Quy định cụ thể về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

26/03/2010
Ngân hàng Nhà nước vừa mới ban hành Thông tư số 08/2010/TT-NHNN ngày 22/3/2010 quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Đối tượng áp dụng là tổ chức tín dụng Nhà nước; tổ chức tín dụng cổ phần; tổ chức tín dụng liên doanh; tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài; tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

Theo Thông tư, tổ chức tín dụng có thể bị áp đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một hoặc những trường hợp sau đây: Thứ nhất, có nguy cơ mất khả năng chi trả, được biểu hiện: 03 (ba) lần liên tiếp không đảm bảo tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo đối với từng loại đồng tiền, vàng. Thứ hai, nợ không có khả năng thu hồi có nguy cơ mất khả năng thanh toán, được biểu hiện: Nợ xấu chiếm từ 10% trở lên so với tổng dư nợ cho vay hoặc từ 100% tổng vốn tự có trở lên trong 3 tháng liên tiếp. Thứ ba, số lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.

Thời hạn kiểm soát đặc biệt Thời hạn kiểm soát đặc biệt tối đa là 02 năm kể từ ngày Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Thống đốc có hiệu lực. Hết thời hạn 2 năm, việc kiểm soát đặc biệt có thể được gia hạn nếu được sự đồng ý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau: hết hạn kiểm soát đặc biệt mà không được gia hạn; tổ chức tín dụng đã khắc phục được các nguyên nhân đặt vào kiểm soát đặc biệt và hoạt động bình thường; trước khi kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng tổ chức lại theo các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6 tháng 5 năm 2010./

Lê Văn Nhật