn quốc. Kết quả: Thi hành xong: 1.676 việc, thu được số tiền là 10.708 tỷ 654 triệu 166 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 7,79% về việc và 11,28% về tiền, tăng so với cùng kỳ năm 2017 về giá trị tuyệt đối (tăng 22 việc và tăng 184 tỷ 183 triệu 767 nghìn đồng), nhưng giảm về tỷ lệ (giảm 0,99% về việc và giảm 2,16% về tiền).
- Về kết quả thi hành án của người phải thi hành án đang chấp hành án phạt tù thu các khoản tiền, tài sản mà người phải thi hành án, thân nhân của người phải thi hành án nộp để thi hành án, tổng số việc, tiền phải thi hành là 70.273 việc tương ứng với số tiền 19.477 tỷ 487 triệu 623 nghìn đồng. Kết quả: Thi hành xong 21.876 việc, thu được số tiền là 440 tỷ 673 triệu 351 nghìn đồng, giảm 25.736 việc tương ứng với số tiền 667 tỷ 547 triệu 473 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2017, đạt tỷ lệ 31,13% về việc và 2,26% về tiền. Một số địa phương có kết quả tương đối cao như, về việc: Lai Châu (71,80%), Điện Biên (60,25%), Sơn La (59,87%), Cao Bằng (56,57%), Lạng Sơn (55,17%); về tiền: Tây Ninh (22,84%), Nam Định (21,67%), Lào Cai (20,05%), Quảng Ninh (19,96%), Vĩnh Phúc (19,96%).
- Về kết quả xét miễn, giảm thi hành án, đã lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm tổng số 1.602 việc, tương ứng với số tiền là 60 tỷ 501 triệu 695 nghìn đồng. Cơ quan có thẩm quyền đã xét miễn, giảm tổng số 1.382 việc, tương ứng với số tiền 59 tỷ 602 triệu 438 nghìn đồng, so với cùng kỳ năm 2017, giảm 34 việc (2,08%), tăng 42 tỷ 278 triệu 660 nghìn đồng (tăng 232,01%).
- Về số án chuyển kỳ sau, tổng số việc chuyển kỳ sau là 388.174 việc, trong đó, số việc có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 217.741 việc, so với số việc có điều kiện thi hành chuyển kỳ sau cùng kỳ năm 2017 (210.636 việc) tăng 7.105 việc (tăng 3,37%). Tổng số tiền chuyển kỳ sau là 146.449 tỷ 831 triệu 018 nghìn đồng, trong đó số tiền có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 80.449 tỷ 974 triệu 408 nghìn đồng, so với số tiền có điều kiện thi hành chuyển kỳ sau cùng kỳ năm 2017 (75.773 tỷ 109 triệu 988 nghìn đồng), tăng 4.676 tỷ 864 triệu 420 nghìn đồng (tăng 6,17%). Một số địa phương có tỷ lệ giảm chuyển kỳ sau về tiền như: Thái Bình (27,83%), Bắc Kạn (27,06%), Tuyên Quang (6,05%), Đà Nẵng (5,82%).
2. Công tác theo dõi thi hành án hành chính quyết liệt hơn
Tòa án nhân dân đã chuyển giao cho cơ quan THADS 927 bản án, quyết định, trong đó có 767 bản án, quyết định không có nội dung phải theo dõi và 247 bản án, quyết định có nội dung theo dõi. Đã thi hành xong 145 việc, còn 102 việc chưa thi hành xong. Các cơ quan THADS đã ban hành văn bản thông báo về trách nhiệm tự nguyện thi hành án đối với 226 việc, 21 vụ việc còn lại không thuộc diện phải ra văn bản thông báo do người phải thi hành án đã tự nguyện thi hành khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án; đăng tải quyết định buộc thi hành án hành chính trên Cổng, Trang thông tin điện tử THADS đối với 53 trường hợp; có văn bản kiến nghị xem xét đối với 24 trường hợp do không chấp hành án. Một số địa phương có số vụ việc phải theo dõi lớn như: TP. Hồ Chí Minh (36 vụ việc), Bà Rịa - Vũng Tàu (27 vụ việc), Quảng Nam (26 vụ việc), Kiên Giang (25 vụ việc), Đắk Lắk (15 vụ việc)
3. Công tác xây dựng đề án, văn bản
Bộ Tư pháp, Hệ thống THADS tiếp tục thực hiện nghiêm túc Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS. Hiện nay, Bộ Tư pháp đã ký 01 Thông tư liên tịch trong lĩnh vực phá sản và đang chuyển các Bộ ngành ký luân phiên; đang tập trung xây dựng 02 Thông tư về thống kê và tổ chức cán bộ và “Đề án giải quyết việc THADS không có điều kiện thi hành đã tồn đọng trong nhiều năm”, qua đó tiếp tục tạo hành lang pháp lý ổn định, vững chắc cho công tác THADS. Việc ban hành các quy chế, quy trình nội bộ tiếp tục được các cơ quan THADS chú trọng, hoàn thiện với việc ban hành Quy trình đào tạo bồi dưỡng; Quy chế công khai thông tin về việc không chấp hành án hành chính, Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị qua đường dây nóng của hệ thống cơ quan THADS.
4. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra được tập trung chỉ đạo
Toàn Hệ thống đã tiếp nhận và giải quyết xong 352/391 vụ việc, đạt tỷ lệ 90%. Việc hướng dẫn nghiệp vụ bảo đảm thực hiện theo Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ và Quy trình tổ chức thi hành án. Nhiều Cục THADS đã giải quyết xong, không để tồn đọng như: Khánh Hòa, An Giang, Hà Tĩnh, Long An, Hưng Yên .... Nhiều địa phương tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho công chức trên địa bàn như: Khánh Hòa, Hà Nội, Sóc Trăng, Hà Giang, Hậu Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Quảng Bình, Long An, Lạng Sơn, Hưng Yên.
Tiếp tục rà soát những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thi hành Luật THADS (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Tổng cục đã tổ chức “Tọa đàm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành”, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm cho vay; ban hành nhiều Công văn hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ về xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng; bán đấu giá tài sản; quản lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong THADS; xử lý khoản tiền tạm thu còn tồn trên tài khoản tạm gửi. Đối với những khó khăn liên quan đến việc xử lý tài sản thi hành án là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Bộ Tư pháp sẽ thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường ký kết Quy chế phối hợp giữa hai Bộ trong thời gian tới.
Bộ Tư pháp, Tổng cục đã ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác THADS năm 2018, theo đó tiến hành kiểm tra toàn diện tại 04 địa phương, kiểm tra chuyên đề tại 13 địa phương, kiểm tra liên ngành tại 04 địa phương. Sau khi ban hành Kế hoạch, Bộ Tư pháp, Tổng cục đã thành lập 01 Đoàn kiểm tra toàn diện; 05 Đoàn kiểm tra về công tác xác minh, phân loại án tại 05 địa phương; 01 Đoàn kiểm tra về thi hành án hành chính tại 04 địa phương; 01 Đoàn kiểm tra chuyên đề công tác Văn phòng tại 02 địa phương; 03 Đoàn công tác đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS tại 08 địa phương; 01 Đoàn kiểm tra chuyên đề về bán đấu giá tài sản tại 01 địa phương; 03 Đoàn kiểm tra chuyên đề công tác quản lý, xử lý tang vật, tài sản tạm giữ, tiền tồn trên tài khoản, tiền do các trại giam thu chuyển cho cơ quan THADS và kết quả thi hành án tham nhũng tại 03 địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS cũng đã tiến hành công tác kiểm tra xét duyệt quyết toán ngân sách năm 2017 đối với các địa phương.
Tại địa phương, 63/63 Cục THADS cũng đã ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác năm 2018 trên địa bàn theo hướng 100% Cục, Chi cục thực hiện việc tự kiểm tra; Cục THADS kiểm tra toàn diện tối thiểu 2/3 số đơn vị trên địa bàn. Nhiều địa phương đã chủ động tổ chức kiểm tra các đơn vị trực thuộc ngay trong Quý I/2018 như: TP. Hồ Chí Minh, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Giang, Bến Tre... Qua kiểm tra, đã kịp thời chỉ ra những kết quả đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, làm cơ sở đánh giá công chức cuối năm.
5. Giảm đáng kể số lượt tiếp công dân tại Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp đã tiếp 200 lượt công dân, giảm 60 lượt so với cùng kỳ năm 2017. Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo Tổng cục THADS và Thủ trưởng các cơ quan THADS đã thực hiện tiếp công dân định kỳ, bố trí phòng tiếp dân, công chức có phẩm chất, kỹ năng dân vận và tinh thần phục vụ làm công tác tiếp công dân. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS thường xuyên ban hành các văn bản đôn đốc, chỉ đạo; tập trung kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ tham mưu, chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; ban hành Kế hoạch kiểm tra, chỉ đạo giải quyết các vụ việc loại này.
Toàn Hệ thống đã tiếp nhận tổng số 3.145 đơn khiếu nại và 1.272 đơn tố cáo, tăng 299 đơn thư khiếu nại, tố cáo so với cùng kỳ năm 2017. Kết quả: Tổng cục đã giải quyết xong 50/67 việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 76,12%; các cơ quan THADS địa phương đã giải quyết xong 1.344/1.497 việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 90%. Một số địa phương có lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo nhiều như TP. Hồ Chí Minh (329 đơn khiếu nại, 10 đơn tố cáo); Hà Nội (232 đơn khiếu nại, 60 đơn tố cáo); Quảng Ngãi (107 đơn khiếu nại, 09 đơn tố cáo); Tây Ninh (103 đơn khiếu nại, 06 đơn tố cáo); Hải Dương (96 đơn khiếu nại, 06 đơn tố cáo).
Trên cơ sở Quy định về tiêu chí xác định khiếu nại, tố cáo về THADS phức tạp, kéo dài và trách nhiệm tổ chức thực hiện, ngày 28/11/2017, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã phê duyệt danh sách 72 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài năm 2018 tại 30 địa phương, đồng thời ban hành Kế hoạch chỉ đạo giải quyết. Kết quả, đã tập trung chỉ đạo giải quyết và đưa ra ngoài danh sách 17 vụ việc, phát sinh mới 05 vụ việc, hiện toàn Hệ thống còn 60 vụ việc loại này. Một số địa phương đã tích cực giải quyết, đưa các vụ việc ra khỏi danh sách như: TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Trà Vinh, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Nghệ An, Bình Định.
6. Đội ngũ cán bộ tiếp tục được kiện toàn
Toàn hệ thống THADS được phân bổ 9.488 biên chế, giảm 169 biên chế so với năm 2017, trong đó, 175 biên chế tại Tổng cục và 9.313 biên chế tại các cơ quan THADS địa phương. Đến nay, đã thực hiện 9.359/9.488 biên chế. Toàn quốc có 4.139 Chấp hành viên; 738 Thẩm tra viên; 1.628 Thư ký. Về đội ngũ công chức lãnh đạo, tại Tổng cục có Quyền Tổng Cục trưởng, 03 Phó Tổng cục trưởng và 29 Lãnh đạo cấp Vụ. Tại địa phương, có 62/63 Cục trưởng, 01 Quyền Cục trưởng (Lai Châu) và 139 Phó Cục trưởng. Tại cấp huyện có 635/710 Chi cục trưởng, 20 Chi cục giao Quyền Chi cục trưởng và 55 Chi cục giao Phó Chi cục trưởng phụ trách.
Bộ Tư pháp đã phê duyệt Quy hoạch chức danh Tổng Cục trưởng giai đoạn 2017 - 2021 và giai đoạn 2021 - 2026; phê duyệt Quy hoạch Cục trưởng giai đoạn 2017 - 2021 đối với 49/63 địa phương và cho ý kiến quy hoạch giai đoạn 2021-2026 đối với 29 địa phương; phê duyệt Quy hoạch Phó Cục trưởng giai đoạn 2017 - 2021 đối với 52/63 địa phương, giai đoạn 2021 - 2026 đối với 01 địa phương và cho ý kiến đối với 46 địa phương; phê duyệt danh sách rà soát, bổ sung Quy hoạch Chi cục trưởng giai đoạn 2017 - 2021 đối với 07 địa phương, cho chủ trương đối với 36 địa phương và phê duyệt quy hoạch giai đoạn 2021 - 2026 đối với 06 địa phương, cho chủ trương đối với 37 địa phương. Ngày 06/4/2018, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị về công tác tổ chức cán bộ, trong đó tập trung tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-BCS ngày 14/3/2014 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp kết hợp với sơ kết công tác luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, công tác biệt phái.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục được chú trọng với nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp hơn với từng đối tượng, 6 tháng đầu năm 2018, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã tổ chức 03 lớp Bồi dưỡng ngạch thư ký thi hành án năm 2018 cho 222 học viên, 03 lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên trung cấp cho 338 học viên.
7. Kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc tiếp tục được bảo đảm
Công tác quản lý tài chính ngân sách tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm đúng quy định với việc thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc tổng hợp quyết toán và khóa sổ ngân sách cuối năm 2017, công tác giao, điều chỉnh, phân bổ, quản lý sử dụng và quyết toán ngân sách, công tác thu nộp, quản lý sử dụng phí thi hành án, công tác kế toán nghiệp vụ... Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã thực hiện điều chỉnh, giao dự toán thu, chi ngân sách cuối năm 2017; tiến hành giao dự toán thu, chi ngân sách đầu năm 2018; thông báo và hướng dẫn thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018 cho 774 đơn vị dự toán; đồng thời, triển khai công tác điều hòa phí thi hành án năm 2017 cho cơ quan THADS địa phương.
Trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ Tư pháp đã thông báo vốn đầu tư năm 2018 cho các dự án đầu tư xây dựng trụ sở và kho vật chứng thuộc thẩm quyền Tổng cục THADS. Hướng dẫn các chủ đầu tư rà soát thủ tục pháp lý các dự án đang triển khai thi công, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai để dự án thi công đúng tiến độ; đôn đốc các chủ đầu tư giải ngân đúng tiến độ, kế hoạch vốn được duyệt; kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại 07 địa phương.
8. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được tăng cường
Thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, Bộ Tư pháp đã tập trung triển khai cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành và tổ chức thi hành án, coi đây là giải pháp đột phá thay đổi lề lối làm việc, bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, nêu cao tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp. Các cơ quan THADS trên toàn quốc đã vận hành Cổng, Trang thông tin điện tử THADS, tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa, hỗ trợ nộp đơn trực tuyến thi hành án, rà soát, công bố thủ tục hành chính, tăng cường sử dụng văn bản điện tử. Một số địa phương triển khai tương đối tốt công tác này như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Nam, Long An... Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đang phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai cơ quan trong thời gian tới.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý chỉ đạo, điều hành từ Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đến 63 Cục THADS địa phương, bảo đảm thông suốt, hiệu quả, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS năm 2018; triển khai tập huấn phần mềm quản lý THADS và triển khai thực hiện thí điểm phần mềm tại 15 địa phương từ ngày 01/4/2018.
9. Công tác phối hợp trong THADS
Công tác phối hợp tiếp tục được chú trọng ở cả Trung ương và địa phương. Các Quy chế phối hợp liên ngành với các bộ, ngành liên quan như Tòa án, Kiểm sát, Nội chính, Công an, Ngân hàng, Bảo hiểm xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành án.
Tại địa phương, công tác phối hợp trong hoạt động THADS tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương theo quy định tại Điều 173, 174, 175 Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Ban chỉ đạo THADS các cấp thường xuyên được rà soát, kiện toàn, hoạt động có hiệu quả nhất là trong chỉ đạo công tác phối hợp thi hành án, tổ chức cưỡng chế, chỉ đạo giải quyết những vụ án lớn, những vụ việc khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, công tác THADS tiếp tục nhận được sự phối hợp tích cực, chặt chẽ của các cơ quan chuyên chuyên môn như cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường, cơ quan quản lý xây dựng đô thị, cơ quan tài chính, cơ quan thuế, ngân hàng, bảo hiểm xã hội... trong xác minh, áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế THADS, qua đó giúp các cơ quan THADS hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
10. Công tác truyền thông báo chí, hợp tác quốc tế, thi đua, khen thưởng
Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo định kỳ hàng Quý theo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, Tổng cục đã ban hành Kế hoạch đẩy mạnh công tác truyền thông, báo chí trong lĩnh vực THADS, hành chính và phối hợp với một số cơ quan báo chí tăng cường công tác truyền thông, kịp thời phản ánh những kết quả đóng góp của Hệ thống đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương. Để nâng cao kỹ năng phản ứng, cung cấp thông tin cho báo chí, Tổng cục THADS đã phối hợp với Cục Báo chí, Bộ Thông tin truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến 63 tỉnh, thành phố quán triệt những nội dung mới của Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước và hướng dẫn những kỹ năng xử lý thông tin báo chí. Đến nay, các cơ quan THADS đã chủ động hơn trong việc kịp thời thông tin, làm rõ một số vụ việc dư luận xã hội quan tâm, phản ánh như vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ Phương Trang - Đà Lạt (Lâm Đồng), vụ Vinashin, Vinalines, việc tổ chức thi hành án đối với ông Đinh La Thăng sau khi Bản án có hiệu lực...
Trong công tác hợp tác quốc tế, đã ban hành Kế hoạch hợp tác quốc tế trong lĩnh vực THADS năm 2018; tổ chức 03 Tọa đàm, 01 Hội thảo do Dự án JICA tài trợ; 01 Khảo sát do dự án GIG tài trợ nhằm trao đổi, tranh thủ kinh nghiệm trong hoạt động THADS. 06 tháng đầu năm, Bộ Tư pháp, Tổng cục đang tập trung nghiên cứu, đề xuất biện pháp rút ngắn thời gian thi hành án trong từng khâu, từng bước của quá trình thi hành án. Đề xuất lộ trình rút ngắn thời gian thi hành án theo tiêu chí đánh giá cải thiện môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới.
Trong công tác thi đua khen thưởng, cùng với việc ban hành Kế hoạch về công tác thi đua khen thưởng năm 2018, toàn Hệ thống đã phát động và triển khai đồng bộ các phong trào thi đua với chủ đề “Toàn Hệ thống THADS tiếp tục đổi mới lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao năm 2018”. Đồng thời, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch tổ chức Kỷ niệm 72 năm Ngày Truyền thống THADS, qua đó góp phần động viên, khuyến khích các cá nhân, tập thể trong Hệ thống phát huy truyền thống, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu THADS được giao./.
Văn phòng Tổng cục THADS
Nhiều kết quả công tác THADS nổi bật 06 tháng đầu năm 2018
19/04/2018
Năm 2018 là năm thứ ba triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. Đây cũng là năm Bộ Tư pháp, Hệ thống thi hành án dân sự (THADS) tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án. Bộ Tư pháp đã chỉ đạo Hệ thống THADS tập trung triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, nhiều kết quả công tác nổi bật, cụ thể:
1. Thi hành xong 241 nghìn việc và trên gần 12 nghìn tỷ đồng
Về việc, tổng số thụ lý là 635.198 việc, tăng 51.457 việc (8,82%) so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số phải thi hành là 629.944 việc, trong đó: số có điều kiện thi hành là 459.511 việc (72,94%); số chưa có điều kiện thi hành là 170.433 việc (27,06%). Kết quả: Thi hành xong 241.770 việc (tăng 16.654 việc), đạt tỉ lệ 52,61% (tăng 0,95% so với cùng kỳ năm 2017)
Về tiền, tổng số thụ lý là 162.952 tỷ 595 triệu 766 nghìn đồng, tăng 22.841 tỷ 721 triệu 961 nghìn đồng (16,30%) so với cùng kỳ năm 2017. Tổng số phải thi hành là 158.522 tỷ 438 triệu 871 nghìn đồng, trong đó: số có điều kiện thi hành là 92.522 tỷ 582 triệu 261 nghìn đồng (58,37%); số chưa có điều kiện thi hành là 65.999 tỷ 856 triệu 610 nghìn đồng (41,63%). Kết quả: Thi hành xong 12.072 tỷ 607 triệu 853 nghìn đồng (giảm 4.836 tỷ 096 triệu 212 nghìn đồng), đạt tỷ lệ 13.05% (giảm 5,20% so với cùng kỳ năm 2017).
Về kết quả thi hành án của một số địa phương, TP.Hồ Chí Minh có tổng số việc thụ lý là 81.853 việc, tương ứng với số tiền gần 62.000 tỷ đồng (chiếm 12,88% số việc và 37,86% số tiền thụ lý của toàn quốc), thi hành xong đạt tỷ lệ 47,23% về việc và 12,45% về tiền. TP.Hà Nội có tổng số việc thụ lý là 34.480 việc, tương ứng với số tiền gần 24.000 tỷ đồng (chiếm 5,42% số việc và 14,62% số tiền thụ lý của toàn quốc), thi hành xong đạt tỷ lệ 51% về việc và 8,42% về tiền.
Một số đơn vị có kết quả thi hành án xong về việc và về tiền đạt tỷ lệ tương đối cao (so với bình quân của toàn quốc là 52,61% về việc và 13,05% về tiền), về việc: Điện Biên (85,54%), Bắc Kạn (84,62%), Lai Châu (83,63%), Tuyên Quang (81,72%), Cao Bằng (80,21%); về tiền: Lai Châu (56,82%), Cao Bằng (52,65%), Lạng Sơn (41,86%), Quảng Bình (39,13%), Hà Tĩnh (37,39%). Một số Chi cục THADS đạt kết quả cao như, về việc: TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp (76%), TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (74%), TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (72%); TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (60%); về tiền: TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (49,66%), TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang (46,26%), huyện Đức Huệ, tỉnh Long An (44,21%), Quận 9, TP.Hồ Chí Minh (42,96%), Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh (40,94%).
Nhìn chung, trong bối cảnh tổng số thụ lý tăng về việc và về tiền (8,82% về việc và 16,30% về tiền) nhưng số việc và tiền có điều kiện thi hành đều giảm so với cùng kỳ năm 2017, đặc biệt về tiền giảm đến 9,67%. Theo thống kê, về việc có 30 tỉnh/thành phố, về tiền có 27 tỉnh/thành phố thấp hơn mặt bằng chung toàn quốc, cần phải có sự phân tích, đánh giá cụ thể, như về việc: Hải Phòng (55,83%), Hà Nam (58,94%), Bình Định (64,15%), Nam Định (64,67%), Đà Nẵng (65,56%), Thái Nguyên (65,93%); về tiền: Hà Tĩnh (15,93%), Lai Châu (22,07%), Kon Tum (29,51%), Thái Bình (33,89%), Nam Định (37,98%).
- Về kết quả thi hành đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng, tổng số việc phải thi hành loại này là 21.508 việc, tương ứng với số tiền là 94.928 tỷ 672 triệu 164 nghìn đồng tương ứng với 3,42% về việc và 59,95% về tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành của toàn quốc. Kết quả: Thi hành xong: 1.676 việc, thu được số tiền là 10.708 tỷ 654 triệu 166 nghìn đồng, đạt tỷ lệ 7,79% về việc và 11,28% về tiền, tăng so với cùng kỳ năm 2017 về giá trị tuyệt đối (tăng 22 việc và tăng 184 tỷ 183 triệu 767 nghìn đồng), nhưng giảm về tỷ lệ (giảm 0,99% về việc và giảm 2,16% về tiền).
- Về kết quả thi hành án của người phải thi hành án đang chấp hành án phạt tù thu các khoản tiền, tài sản mà người phải thi hành án, thân nhân của người phải thi hành án nộp để thi hành án, tổng số việc, tiền phải thi hành là 70.273 việc tương ứng với số tiền 19.477 tỷ 487 triệu 623 nghìn đồng. Kết quả: Thi hành xong 21.876 việc, thu được số tiền là 440 tỷ 673 triệu 351 nghìn đồng, giảm 25.736 việc tương ứng với số tiền 667 tỷ 547 triệu 473 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2017, đạt tỷ lệ 31,13% về việc và 2,26% về tiền. Một số địa phương có kết quả tương đối cao như, về việc: Lai Châu (71,80%), Điện Biên (60,25%), Sơn La (59,87%), Cao Bằng (56,57%), Lạng Sơn (55,17%); về tiền: Tây Ninh (22,84%), Nam Định (21,67%), Lào Cai (20,05%), Quảng Ninh (19,96%), Vĩnh Phúc (19,96%).
- Về kết quả xét miễn, giảm thi hành án, đã lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm tổng số 1.602 việc, tương ứng với số tiền là 60 tỷ 501 triệu 695 nghìn đồng. Cơ quan có thẩm quyền đã xét miễn, giảm tổng số 1.382 việc, tương ứng với số tiền 59 tỷ 602 triệu 438 nghìn đồng, so với cùng kỳ năm 2017, giảm 34 việc (2,08%), tăng 42 tỷ 278 triệu 660 nghìn đồng (tăng 232,01%).
- Về số án chuyển kỳ sau, tổng số việc chuyển kỳ sau là 388.174 việc, trong đó, số việc có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 217.741 việc, so với số việc có điều kiện thi hành chuyển kỳ sau cùng kỳ năm 2017 (210.636 việc) tăng 7.105 việc (tăng 3,37%). Tổng số tiền chuyển kỳ sau là 146.449 tỷ 831 triệu 018 nghìn đồng, trong đó số tiền có điều kiện nhưng chưa thi hành xong là 80.449 tỷ 974 triệu 408 nghìn đồng, so với số tiền có điều kiện thi hành chuyển kỳ sau cùng kỳ năm 2017 (75.773 tỷ 109 triệu 988 nghìn đồng), tăng 4.676 tỷ 864 triệu 420 nghìn đồng (tăng 6,17%). Một số địa phương có tỷ lệ giảm chuyển kỳ sau về tiền như: Thái Bình (27,83%), Bắc Kạn (27,06%), Tuyên Quang (6,05%), Đà Nẵng (5,82%).
2. Công tác theo dõi thi hành án hành chính quyết liệt hơn
Tòa án nhân dân đã chuyển giao cho cơ quan THADS 927 bản án, quyết định, trong đó có 767 bản án, quyết định không có nội dung phải theo dõi và 247 bản án, quyết định có nội dung theo dõi. Đã thi hành xong 145 việc, còn 102 việc chưa thi hành xong. Các cơ quan THADS đã ban hành văn bản thông báo về trách nhiệm tự nguyện thi hành án đối với 226 việc, 21 vụ việc còn lại không thuộc diện phải ra văn bản thông báo do người phải thi hành án đã tự nguyện thi hành khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án; đăng tải quyết định buộc thi hành án hành chính trên Cổng, Trang thông tin điện tử THADS đối với 53 trường hợp; có văn bản kiến nghị xem xét đối với 24 trường hợp do không chấp hành án. Một số địa phương có số vụ việc phải theo dõi lớn như: TP. Hồ Chí Minh (36 vụ việc), Bà Rịa - Vũng Tàu (27 vụ việc), Quảng Nam (26 vụ việc), Kiên Giang (25 vụ việc), Đắk Lắk (15 vụ việc).
3. Công tác xây dựng đề án, văn bản
Bộ Tư pháp, Hệ thống THADS tiếp tục thực hiện nghiêm túc Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS. Hiện nay, Bộ Tư pháp đã ký 01 Thông tư liên tịch trong lĩnh vực phá sản và đang chuyển các Bộ ngành ký luân phiên; đang tập trung xây dựng 02 Thông tư về thống kê và tổ chức cán bộ và “Đề án giải quyết việc THADS không có điều kiện thi hành đã tồn đọng trong nhiều năm”, qua đó tiếp tục tạo hành lang pháp lý ổn định, vững chắc cho công tác THADS. Việc ban hành các quy chế, quy trình nội bộ tiếp tục được các cơ quan THADS chú trọng, hoàn thiện với việc ban hành Quy trình đào tạo bồi dưỡng; Quy chế công khai thông tin về việc không chấp hành án hành chính, Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị qua đường dây nóng của hệ thống cơ quan THADS.
4. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra được tập trung chỉ đạo
Toàn Hệ thống đã tiếp nhận và giải quyết xong 352/391 vụ việc, đạt tỷ lệ 90%. Việc hướng dẫn nghiệp vụ bảo đảm thực hiện theo Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ và Quy trình tổ chức thi hành án. Nhiều Cục THADS đã giải quyết xong, không để tồn đọng như: Khánh Hòa, An Giang, Hà Tĩnh, Long An, Hưng Yên .... Nhiều địa phương tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho công chức trên địa bàn như: Khánh Hòa, Hà Nội, Sóc Trăng, Hà Giang, Hậu Giang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Quảng Bình, Long An, Lạng Sơn, Hưng Yên.
Tiếp tục rà soát những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thi hành Luật THADS (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Tổng cục đã tổ chức “Tọa đàm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành”, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm cho vay; ban hành nhiều Công văn hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ về xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng; bán đấu giá tài sản; quản lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong THADS; xử lý khoản tiền tạm thu còn tồn trên tài khoản tạm gửi. Đối với những khó khăn liên quan đến việc xử lý tài sản thi hành án là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Bộ Tư pháp sẽ thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường ký kết Quy chế phối hợp giữa hai Bộ trong thời gian tới.
Bộ Tư pháp, Tổng cục đã ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác THADS năm 2018, theo đó tiến hành kiểm tra toàn diện tại 04 địa phương, kiểm tra chuyên đề tại 13 địa phương, kiểm tra liên ngành tại 04 địa phương. Sau khi ban hành Kế hoạch, Bộ Tư pháp, Tổng cục đã thành lập 01 Đoàn kiểm tra toàn diện; 05 Đoàn kiểm tra về công tác xác minh, phân loại án tại 05 địa phương; 01 Đoàn kiểm tra về thi hành án hành chính tại 04 địa phương; 01 Đoàn kiểm tra chuyên đề công tác Văn phòng tại 02 địa phương; 03 Đoàn công tác đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS tại 08 địa phương; 01 Đoàn kiểm tra chuyên đề về bán đấu giá tài sản tại 01 địa phương; 03 Đoàn kiểm tra chuyên đề công tác quản lý, xử lý tang vật, tài sản tạm giữ, tiền tồn trên tài khoản, tiền do các trại giam thu chuyển cho cơ quan THADS và kết quả thi hành án tham nhũng tại 03 địa phương. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS cũng đã tiến hành công tác kiểm tra xét duyệt quyết toán ngân sách năm 2017 đối với các địa phương.
Tại địa phương, 63/63 Cục THADS cũng đã ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác năm 2018 trên địa bàn theo hướng 100% Cục, Chi cục thực hiện việc tự kiểm tra; Cục THADS kiểm tra toàn diện tối thiểu 2/3 số đơn vị trên địa bàn. Nhiều địa phương đã chủ động tổ chức kiểm tra các đơn vị trực thuộc ngay trong Quý I/2018 như: TP. Hồ Chí Minh, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Giang, Bến Tre... Qua kiểm tra, đã kịp thời chỉ ra những kết quả đạt được, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, làm cơ sở đánh giá công chức cuối năm.
5. Giảm đáng kể số lượt tiếp công dân tại Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp đã tiếp 200 lượt công dân, giảm 60 lượt so với cùng kỳ năm 2017. Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo Tổng cục THADS và Thủ trưởng các cơ quan THADS đã thực hiện tiếp công dân định kỳ, bố trí phòng tiếp dân, công chức có phẩm chất, kỹ năng dân vận và tinh thần phục vụ làm công tác tiếp công dân. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS thường xuyên ban hành các văn bản đôn đốc, chỉ đạo; tập trung kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ tham mưu, chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; ban hành Kế hoạch kiểm tra, chỉ đạo giải quyết các vụ việc loại này.
Toàn Hệ thống đã tiếp nhận tổng số 3.145 đơn khiếu nại và 1.272 đơn tố cáo, tăng 299 đơn thư khiếu nại, tố cáo so với cùng kỳ năm 2017. Kết quả: Tổng cục đã giải quyết xong 50/67 việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 76,12%; các cơ quan THADS địa phương đã giải quyết xong 1.344/1.497 việc thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 90%. Một số địa phương có lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo nhiều như TP. Hồ Chí Minh (329 đơn khiếu nại, 10 đơn tố cáo); Hà Nội (232 đơn khiếu nại, 60 đơn tố cáo); Quảng Ngãi (107 đơn khiếu nại, 09 đơn tố cáo); Tây Ninh (103 đơn khiếu nại, 06 đơn tố cáo); Hải Dương (96 đơn khiếu nại, 06 đơn tố cáo).
Trên cơ sở Quy định về tiêu chí xác định khiếu nại, tố cáo về THADS phức tạp, kéo dài và trách nhiệm tổ chức thực hiện, ngày 28/11/2017, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã phê duyệt danh sách 72 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài năm 2018 tại 30 địa phương, đồng thời ban hành Kế hoạch chỉ đạo giải quyết. Kết quả, đã tập trung chỉ đạo giải quyết và đưa ra ngoài danh sách 17 vụ việc, phát sinh mới 05 vụ việc, hiện toàn Hệ thống còn 60 vụ việc loại này. Một số địa phương đã tích cực giải quyết, đưa các vụ việc ra khỏi danh sách như: TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng, Trà Vinh, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Cần Thơ, Nghệ An, Bình Định.
6. Đội ngũ cán bộ tiếp tục được kiện toàn
Toàn hệ thống THADS được phân bổ 9.488 biên chế, giảm 169 biên chế so với năm 2017, trong đó, 175 biên chế tại Tổng cục và 9.313 biên chế tại các cơ quan THADS địa phương. Đến nay, đã thực hiện 9.359/9.488 biên chế. Toàn quốc có 4.139 Chấp hành viên; 738 Thẩm tra viên; 1.628 Thư ký. Về đội ngũ công chức lãnh đạo, tại Tổng cục có Quyền Tổng Cục trưởng, 03 Phó Tổng cục trưởng và 29 Lãnh đạo cấp Vụ. Tại địa phương, có 62/63 Cục trưởng, 01 Quyền Cục trưởng (Lai Châu) và 139 Phó Cục trưởng. Tại cấp huyện có 635/710 Chi cục trưởng, 20 Chi cục giao Quyền Chi cục trưởng và 55 Chi cục giao Phó Chi cục trưởng phụ trách.
Bộ Tư pháp đã phê duyệt Quy hoạch chức danh Tổng Cục trưởng giai đoạn 2017 - 2021 và giai đoạn 2021 - 2026; phê duyệt Quy hoạch Cục trưởng giai đoạn 2017 - 2021 đối với 49/63 địa phương và cho ý kiến quy hoạch giai đoạn 2021-2026 đối với 29 địa phương; phê duyệt Quy hoạch Phó Cục trưởng giai đoạn 2017 - 2021 đối với 52/63 địa phương, giai đoạn 2021 - 2026 đối với 01 địa phương và cho ý kiến đối với 46 địa phương; phê duyệt danh sách rà soát, bổ sung Quy hoạch Chi cục trưởng giai đoạn 2017 - 2021 đối với 07 địa phương, cho chủ trương đối với 36 địa phương và phê duyệt quy hoạch giai đoạn 2021 - 2026 đối với 06 địa phương, cho chủ trương đối với 37 địa phương. Ngày 06/4/2018, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị về công tác tổ chức cán bộ, trong đó tập trung tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-BCS ngày 14/3/2014 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp kết hợp với sơ kết công tác luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, công tác biệt phái.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục được chú trọng với nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp hơn với từng đối tượng, 6 tháng đầu năm 2018, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã tổ chức 03 lớp Bồi dưỡng ngạch thư ký thi hành án năm 2018 cho 222 học viên, 03 lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Chấp hành viên trung cấp cho 338 học viên.
7. Kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc tiếp tục được bảo đảm
Công tác quản lý tài chính ngân sách tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm đúng quy định với việc thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc tổng hợp quyết toán và khóa sổ ngân sách cuối năm 2017, công tác giao, điều chỉnh, phân bổ, quản lý sử dụng và quyết toán ngân sách, công tác thu nộp, quản lý sử dụng phí thi hành án, công tác kế toán nghiệp vụ... Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đã thực hiện điều chỉnh, giao dự toán thu, chi ngân sách cuối năm 2017; tiến hành giao dự toán thu, chi ngân sách đầu năm 2018; thông báo và hướng dẫn thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018 cho 774 đơn vị dự toán; đồng thời, triển khai công tác điều hòa phí thi hành án năm 2017 cho cơ quan THADS địa phương.
Trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, Bộ Tư pháp đã thông báo vốn đầu tư năm 2018 cho các dự án đầu tư xây dựng trụ sở và kho vật chứng thuộc thẩm quyền Tổng cục THADS. Hướng dẫn các chủ đầu tư rà soát thủ tục pháp lý các dự án đang triển khai thi công, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai để dự án thi công đúng tiến độ; đôn đốc các chủ đầu tư giải ngân đúng tiến độ, kế hoạch vốn được duyệt; kiểm tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại 07 địa phương.
8. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được tăng cường
Thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, Bộ Tư pháp đã tập trung triển khai cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành và tổ chức thi hành án, coi đây là giải pháp đột phá thay đổi lề lối làm việc, bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, nêu cao tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp. Các cơ quan THADS trên toàn quốc đã vận hành Cổng, Trang thông tin điện tử THADS, tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa, hỗ trợ nộp đơn trực tuyến thi hành án, rà soát, công bố thủ tục hành chính, tăng cường sử dụng văn bản điện tử. Một số địa phương triển khai tương đối tốt công tác này như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Nam, Long An... Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đang phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai cơ quan trong thời gian tới.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý chỉ đạo, điều hành từ Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS đến 63 Cục THADS địa phương, bảo đảm thông suốt, hiệu quả, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS năm 2018; triển khai tập huấn phần mềm quản lý THADS và triển khai thực hiện thí điểm phần mềm tại 15 địa phương từ ngày 01/4/2018.
9. Công tác phối hợp trong THADS
Công tác phối hợp tiếp tục được chú trọng ở cả Trung ương và địa phương. Các Quy chế phối hợp liên ngành với các bộ, ngành liên quan như Tòa án, Kiểm sát, Nội chính, Công an, Ngân hàng, Bảo hiểm xã hội tiếp tục được triển khai hiệu quả, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành án.
Tại địa phương, công tác phối hợp trong hoạt động THADS tiếp tục nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương theo quy định tại Điều 173, 174, 175 Luật THADS năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014). Ban chỉ đạo THADS các cấp thường xuyên được rà soát, kiện toàn, hoạt động có hiệu quả nhất là trong chỉ đạo công tác phối hợp thi hành án, tổ chức cưỡng chế, chỉ đạo giải quyết những vụ án lớn, những vụ việc khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, công tác THADS tiếp tục nhận được sự phối hợp tích cực, chặt chẽ của các cơ quan chuyên chuyên môn như cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường, cơ quan quản lý xây dựng đô thị, cơ quan tài chính, cơ quan thuế, ngân hàng, bảo hiểm xã hội... trong xác minh, áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế THADS, qua đó giúp các cơ quan THADS hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
10. Công tác truyền thông báo chí, hợp tác quốc tế, thi đua, khen thưởng
Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo định kỳ hàng Quý theo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, Tổng cục đã ban hành Kế hoạch đẩy mạnh công tác truyền thông, báo chí trong lĩnh vực THADS, hành chính và phối hợp với một số cơ quan báo chí tăng cường công tác truyền thông, kịp thời phản ánh những kết quả đóng góp của Hệ thống đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương. Để nâng cao kỹ năng phản ứng, cung cấp thông tin cho báo chí, Tổng cục THADS đã phối hợp với Cục Báo chí, Bộ Thông tin truyền thông tổ chức Hội nghị trực tuyến 63 tỉnh, thành phố quán triệt những nội dung mới của Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước và hướng dẫn những kỹ năng xử lý thông tin báo chí. Đến nay, các cơ quan THADS đã chủ động hơn trong việc kịp thời thông tin, làm rõ một số vụ việc dư luận xã hội quan tâm, phản ánh như vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ Phương Trang - Đà Lạt (Lâm Đồng), vụ Vinashin, Vinalines, việc tổ chức thi hành án đối với ông Đinh La Thăng sau khi Bản án có hiệu lực...
Trong công tác hợp tác quốc tế, đã ban hành Kế hoạch hợp tác quốc tế trong lĩnh vực THADS năm 2018; tổ chức 03 Tọa đàm, 01 Hội thảo do Dự án JICA tài trợ; 01 Khảo sát do dự án GIG tài trợ nhằm trao đổi, tranh thủ kinh nghiệm trong hoạt động THADS. 06 tháng đầu năm, Bộ Tư pháp, Tổng cục đang tập trung nghiên cứu, đề xuất biện pháp rút ngắn thời gian thi hành án trong từng khâu, từng bước của quá trình thi hành án. Đề xuất lộ trình rút ngắn thời gian thi hành án theo tiêu chí đánh giá cải thiện môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới.
Trong công tác thi đua khen thưởng, cùng với việc ban hành Kế hoạch về công tác thi đua khen thưởng năm 2018, toàn Hệ thống đã phát động và triển khai đồng bộ các phong trào thi đua với chủ đề “Toàn Hệ thống THADS tiếp tục đổi mới lề lối làm việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao năm 2018”. Đồng thời, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch tổ chức Kỷ niệm 72 năm Ngày Truyền thống THADS, qua đó góp phần động viên, khuyến khích các cá nhân, tập thể trong Hệ thống phát huy truyền thống, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu THADS được giao./.
Văn phòng Tổng cục THADS