Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm tổ chức tập huấn pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảmTriển khai Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp với “Dự án Hài hòa pháp luật hiện hành và thống nhất áp dụng pháp luật hướng tới năm 2020”, ngày 22 tháng 01 năm 2018, tại thành phố Cần Thơ, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Dự án JICA) tổ chức Hội nghị tập huấn pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm. Bà Nguyễn Chi Lan - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp và ông Matsuo Nobuhiro - chuyên gia pháp lý của Dự án JICA chủ trì buổi tập huấn.Tham dự buổi tập huấn có đại diện của Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Văn phòng đăng ký đất đai, Cục Thi hành án dân sự, đại diện một số tổ chức tín dụng, tổ chức hành nghề công chứng, luật sư trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Tại Hội nghị tập huấn, các đại biểu đã được nghe bà Nguyễn Chi Lan giới thiệu nội dung cơ bản và những điểm mới của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm. Trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 đã được Quốc hội khóa 13 kỳ họp thứ 10 đã thông qua ngày 24/11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm. Điểm mới của Nghị định tập trung vào một số nội dung như tên gọi của Nghị định, đối tượng áp dụng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tích hợp, liên thông các thủ tục hành chính tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí trong hoạt động đăng ký thế chấp của người yêu cầu đăng ký, nguyên tắc đăng ký, các trường hợp từ chối đăng ký, trao đổi thông tin trình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm...
Tiếp đó, bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ thuộc Cục Đăng ký giới thiệu pháp luật về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và một số vấn đề cần lưu ý. Theo đó, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm các nội dung: khái niệm đăng ký thế chấp, hiệu lực của đăng ký, thời điểm đăng ký, thứ tự ưu tiên thanh toán, hồ sơ đăng ký thế chấp hợp lệ, các trường hợp từ chối đăng ký, hồ sơ và thủ tục đăng ký, các trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp và nguyên tắc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở… trong đó, Báo cáo viên cũng nhấn mạnh những vấn đề cần lưu ý trong quá trình áp dụng pháp luật mà các đại biểu cần lưu ý như đăng ký thế chấp trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ đươc bảo đảm phân biệt rõ trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai và trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành chưa được chứng nhận quyền sở hữu, đăng ký thay đổi, điều khoản chuyển tiếp…
Ông Nguyễn Công Hùng - Trưởng phòng Quản lý dữ liệu thuộc Cục Đăng ký trình bày tổng quan các chức năng của phần mềm đăng ký và kỹ năng quản lý, sử dụng phần mềm đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng động sản kể từ ngày 10/7/2017 chính thức vận hành hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản đạt mức độ 4 về dịch vụ công trực tuyến.
Tại Hội nghị tập huấn, các đại biểu tham dự cũng được nghe chuyên gia pháp lý của Dự án Jica - ông Matsuo Nobuhiro chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản và giới thiệu khái quát chế độ pháp luật về đăng ký hoặc đăng lục bất động sản và động sản tại Nhật Bản như biến động vật quyền theo Bộ luật dân sự Nhật Bản, mục đích của đăng ký hoặc đăng lục, chế độ pháp luật về đăng ký bất động sản, đăng ký hoặc đăng lục động sản tại Nhật.
Trên cơ sở nội dung trình bày của Báo cáo viên pháp luật và chuyên gia Nhật Bản, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn đăng ký biện pháp bảo đảm, đặc biệt là các quy định, cách hiểu liên quan đến thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, cách thức thực hiện cũng như thao tác, sử dụng phần mềm đăng ký trực tuyến.
Kết thúc Hội nghị tập huấn, bà Nguyễn Chi Lan cảm ơn Dự án Jica và chuyên gia pháp lý của Nhật Bản đã tham gia đồng hành, hỗ trợ tích cực các hoạt động của Cục Đăng ký, đặc biệt trong quá trình xây dựng Nghị định số 102/2017/NĐ-CP và mong muốn trong thời gian tới, Dự án Jica tiếp tục đồng hành cùng Bộ Tư pháp nói chung và Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm nói riêng trong việc nghiên cứu, hoàn thiện thể chế pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch, đăng ký tài sản tại Việt Nam.
Dương Thị Thu Trang - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm tổ chức tập huấn pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm
22/01/2018
Triển khai Chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp với “Dự án Hài hòa pháp luật hiện hành và thống nhất áp dụng pháp luật hướng tới năm 2020”, ngày 22 tháng 01 năm 2018, tại thành phố Cần Thơ, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Dự án JICA) tổ chức Hội nghị tập huấn pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm. Bà Nguyễn Chi Lan - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp và ông Matsuo Nobuhiro - chuyên gia pháp lý của Dự án JICA chủ trì buổi tập huấn.
Tham dự buổi tập huấn có đại diện của Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Văn phòng đăng ký đất đai, Cục Thi hành án dân sự, đại diện một số tổ chức tín dụng, tổ chức hành nghề công chứng, luật sư trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Tại Hội nghị tập huấn, các đại biểu đã được nghe bà Nguyễn Chi Lan giới thiệu nội dung cơ bản và những điểm mới của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm. Trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 đã được Quốc hội khóa 13 kỳ họp thứ 10 đã thông qua ngày 24/11/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm. Điểm mới của Nghị định tập trung vào một số nội dung như tên gọi của Nghị định, đối tượng áp dụng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tích hợp, liên thông các thủ tục hành chính tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí trong hoạt động đăng ký thế chấp của người yêu cầu đăng ký, nguyên tắc đăng ký, các trường hợp từ chối đăng ký, trao đổi thông tin trình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm...
Tiếp đó, bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ thuộc Cục Đăng ký giới thiệu pháp luật về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và một số vấn đề cần lưu ý. Theo đó, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm các nội dung: khái niệm đăng ký thế chấp, hiệu lực của đăng ký, thời điểm đăng ký, thứ tự ưu tiên thanh toán, hồ sơ đăng ký thế chấp hợp lệ, các trường hợp từ chối đăng ký, hồ sơ và thủ tục đăng ký, các trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp và nguyên tắc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở… trong đó, Báo cáo viên cũng nhấn mạnh những vấn đề cần lưu ý trong quá trình áp dụng pháp luật mà các đại biểu cần lưu ý như đăng ký thế chấp trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ đươc bảo đảm phân biệt rõ trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai và trường hợp đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành chưa được chứng nhận quyền sở hữu, đăng ký thay đổi, điều khoản chuyển tiếp…
Ông Nguyễn Công Hùng - Trưởng phòng Quản lý dữ liệu thuộc Cục Đăng ký trình bày tổng quan các chức năng của phần mềm đăng ký và kỹ năng quản lý, sử dụng phần mềm đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng động sản kể từ ngày 10/7/2017 chính thức vận hành hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản đạt mức độ 4 về dịch vụ công trực tuyến.
Tại Hội nghị tập huấn, các đại biểu tham dự cũng được nghe chuyên gia pháp lý của Dự án Jica - ông Matsuo Nobuhiro chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản và giới thiệu khái quát chế độ pháp luật về đăng ký hoặc đăng lục bất động sản và động sản tại Nhật Bản như biến động vật quyền theo Bộ luật dân sự Nhật Bản, mục đích của đăng ký hoặc đăng lục, chế độ pháp luật về đăng ký bất động sản, đăng ký hoặc đăng lục động sản tại Nhật.
Trên cơ sở nội dung trình bày của Báo cáo viên pháp luật và chuyên gia Nhật Bản, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn đăng ký biện pháp bảo đảm, đặc biệt là các quy định, cách hiểu liên quan đến thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, cách thức thực hiện cũng như thao tác, sử dụng phần mềm đăng ký trực tuyến.
Kết thúc Hội nghị tập huấn, bà Nguyễn Chi Lan cảm ơn Dự án Jica và chuyên gia pháp lý của Nhật Bản đã tham gia đồng hành, hỗ trợ tích cực các hoạt động của Cục Đăng ký, đặc biệt trong quá trình xây dựng Nghị định số 102/2017/NĐ-CP và mong muốn trong thời gian tới, Dự án Jica tiếp tục đồng hành cùng Bộ Tư pháp nói chung và Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm nói riêng trong việc nghiên cứu, hoàn thiện thể chế pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch, đăng ký tài sản tại Việt Nam.
Dương Thị Thu Trang - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm