Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch kiểm tra VB theo chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội khoá XVTrên cơ sở Chương trình giám sát năm 2023 tại Nghị quyết số 51/2022/QH15 và Nghị quyết số 52/2022/QH15 của Quốc hội, ngày 17/8/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1736/QĐ-BTP về Kế hoạch kiểm tra chuyên đề về các văn bản liên quan đến: (1) Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng và (2) Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Theo Kế hoạch, 02 chuyên đề nêu trên được thực hiện từ tháng 8/2022 đến tháng 7/2023 bảo đảm phù hợp với tiến độ tại Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội.
Về phạm vi, đối tượng kiểm tra gồm: Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; Nghị quyết do HĐND cấp tỉnh, Quyết định do UBND cấp tỉnh ban hành liên quan các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và y tế cơ sở, y tế dự phòng; việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ 2021 đến 2030; Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành có liên quan đến các nội dung trên.
Kế hoạch cũng đã nêu rõ các hoạt động, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan; đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động tự kiểm tra văn bản do mình ban hành, gửi kết quả và danh mục văn bản có liên quan đến 02 Chuyên đề nêu trên để Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL) thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền.
Kế hoạch được ban hành là giải pháp quan trọng, kịp thời, bảo đảm gắn kết công tác kiểm tra văn bản của Chính phủ với công tác giám sát của Quốc hội, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật./.
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch kiểm tra VB theo chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội khoá XV
18/08/2022
Trên cơ sở Chương trình giám sát năm 2023 tại Nghị quyết số 51/2022/QH15 và Nghị quyết số 52/2022/QH15 của Quốc hội, ngày 17/8/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1736/QĐ-BTP về Kế hoạch kiểm tra chuyên đề về các văn bản liên quan đến: (1) Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng và (2) Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Theo Kế hoạch, 02 chuyên đề nêu trên được thực hiện từ tháng 8/2022 đến tháng 7/2023 bảo đảm phù hợp với tiến độ tại Chương trình giám sát năm 2023 của Quốc hội.
Về phạm vi, đối tượng kiểm tra gồm: Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; Nghị quyết do HĐND cấp tỉnh, Quyết định do UBND cấp tỉnh ban hành liên quan các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và y tế cơ sở, y tế dự phòng; việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ 2021 đến 2030; Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành có liên quan đến các nội dung trên.
Kế hoạch cũng đã nêu rõ các hoạt động, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan; đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động tự kiểm tra văn bản do mình ban hành, gửi kết quả và danh mục văn bản có liên quan đến 02 Chuyên đề nêu trên để Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL) thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền.
Kế hoạch được ban hành là giải pháp quan trọng, kịp thời, bảo đảm gắn kết công tác kiểm tra văn bản của Chính phủ với công tác giám sát của Quốc hội, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật./.