Điều kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tảiBộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGTVT quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải.Điều kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành
Thông tư quy định công chức thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc tổ chức tham mưu giúp việc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; đơn vị trực thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Công chức thanh tra chuyên ngành phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Thanh tra và các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
- Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính;
- Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải hoặc một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực luật, tài chính.
Phân công, thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải quyết định phân công, thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành theo đề nghị của Trưởng bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành.
Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành bao gồm:
- Văn bản đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành của Trưởng bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành;
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực của các tài liệu: quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức; văn bằng chuyên môn phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này; chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra.
- Công chức được thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành khi thuộc một trong các trường hợp: thôi việc; nghỉ hưu; chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác mà không liên quan đến lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; không hoàn thành nhiệm vụ 01 năm ở ngạch công chức hiện giữ; kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành; thực hiện hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra; bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện công việc của công chức thanh tra chuyên ngành.
- Quyết định phân công, thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành phải có các thông tin cơ bản sau: căn cứ ban hành; họ, tên, ngạch công chức, chức vụ đang giữ; lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; lý do thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành (đối với quyết định thôi phân công).
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra thuộc Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 14, Điều 15 Luật Thanh tra;
- Trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Thanh tra vụ việc có nội dung liên quan đến từ hai lĩnh vực trở lên thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
Thanh tra vụ việc có nội dung quy định tại đoạn 1 điểm c khoản 2 Điều này, vụ việc khác khi được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.
Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 18, Điều 19 Luật Thanh tra;
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 03/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
- Trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải đối với tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước chuyên ngành được giao.
Thanh tra vụ việc có nội dung quy định tại đoạn 1 điểm b khoản 1 Điều này, vụ việc khác khi được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 9 năm 2024.
Điều kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải
05/08/2024
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGTVT quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải.
Điều kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành
Thông tư quy định công chức thanh tra chuyên ngành là công chức thuộc tổ chức tham mưu giúp việc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; đơn vị trực thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Công chức thanh tra chuyên ngành phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Thanh tra và các điều kiện, tiêu chuẩn sau:
- Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính;
- Công chức thanh tra chuyên ngành của Cục Đăng kiểm Việt Nam phải có trình độ đào tạo từ đại học trở lên phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm về một trong các chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải hoặc một trong các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực luật, tài chính.
Phân công, thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành
Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải quyết định phân công, thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành theo đề nghị của Trưởng bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành.
Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành bao gồm:
- Văn bản đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành của Trưởng bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành;
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực của các tài liệu: quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức; văn bằng chuyên môn phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn của công chức thanh tra chuyên ngành theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này; chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra.
- Công chức được thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành khi thuộc một trong các trường hợp: thôi việc; nghỉ hưu; chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác mà không liên quan đến lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; không hoàn thành nhiệm vụ 01 năm ở ngạch công chức hiện giữ; kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành; thực hiện hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra; bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện công việc của công chức thanh tra chuyên ngành.
- Quyết định phân công, thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành phải có các thông tin cơ bản sau: căn cứ ban hành; họ, tên, ngạch công chức, chức vụ đang giữ; lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; lý do thôi phân công công chức thanh tra chuyên ngành (đối với quyết định thôi phân công).
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra thuộc Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 14, Điều 15 Luật Thanh tra;
- Trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Thanh tra vụ việc có nội dung liên quan đến từ hai lĩnh vực trở lên thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
Thanh tra vụ việc có nội dung quy định tại đoạn 1 điểm c khoản 2 Điều này, vụ việc khác khi được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.
Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 18, Điều 19 Luật Thanh tra;
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 03/2024/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;
- Trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải đối với tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước chuyên ngành được giao.
Thanh tra vụ việc có nội dung quy định tại đoạn 1 điểm b khoản 1 Điều này, vụ việc khác khi được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 9 năm 2024.