Cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn, thiệt hại của bão số 3Ngày 04 tháng 12 năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 53/2024/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.Theo đó, Thông tư này quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3 (sau đây gọi là bão số 3).Điểm neo
Đối tượng áp dụng theo Thông tư gồm: Tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng chính sách), chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này; Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.
Thông tư nêu rõ, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 được thực hiện theo quy định tại Thông tư này; các nội dung khác liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ không quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo các quy định pháp luật khác nếu đáp ứng được quy định tại Thông tư này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc, lãi của khoản nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đáp ứng các quy định sau đây:
- Khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa (sau đây gọi là 26 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, bao gồm:
+ Khách hàng là cá nhân có nơi ở hiện tại hoặc đang làm việc hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố;
+ Khách hàng là tổ chức (trừ khách hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố.
- Có số dư nợ gốc phát sinh trước ngày 07/9/2024 và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
- Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong khoảng thời gian từ ngày 07/9/2024 đến hết ngày 31/12/2025.
- Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, trả nợ đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ của khoản nợ đã quá hạn trên 10 (mười) ngày và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 07/9/2024 đến hết ngày 16/12/2024 khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu tiên theo quy định tại Thông tư này.
- Khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là gặp khó khăn không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc, lãi theo hợp đồng đã thỏa thuận do bị ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 và có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc, lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.
- Việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2025 và không giới hạn về số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
- Thời điểm trả nợ cuối cùng của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng nhưng không vượt quá ngày 31/12/2027.
Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và theo dõi lãi phải thu
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 (sau đây gọi là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
- Đối với số lãi phải thu của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm về quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này, thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ để trục lợi.
- Ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Thông tư này để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể các nội dung sau:
+ Tiêu chí xác định khách hàng, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này;
+ Trình tự, thủ tục, phân công, phân cấp, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này bảo đảm nguyên tắc cá nhân, bộ phận quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ không là cá nhân, bộ phận phê duyệt cấp tín dụng, trừ trường hợp việc cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua. Trường hợp việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện thông qua cơ chế hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng và ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là thành viên của Hội đồng xét duyệt tín dụng;
+ Tần suất rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi 01 (một) bản quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính) theo quy định pháp luật.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Phụ lục 01 và tình hình phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 04 tháng 12 năm 2024.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn, thiệt hại của bão số 3
16/12/2024
Ngày 04 tháng 12 năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 53/2024/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.
Theo đó, Thông tư này quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3 (sau đây gọi là bão số 3).Điểm neo
Đối tượng áp dụng theo Thông tư gồm: Tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng chính sách), chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này; Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3.
Thông tư nêu rõ, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 được thực hiện theo quy định tại Thông tư này; các nội dung khác liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ không quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo các quy định pháp luật khác nếu đáp ứng được quy định tại Thông tư này thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xem xét quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc, lãi của khoản nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đáp ứng các quy định sau đây:
- Khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa (sau đây gọi là 26 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, bao gồm:
+ Khách hàng là cá nhân có nơi ở hiện tại hoặc đang làm việc hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố;
+ Khách hàng là tổ chức (trừ khách hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc có hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh trên địa bàn 26 tỉnh, thành phố.
- Có số dư nợ gốc phát sinh trước ngày 07/9/2024 và từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.
- Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong khoảng thời gian từ ngày 07/9/2024 đến hết ngày 31/12/2025.
- Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 (mười) ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, trả nợ đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ của khoản nợ đã quá hạn trên 10 (mười) ngày và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 07/9/2024 đến hết ngày 16/12/2024 khi thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu tiên theo quy định tại Thông tư này.
- Khách hàng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là gặp khó khăn không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc, lãi theo hợp đồng đã thỏa thuận do bị ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 và có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc, lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.
- Việc xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2025 và không giới hạn về số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
- Thời điểm trả nợ cuối cùng của số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ được xác định phù hợp với mức độ khó khăn của khách hàng nhưng không vượt quá ngày 31/12/2027.
Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và theo dõi lãi phải thu
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư này theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3 (sau đây gọi là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
- Đối với số lãi phải thu của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này và giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải hạch toán thu nhập (dự thu) mà thực hiện theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu; thực hiện hạch toán vào thu nhập khi thu được theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm về quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này, thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ để trục lợi.
- Ban hành quy định nội bộ về cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Thông tư này để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, trong đó quy định cụ thể các nội dung sau:
+ Tiêu chí xác định khách hàng, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này;
+ Trình tự, thủ tục, phân công, phân cấp, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này bảo đảm nguyên tắc cá nhân, bộ phận quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ không là cá nhân, bộ phận phê duyệt cấp tín dụng, trừ trường hợp việc cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, ngân hàng mẹ (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) thông qua. Trường hợp việc xét duyệt cấp tín dụng và xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ thực hiện thông qua cơ chế hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt cấp tín dụng và ít nhất hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng xét duyệt cơ cấu lại thời hạn trả nợ không phải là thành viên của Hội đồng xét duyệt tín dụng;
+ Tần suất rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ; theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Thông tư này.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi 01 (một) bản quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính) theo quy định pháp luật.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm gửi báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại Phụ lục 01 và tình hình phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 04 tháng 12 năm 2024.