Theo đó, sẽ triển khai một cách đầy đủ, có hệ thống công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương, từ việc ban hành thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ, xây dựng báo cáo, thống kê dữ liệu, kiểm tra, thanh tra, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính và đặc biệt UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh – Công an tỉnh – Thanh tra tỉnh và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh để báo cáo UBND tỉnh, qua đó sẽ đề xuất, kiến nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Bộ Tư pháp nghiên cứu, đưa ra các đề xuất để giải quyết các quy định xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chống chéo, mâu thuẫn nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
Đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Kế hoạch này.
Đặng Thị Phương Ngọc