Đối thoại lấy ý kiến về dự thảo Nghị định mới về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệpThực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2018 của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 (viết tắt là Chương trình 585), thực hiện nhiệm vụ tổng hợp các ý kiến, đề xuất, kiến nghị để xây dựng dự thảo Nghị định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, sáng 17/4, Ban Quản lý Chương trình 585 phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế tổ chức “Hội nghị đối thoại lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (viết tắt là Nghị định số 66/2008/NĐ-CP)”. Đồng chí Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, Phó trưởng Ban Quản lý Chương trình 585 chủ trì Hội nghị đối thoại.Tham dự Hội nghị có Chuyên gia cao cấp, nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng; luật sư Nguyễn Duy Lãm - Chủ nhiệm Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp; Tiến sỹ Nguyễn Phương Bắc - Viện trưởng Viện nghiên cứu, phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh, chuyên gia dự án GIG; đại diện Bộ Tài Chính; đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI); Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; đại diện các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; đại diện Liên đoàn Luật sư và các cơ quan, tổ chức khác...
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Tú đã trình bày một số nội dung chính của bản dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP để lấy ý kiến, đề xuất của các đại biểu tại Hội nghị nhằm tổng hợp và hoàn thiện dự thảo Nghị định mới này.
Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra - Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Thảo có ý kiến: “ Cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định mới, có áp dụng cho hộ kinh doanh, Hợp tác xã được hay không? Vì theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP thì các đối tượng này vẫn thuộc diện được hỗ trợ pháp lý nên cần kế thừa nội dung này”.
Luật sư Nguyễn Duy Lãm cũng cho rằng nội dung hỗ trợ phải có trọng tâm trọng điểm, đảm bảo hiệu quả và thiết thực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cân nhắc việc có nên hỗ trợ pháp lý cho đối tượng không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa hay không và nếu hỗ trợ thì hỗ trợ như thế nào, cơ chế ra sao.
Ngoài ra, các đại biểu tham dự Hội nghị cũng đã cho ý kiến về các nội dung khác như: Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về pháp luật; công khai các bản án, quyết định, phán quyết của trọng tài thương mại, văn bản trả lời của các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp nhỏ và vừa và triển khai mạng lưới tư vấn viên tư vấn pháp luật. Cùng với đó cần có cơ chế nhằm đảm bảo nguồn lực và kinh phí cho hoạt động Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo các nội dung của Nghị định mới này.
Tiếp thu các ý kiến góp ý, đề xuất của đại biểu, Ban Quản lý cũng như Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế sẽ tổng hợp và có đề xuất tới Ban soạn thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP để hoàn thiện bản dự thảo Nghị định này trong thời gian tới./.
Đối thoại lấy ý kiến về dự thảo Nghị định mới về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
18/04/2018
Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2018 của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 (viết tắt là Chương trình 585), thực hiện nhiệm vụ tổng hợp các ý kiến, đề xuất, kiến nghị để xây dựng dự thảo Nghị định về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, sáng 17/4, Ban Quản lý Chương trình 585 phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế tổ chức “Hội nghị đối thoại lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (viết tắt là Nghị định số 66/2008/NĐ-CP)”. Đồng chí Nguyễn Thanh Tú - Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp, Phó trưởng Ban Quản lý Chương trình 585 chủ trì Hội nghị đối thoại.
Tham dự Hội nghị có Chuyên gia cao cấp, nguyên Thứ trưởng Đinh Trung Tụng; luật sư Nguyễn Duy Lãm - Chủ nhiệm Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp; Tiến sỹ Nguyễn Phương Bắc - Viện trưởng Viện nghiên cứu, phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh, chuyên gia dự án GIG; đại diện Bộ Tài Chính; đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI); Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; đại diện các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; đại diện Liên đoàn Luật sư và các cơ quan, tổ chức khác...
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Tú đã trình bày một số nội dung chính của bản dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP để lấy ý kiến, đề xuất của các đại biểu tại Hội nghị nhằm tổng hợp và hoàn thiện dự thảo Nghị định mới này.
Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra - Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, ông Nguyễn Mạnh Thảo có ý kiến: “ Cần xác định rõ phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định mới, có áp dụng cho hộ kinh doanh, Hợp tác xã được hay không? Vì theo Nghị định số 66/2008/NĐ-CP thì các đối tượng này vẫn thuộc diện được hỗ trợ pháp lý nên cần kế thừa nội dung này”.
Luật sư Nguyễn Duy Lãm cũng cho rằng nội dung hỗ trợ phải có trọng tâm trọng điểm, đảm bảo hiệu quả và thiết thực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cân nhắc việc có nên hỗ trợ pháp lý cho đối tượng không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa hay không và nếu hỗ trợ thì hỗ trợ như thế nào, cơ chế ra sao.
Ngoài ra, các đại biểu tham dự Hội nghị cũng đã cho ý kiến về các nội dung khác như: Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về pháp luật; công khai các bản án, quyết định, phán quyết của trọng tài thương mại, văn bản trả lời của các cơ quan nhà nước với doanh nghiệp nhỏ và vừa và triển khai mạng lưới tư vấn viên tư vấn pháp luật. Cùng với đó cần có cơ chế nhằm đảm bảo nguồn lực và kinh phí cho hoạt động Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo các nội dung của Nghị định mới này.
Tiếp thu các ý kiến góp ý, đề xuất của đại biểu, Ban Quản lý cũng như Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế sẽ tổng hợp và có đề xuất tới Ban soạn thảo Nghị định mới thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP để hoàn thiện bản dự thảo Nghị định này trong thời gian tới./.