Ngày 28/4/2009, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành a href="http://www.moj.gov.vn/webfile/download.php?sub_dir=/huyennt/QUYET+DINH/&file=QD+Vu+Hinh+su+hanh+chinh.doc" Quyết định số 874/QĐ-BTP/a và a href="http://www.moj.gov.vn/webfile/download.php?sub_dir=/huyennt/QUYET+DINH/&file=QD+Vu+Phap+luat+dan+su.doc" 875/QĐ-BTP/a quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính và Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế. Đây là hai trong số các đơn vị được bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kiện toàn cơ cấu tổ chức theo Đề án kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ. Sau đây là một số nội dung cơ bản của hai quyết định này.
1. Về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính và Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế được xây dựng trên cơ sở kế thừa những chức năng và các nhiệm vụ, quyền hạn mà Bộ đã giao cho hai đơn vị thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho hai đơn vị này tập trung, chuyên môn hoá sâu vào công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và một số công tác khác thuộc các lĩnh vực pháp luật hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước, dân sự và kinh tế, Bộ đã quyết định điều chỉnh, bổ sung chức năng và các nhiệm vụ, quyền hạn đối với hai đơn vị này, cụ thể như sau:
- Đối với Vụ Pháp luật Hình sự - hành chính:
+ Điều chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật từ Vụ Pháp luật hình sự - hành chính sang Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
+ Xác định rõ việc tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ là một chức năng của đơn vị này (Vụ Pháp luật hình sự - hành chính được giao thực hiện nhiệm vụ này kể từ năm 2003), đồng thời cụ thể hoá chức năng này thành các nhiệm vụ cụ thể cho phù hợp với Nghị định số 93/2008/NĐ-CP.
- Đối với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế :
+ Điều chuyển nhiệm vụ xây dựng chương trình xây dựng pháp luật và quản lý nhà nước về công tác pháp chế từ Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế sang Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
+ Bổ sung chức năng và các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
2. Về cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật hình sự - hành chính và Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế gồm có Lãnh đạo Vụ (Vụ trưởng và không quá 3 Phó Vụ trưởng) và các tổ chức trực thuộc Vụ, cụ thể như sau :
- Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 4 tổ chức trực thuộc, bao gồm:
+ Phòng Tổng hợp - Hành chính;
+ Phòng Pháp luật hình sự;
+ Phòng Pháp luật hành chính;
+ Phòng Pháp luật tổ chức bộ máy nhà nước;
- Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 4 tổ chức trực thuộc, bao gồm:
+ Phòng Tổng hợp - Hành chính;
+ Phòng Pháp luật dân sự;
+ Phòng Pháp luật kinh tế tổng hợp;
+ Phòng Pháp luật kinh tế ngành.
3. Về mối quan hệ công tác
Vụ Pháp luật hình sự - hành chính và Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế là hai đơn vị xây dựng pháp luật, do đó, Bộ quy định hai đơn vị này có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật trong việc thực hiện xây dựng: Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Chương trình xây dựng pháp luật; quản lý công tác pháp chế; xây dựng Báo cáo tổng kết, đánh giá chung về tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước. Đồng thời, hai đơn vị này còn có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các đơn vị khác thuộc Bộ trong xây dựng, thẩm định, góp ý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng của các đơn vị khác nhưng có liên quan đến lĩnh vực pháp luật hình sự, hành chính, tổ chức bộ máy nhà nước, dân sự và kinh tế.
Nguyễn Ngọc Vũ - Vụ TCCB