Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Thanh tra Tư phápThực hiện Quyết định số 2072/QĐ-BTP ngày 11/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thanh tra Bộ Tư pháp phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp luật Hình sự, hành chính tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra Tư pháp trong 2 ngày 18 và ngày 19 tháng 10 năm 2006 tại Nhà khách La Thành, Hà Nội. Tham dự Lớp tập huấn có đại diện Lãnh đạo Vụ Pháp luật Hình sự, hành chính, Văn phòng Bộ, Báo Pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, các cán bộ, công chức Thanh tra Bộ và gần 100 đại biểu của 54 Thanh tra các Sở Tư pháp.Phát biểu khai mạc Lớp tập huấn, ông Hà Kế Vinh, Quyền Chánh Thanh tra đã nhấn mạnh công tác thanh tra là một khâu thiết yếu trong công tác quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra có hiệu quả chính là đóng góp lớn cho hiệu quả quản lý Nhà nước. Thanh tra Bộ Tư pháp rất quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra trong toàn ngành Tư pháp. Tại Lớp tập huấn, ông Hoàng Quốc Hùng – Phó Chánh Thanh tra đã giới thiệu 03 chuyên đề: Chuyên đề một số vấn đề đổi mới về tổ chức và hoạt động của thanh tra tư pháp theo Nghị định số 74/NĐ/CP ngày 1/8/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp. Báo cáo viên giới thiệu những quy định về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở, trách nhiệm và thẩm quyền của Chánh Thanh tra, Thanh tra viên khi tiến hành hoạt động thanh tra; Chuyên đề một số vấn đề cơ bản về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành của thanh tra tư pháp. Tại tham luận này, báo cáo viên trình bày và phân tích nội dung của hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành để từ đó các đại biểu có thể phân biệt rõ ràng và sử dụng đúng trình tự, thẩm quyền khi tiến hành thanh tra; Chuyên đề về nghiệp vụ thu thập chứng cứ bằng phương pháp chất vấn đối tượng thanh tra. Theo đó, báo cáo viên đã trình bày lý luận về chất vấn trong hoạt động thanh tra, các nguyên tắc và các bước để tiến hành việc chất vấn và các phương pháp, kỹ thuật chất vấn đối tượng thanh tra Ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự hành chính báo cáo 02 tham luận: Chuyên đề chung về hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Báo cáo viên đã trình bày nhận thức chung về pháp luật hành chính, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, quá trình hình thành và phát triền của pháp luật xử lý vi phạm hành chính; các khái niệm về vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính cấu thành vi phạm hành chính; giới thiệu những nội dung cơ bản của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Chuyên đề về những nội dung cơ bản trong Nghị định số 76/NĐ/CP ngày 2/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp. Báo cáo viên đã giới thiệu 6 nội dung: sự cần thiết ban hành văn bản; tên gọi, cơ cấu, bố cục của văn bản; những quan điểm chỉ đạo xây dựng văn bản; những nội dung chính của văn bản; những vấn đề cần lưu ý và kết luận. Theo đó, báo cáo viên tập trung giới thiệu về nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp, hình thức xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực tư pháp, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt. Tại Lớp tập huấn, các đại biểu cũng nhiệt tình trao đổi, đặt ra các câu hỏi và đã được các báo cáo viên nhiệt tình giải đáp những thắc mắc. Bế mạc Lớp tập huấn, Bộ trưởng Uông Chu Lưu đã phát biểu chia sẻ những khó khăn và vất vả của các cán bộ làm công tác thanh tra và nhắc nhở các học viên để làm tốt công tác thanh tra phải thực hiện theo lời Bác Hồ dạy: “cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”, phải luôn giữ mình trong sạch, không nhúng chàm. Bộ Tư pháp quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, do đó, đòi hỏi cán bộ thanh tra phải nghiên cữu kỹ, nắm chắc các quy định pháp luật của từng lĩnh vực mình thanh tra. Công tác thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm và phải có kế hoạch cụ thể. Lớp tập huấn kết thúc được sự quan tâm và đánh giá cao của các đại biểu tham dự. Buổi tập huấn không những đã trang bị cho đại biểu những kiến thức pháp lý kịp thời trong lĩnh vực thanh tra mà còn cung cấp những kinh nghiệm quý báu khi tiến hành hoạt động thanh tra, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp. Đồng thời, buổi tập huấn cũng là cơ hội để đông đảo các đại biểu trên toàn quốc có cơ hội gặp mặt, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm. Các đại biểu cũng mong muốn được thường xuyên tham dự các buổi tập huấn nghiệp vụ hoặc có được các cuốn sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ để có thể hoàn thành tốt công việc. Đặng Quốc Tuấn - Thanh tra Bộ Tư pháp
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Thanh tra Tư pháp
24/10/2006
Thực hiện Quyết định số 2072/QĐ-BTP ngày 11/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thanh tra Bộ Tư pháp phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp luật Hình sự, hành chính tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra Tư pháp trong 2 ngày 18 và ngày 19 tháng 10 năm 2006 tại Nhà khách La Thành, Hà Nội. Tham dự Lớp tập huấn có đại diện Lãnh đạo Vụ Pháp luật Hình sự, hành chính, Văn phòng Bộ, Báo Pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, các cán bộ, công chức Thanh tra Bộ và gần 100 đại biểu của 54 Thanh tra các Sở Tư pháp.
Phát biểu khai mạc Lớp tập huấn, ông Hà Kế Vinh, Quyền Chánh Thanh tra đã nhấn mạnh công tác thanh tra là một khâu thiết yếu trong công tác quản lý nhà nước, hoạt động thanh tra có hiệu quả chính là đóng góp lớn cho hiệu quả quản lý Nhà nước. Thanh tra Bộ Tư pháp rất quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra trong toàn ngành Tư pháp.
Tại Lớp tập huấn, ông Hoàng Quốc Hùng – Phó Chánh Thanh tra đã giới thiệu 03 chuyên đề: Chuyên đề một số vấn đề đổi mới về tổ chức và hoạt động của thanh tra tư pháp theo Nghị định số 74/NĐ/CP ngày 1/8/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp. Báo cáo viên giới thiệu những quy định về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở, trách nhiệm và thẩm quyền của Chánh Thanh tra, Thanh tra viên khi tiến hành hoạt động thanh tra; Chuyên đề một số vấn đề cơ bản về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành của thanh tra tư pháp. Tại tham luận này, báo cáo viên trình bày và phân tích nội dung của hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành để từ đó các đại biểu có thể phân biệt rõ ràng và sử dụng đúng trình tự, thẩm quyền khi tiến hành thanh tra; Chuyên đề về nghiệp vụ thu thập chứng cứ bằng phương pháp chất vấn đối tượng thanh tra. Theo đó, báo cáo viên đã trình bày lý luận về chất vấn trong hoạt động thanh tra, các nguyên tắc và các bước để tiến hành việc chất vấn và các phương pháp, kỹ thuật chất vấn đối tượng thanh tra Ông Nguyễn Thanh Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự hành chính báo cáo 02 tham luận: Chuyên đề chung về hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Báo cáo viên đã trình bày nhận thức chung về pháp luật hành chính, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, quá trình hình thành và phát triền của pháp luật xử lý vi phạm hành chính; các khái niệm về vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính cấu thành vi phạm hành chính; giới thiệu những nội dung cơ bản của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Chuyên đề về những nội dung cơ bản trong Nghị định số 76/NĐ/CP ngày 2/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp. Báo cáo viên đã giới thiệu 6 nội dung: sự cần thiết ban hành văn bản; tên gọi, cơ cấu, bố cục của văn bản; những quan điểm chỉ đạo xây dựng văn bản; những nội dung chính của văn bản; những vấn đề cần lưu ý và kết luận. Theo đó, báo cáo viên tập trung giới thiệu về nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp, hình thức xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực tư pháp, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt. Tại Lớp tập huấn, các đại biểu cũng nhiệt tình trao đổi, đặt ra các câu hỏi và đã được các báo cáo viên nhiệt tình giải đáp những thắc mắc.
Bế mạc Lớp tập huấn, Bộ trưởng Uông Chu Lưu đã phát biểu chia sẻ những khó khăn và vất vả của các cán bộ làm công tác thanh tra và nhắc nhở các học viên để làm tốt công tác thanh tra phải thực hiện theo lời Bác Hồ dạy: “cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”, phải luôn giữ mình trong sạch, không nhúng chàm. Bộ Tư pháp quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, do đó, đòi hỏi cán bộ thanh tra phải nghiên cữu kỹ, nắm chắc các quy định pháp luật của từng lĩnh vực mình thanh tra. Công tác thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm và phải có kế hoạch cụ thể.
Lớp tập huấn kết thúc được sự quan tâm và đánh giá cao của các đại biểu tham dự. Buổi tập huấn không những đã trang bị cho đại biểu những kiến thức pháp lý kịp thời trong lĩnh vực thanh tra mà còn cung cấp những kinh nghiệm quý báu khi tiến hành hoạt động thanh tra, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp. Đồng thời, buổi tập huấn cũng là cơ hội để đông đảo các đại biểu trên toàn quốc có cơ hội gặp mặt, giao lưu và học hỏi kinh nghiệm. Các đại biểu cũng mong muốn được thường xuyên tham dự các buổi tập huấn nghiệp vụ hoặc có được các cuốn sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ để có thể hoàn thành tốt công việc.
Đặng Quốc Tuấn - Thanh tra Bộ Tư pháp