Trong tháng 7/2024, các đơn vị thuộc Bộ đã nỗ lực, đẩy nhanh việc triển khai các chương trình, kế hoạch công tác và đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
1. Về công tác triển khai Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Văn phòng Chính phủ có văn bản đề nghị Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đề xuất mở rộng thí điểm cấp Phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Trung tâm đã báo cáo Lãnh đạo Bộ về triển khai Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phương án đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu LLTP và tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các nhiệm vụ được giao tại Quyết định 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, Bộ đã ban hành Báo cáo số 314/BC-BTP ngày 30/7/2024 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Quyết định số 498/QĐ-TTg. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Kế hoạch tổ chức Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
2. Công tác xây dựng văn bản, đề án
Tình hình xây dựng đề án, văn bản trình Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành
04 văn bản là: (i) Quyết định số 603/QĐ-TTg ngày 08/7/2024 về việc thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; (ii) Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 15/7/2024 về việc bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; (iii) Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 26/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27 tháng 10 năm 2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; (iv) Quyết định số 717/QĐ-TTg ngày 27/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 7.
Theo Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong tháng 7/2024, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ 01 đề án. Kết quả, Bộ đã trình Chính phủ ban hành
01/01 đề án.
3. Công tác thẩm định đề nghị xây dựng, kiểm tra VBQPPL
Công tác thẩm định đề nghị xây dựng, dự thảo VBQPPL, Bộ Tư pháp đã có ý kiến thẩm định đối với 01 đề nghị xây dựng VBQPPL (01 Luật); 09 dự án, dự thảo VBQPPL (08 Nghị định, 01 Quyết định). Hoạt động thẩm định được tổ chức đúng quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP), cơ bản bảo đảm đúng thời hạn.
Công tác kiểm tra văn bản QPPL, Bộ đã tiếp nhận, phân loại đối với 165 văn bản của chính quyền cấp tỉnh; đôn đốc cơ quan ban hành xử lý được 02 văn bản có quy định trái pháp luật kết luận 2023; Công tác rà soát văn bản QPPL, Bộ đã tham mưu Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo; trình Lãnh đạo Bộ thành lập Tổ chuyên gia của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; nhóm giúp việc và ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo. Đồng thời, tổ chức Hội nghị của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo với các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp để trao đổi, thảo luận, cho ý kiến đối với các vướng mắc pháp lý, đề xuất xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số luật nhằm đáp ứng yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, Bộ đã triển khai nhiệm vụ rà soát, xử lý kết quả rà soát được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, như: (i) ban hành văn bản gửi các bộ, ngành có liên quan đề nghị cập nhật tình hình xử lý kết quả rà soát hệ thống văn bản QPPL thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 và Nghị quyết số 110/2023/QH15; (ii) Tiếp tục thực hiện rà soát văn bản QPPL theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
4. Trong công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp đã có văn bản gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương đối với Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trình Chính phủ dự thảo Báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một số chức danh; tham mưu Lãnh đạo Bộ tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại tỉnh Quảng Nam; thành lập Đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024; phối hợp với Dự án JICA tại Việt Nam tổ chức Hội thảo
“Thực trạng và giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trong tình hình mới”…
5. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được quan tâm, thực hiện sát sao, Bộ Tư pháp đã tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở; đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó nổi bật như: tham mưu ban hành Hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, tham mưu các văn bản, đề án thuộc phạm vi quản lý của Cục; tham mưu tổ chức các Đoàn kiểm tra của Hội đồng phối hợp PBGDPL trung ương; hướng dẫn phổ biến luật, nghị quyết mới được thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV và tăng cường PBGDPL một số vấn đề dư luận xã hội quan tâm; tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn kỹ năng PBGDPL cho báo cáo viên pháp luật, công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở Trung ương, địa phương… Bên cạnh đó, Bộ đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2024 của Bộ Tư pháp.
6. Công tác THADS, theo dõi thi hành án hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đó kết quả thi hành án 9 tháng năm 2024 (01/10/2023-30/6/2024): Về việc: Thi hành xong 403.769 việc, tăng 21.711 việc (tăng 5,68% so với cùng kỳ); đạt tỉ lệ 65,24% (giảm 1,29% so với cùng kỳ). Số việc chuyển kỳ sau 445.198 việc, tăng 52.155 việc (tăng 13,27% so với cùng kỳ); Về tiền: Thi hành xong hơn 73.015 tỷ, tăng hơn 2.736 tỷ (tăng 3,89% so với cùng kỳ); đạt tỉ lệ 27,60% (giảm 4,86% so với cùng kỳ). Số tiền chuyển kỳ sau hơn 372.817 tỷ, tăng hơn 76.997 tỷ (tăng 26,03% so với cùng kỳ). Tổng cục THADS đã gửi kết quả 9 tháng năm 2024 đến Tỉnh thành ủy, UBND 63 tỉnh thành trên toàn quốc để phối hợp chỉ đạo công tác THADS, THAHC ở địa phương.
Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo (tính đến 30/6/2024): Về việc: Trong tổng số
153 vụ việc, đã thi hành xong
45 vụ việc;
07 vụ việc đã xử lý xong hết tài sản, đã xác minh và phân loại chưa có điều kiện thi hành án
(theo Điều 44a Luật THADS); đang tiếp tục tổ chức thi hành
93 vụ việc và
08 vụ việc cơ quan THADS chưa thụ lý do Tòa án chưa xét xử phúc thẩm; Về tiền: Trong tổng số phải giải quyết là trên
168.507 tỷ đồng, đã thi hành xong
85.520 tỷ đồng, còn phải thi hành là
82.987 tỷ đồng; đạt tỷ lệ
50,75%. Riêng 09 tháng đầu năm 2024
(01/10/2023 đến 30/6/2024), các cơ quan THADS đã xử lý tài sản, thu hồi được số tiền trên
9.297 tỷ đồng.
7. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, nhất là trong những lĩnh vực gắn chặt với người dân, doanh nghiệp như hộ tịch, quốc tịch; lý lịch tư pháp; nuôi con nuôi; bồi thường nhà nước; đăng ký biện pháp bảo đảm; bổ trợ tư pháp; trợ giúp pháp lý… được Bộ quan tâm thực hiện.
Trong công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp tiếp tục tham mưu, triển khai Dự án đầu tư công “Xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch”; triển khai số hóa sổ hộ tịch, thực hiện liên thông 02 nhóm TTHC: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí theo yêu cầu của Đề án 06; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Lãnh đạo Bộ ban hành Kế hoạch tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024 … Bên cạnh đó, để triển khai hiệu quả Nghị định số 63/2024/NĐ-CP ngày 10/6/2024 quy định việc thực hiện liên thông 02 nhóm thủ tục hành chính, Bộ đã hỗ trợ địa phương kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh với Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch điện tử dùng chung của Bộ Tư pháp để bảo đảm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ liên thông điện tử liên quan đến khai sinh, khai tử theo đúng phương thức quy định. Trong đó, Bộ đã phát hành
20 văn bản hướng dẫn nghiệp vụ địa phương, đề nghị các đơn vị có liên quan xác minh, phối hợp, thông báo xử lý và trả lời kiến nghị của người dân liên quan đến lĩnh vực hộ tịch; hoàn thiện các thủ tục trình Chủ tịch nước 465 hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam; 05 hồ sơ trở lại quốc tịch Việt Nam; trả lời kết quả tra cứu quốc tịch Việt Nam đối với 120 trường hợp làm cơ sở cho việc cấp Hộ chiếu/Giấy xác nhận quốc tịch Việt Nam.
Trong công tác lý lịch tư pháp, Bộ Tư pháp tiếp tục triển khai Thông tư số 06/2024/TT-BTP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ LLTP đến các địa phương; tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2010/NĐ-CP; dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực lý lịch tư pháp và Thông tư quy định về Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với chức danh Lý lịch tư pháp; xây dựng Kế hoạch, dự thảo Quy trình số hóa hồ sơ cấp Phiếu LLTP; Kết nối Cơ sở dữ liệu LLTP với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Tư pháp; triển khai tính năng trên Phần mềm phục vụ phân cấp cho Sở Tư pháp tra cứu thông tin có trong Cơ sở dữ liệu LLTP tại Trung tâm... Từ ngày 01/7/2024 - 20/7/2024, Trung tâm LLTP quốc gia đã thực hiện vào sổ tiếp nhận
60.386 thông tin LLTP
(tăng 81,35% so với cùng kỳ năm 2023). Trên cơ sở thông tin đã nhận được, Trung tâm thực hiện xử lý và tạo lập, tích hợp vào Cơ sở dữ liệu
13.931 thông tin
(tăng 35,5 % so với cùng kỳ năm trước). Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp nhận và cấp 49 Phiếu LLTP; tra cứu
55.453 hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu LLTP
(giảm 8,75% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có
53.987 hồ sơ đúng hạn chiếm 97,36% và
1.466 hồ sơ trễ hạn chiếm 2,64%.
Trong công tác nuôi con nuôi, Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi; nghiên cứu, tổ chức Hội nghị tập huấn về phòng chống mua bán người trong lĩnh vực nuôi con nuôi; nghiên cứu, biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ đăng ký nuôi con nuôi cho công chức tư pháp - hộ tịch, các cơ sở trợ giúp xã hội… Thời gian qua, Bộ đã giải quyết được 12 trường hợp con nuôi nước ngoài; tiếp nhận 05 đề nghị hỗ trợ tìm hiểu thông tin về nguồn gốc của trẻ em đã được giải quyết làm con nuôi nước ngoài; thực hiện thủ tục gia hạn Giấy phép cho Tổ chức con nuôi Tama - Man-ta và Ninos - Tây Ban Nha.
Trong công tác bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác bồi thường và tổ chức đoàn kiểm tra định kỳ, kiểm tra liên ngành tại các địa phương. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện công tác bồi thường nhà nước đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Tiếp nhận 10 lượt kiến nghị của 10 trường hợp (tiếp nhận mới 07 trường hợp), đã giải quyết 04 kiến nghị của 04 trường hợp, ban hành 09 văn bản; còn 06 trường hợp đang nghiên cứu, giải quyết. Theo đó, công tác hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc pháp luật, hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường được bảo đảm đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu của cơ quan, cá nhân, tổ chức.
Trong công tác đăng ký biện pháp bảo đảm, Bộ Tư pháp đã phát hành 190 văn bản cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền theo quy định; 85 trường hợp đề nghị cấp mới và đề nghị thay đổi thông tin về mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm cho các cá nhân, tổ chức.... Các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Bộ đã giải quyết 112.760 Phiếu đăng ký biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên; Phiếu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản để thi hành án dân sự và Phiếu yêu cầu thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông. Thực hiện nghiêm túc việc giảm 20% phí cho các cá nhân, tổ chức khi yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản theo quy định tại Thông tư số 43/2024/TT-BTC, theo đó, trong tháng 7/2024 đã giảm được khoảng 442.803.000 đồng cho các cá nhân, tổ chức đến yêu cầu cung cấp dịch vụ công về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trong công tác bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đã phối hợp Ủy ban Pháp luật của Quốc hội để tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công chứng (sửa đổi) để chuẩn bị nội dung phục vụ phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tham mưu xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi); nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Giám định tư pháp và Quyết định sửa đổi Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai thi hành Luật, Báo cáo định hướng, Tờ trình và dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản…
Trong công tác trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã ban hành dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý; tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án “Nâng cao vai trò, hiện đại hóa, phát triển TGPL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc lĩnh vực hình sự đối với 35 vụ việc...; tiếp tục chỉ đạo nắm bắt tình hình tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của 63 địa phương; thực hiện việc theo dõi, đôn đốc, giám sát chất lượng, số lượng TGPL của các Trung tâm TGPL nhà nước trong toàn quốc thông qua những vụ việc địa phương cập nhật lên Hệ thống Quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý... Theo cập nhật trên Hệ thống Quản lý tổ chức và hoạt động TGPL, cả nước đã thụ lý: 1.790 vụ việc TGPL tham gia tố tụng (trong đó: 1.225 vụ việc bào chữa, 565 vụ việc bảo vệ), và có 1.049 vụ việc kết thúc (trong đó: 735 vụ việc bào chữa, 314 vụ việc bảo vệ). Tất cả các vụ việc thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng khá trở lên. Số vụ việc TGPL tham gia tố tụng thành công là: 278 vụ việc (trong đó: 211 vụ việc bào chữa, 67 vụ việc bảo vệ).
8. Công tác pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật
Công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật đã thực hiện hiệu quả. Theo đó: trong công tác pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp đã tiếp tục phối hợp các cơ quan nghiên cứu, tham mưu xây dựng dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại Bộ Tư pháp; hoàn thiện dự thảo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nghị quyết của Chính phủ, Kế hoạch của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp triển khai Chỉ thị số 33-CT/TW của Ban Bí thư. Bên cạnh đó, Bộ đã tập trung thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp và dân sự theo quy định của Luật tương trợ tư pháp và các điều ước quốc tế song phương; tham gia góp ý, thẩm định các điều ước quốc tế bảo đảm theo quy định pháp luật…
Trong công tác hợp tác quốc tế về pháp luật, Bộ Tư pháp tiếp tục triển khai các nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ, nhất là các nhiệm vụ liên quan đến tham mưu quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, kịp thời cho ý kiến đối với các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật của các Bộ, ngành và các đơn vị thuộc Bộ theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng và quy định pháp luật có liên quan; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện việc kiểm tra một số bộ, ngành về hợp tác quốc tế về pháp luật cũng như để triển khai thi hành Nghị định số 26/2024/NĐ-CP; các hoạt động đối ngoại như tổ chức đoàn ra, đón đoàn vào được chuẩn bị chu đáo, theo đúng các kế hoạch được phê duyệt, qua đó tiếp tục góp phần thúc đẩy, tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác; quản lý, điều phối các chương trình, dự án theo đúng quy định pháp luật, hỗ trợ nguồn lực cho các đơn vị triển khai các nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ.
9. Trong tháng 08/2024, Bộ Tư pháp tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể sau đây:
9.1. Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời các ý kiến chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ liên quan đến lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả, nhất là Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành trung ương đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
Chuẩn bị chu đáo nội dung phục vụ Lãnh đạo Bộ tham dự các cuộc họp của Trung ương, Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thường trực Chính phủ, nhất là nội dung phục vụ Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. Hoàn thành trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến trước và sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
9.2. Tiếp tục tham mưu, giúp Chính phủ thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và các dự án luật, pháp lệnh thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025; tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 717/QĐ-TTg ngày 29/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật; nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 7; hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi trình Chính phủ thông qua. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan hoàn thiện dự án Luật Công chứng (sửa đổi); lập đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi); chuẩn bị tốt các Báo cáo của Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 theo kế hoạch và 02 báo cáo phát sinh trong lĩnh vực luật sư, giám định tư pháp.
Tập trung nguồn lực xây dựng các đề án, văn bản giao Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thuộc Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Tiếp tục phối hợp Văn phòng Chính phủ hoàn thiện các đề án, văn bản đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa được ban hành; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện, trình Bộ trưởng ký ban hành đối với các văn bản, đề án thuộc thẩm quyền đảm bảo đúng tiến độ.
9.3. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định các đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh; chú trọng công tác theo dõi thi hành pháp luật gắn với thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý văn bản, nhất là những văn bản có tác động trực tiếp, rộng rãi đến người dân và doanh nghiệp. Tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện tốt nhiệm vụ thường trực Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản QPPL.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, nhất là việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Bộ Tư pháp năm 2024
9.4. Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức thi hành án, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu thi hành án dân sự được giao năm 2024; thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án hành chính. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực về thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế.
9.5. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; bồi thường nhà nước; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; đăng ký biện pháp bảo đảm; bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, doanh nghiệp.
9.6. Tích cực, chủ động tham mưu, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chủ trì, tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế về xây dựng pháp luật; công tác phòng ngừa, ngăn chặn lợi dụng hợp tác quốc tế để hướng lái, tác động, can thiệp vào nhiệm vụ xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, nhất là hoàn thiện Nghị quyết của Chính phủ, Kế hoạch của Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp triển khai Chỉ thị Ban Bí thư liên quan công tác phòng, ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
9.7. Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ về công tác cán bộ; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Bộ. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, thực hiện sắp xếp, kiện toàn đội ngũ cán bộ của các đơn vị thuộc Bộ.
9.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng chỉ đạo của Đảng và quy định của pháp luật. Thực hiện tốt các nhiệm vụ về cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số gắn với bảo đảm an toàn thông tin mạng và các nhiệm vụ theo Đề án số 06.
9.9. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945-28/8/2024).
Trên đây là Thông cáo báo chí về kết quả công tác tư pháp tháng 7/2024 và nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp tháng 8/2024. Bộ Tư pháp xin thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí./.