Điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đấtChính phủ đã ban hành Nghị định 54/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Nghị định nêu rõ điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.Cụ thể, tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
1- Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2- Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên; trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì đã trực tiếp thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất;
Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan. Đồng thời, đã trực tiếp tham gia lập tối thiểu 01 đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên.
Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan. Đồng thời, đã trực tiếp tham gia lập tối thiểu 3 đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất
Nghị định nêu rõ, tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất có nghĩa vụ: Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình khoan nước dưới đất; không gây sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước; thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất tuân thủ quy trình kỹ thuật khoan và các quy định về bảo vệ nước dưới đất; bảo đảm người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải có mặt tại hiện trường để chỉ đạo trong thời gian thi công khoan và lắp đặt giếng khoan; trường hợp gây sụt lún đất hoặc gây sự cố bất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đời sống nhân dân trong khu vực thi công công trình thì phải ngừng ngay việc thi công và xử lý, khắc phục kịp thời, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về người và tài sản do sự cố gây ra, báo cáo ngay tới chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình và cơ quan cấp phép.
Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất thông báo bằng văn bản về vị trí, quy mô công trình khoan nước dưới đất và thời gian dự kiến thi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình chậm nhất là 9 ngày trước khi thi công.
Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc thi công, tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất cập nhật thông tin, số liệu về cấu trúc địa chất, địa tầng tại các vị trí khoan vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất thông báo bằng văn bản chậm nhất là 30 ngày cho cơ quan cấp phép khi có sự thay đổi về người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật. Đồng thời, kèm theo giấy tờ chứng minh năng lực của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật theo quy định.
Hằng năm, trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo, tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất đã thực hiện báo cáo cơ quan cấp phép.
Trình tự thủ tục cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất
Theo Nghị định, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi bản điện tử qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định để tổ chức thẩm định.
Trong thời hạn 21 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm gửi thông báo nộp phí thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép.
Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định hồ sơ tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện hành nghề, năng lực chuyên môn kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoặc đề nghị cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài nguyên nước địa phương nơi có tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép tiến hành kiểm tra thực tế. Cơ quan được đề nghị kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho cơ quan thẩm định hồ sơ cấp phép trong thời hạn 9 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kiểm tra.
Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan thẩm định hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo rõ lý do bằng văn bản.
Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện hồ sơ thì cơ quan thẩm định hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, kiểm tra thực tế không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. Thời gian thẩm định sau khi hồ sơ được bổ sung hoàn chỉnh là 14 ngày.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.
Điều kiện được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
20/05/2024
Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2024/NĐ-CP ngày 16/5/2024 quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Nghị định nêu rõ điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
Cụ thể, tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có đủ các điều kiện sau đây:
1- Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2- Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải đáp ứng các điều kiện sau:
Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên; trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì đã trực tiếp thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất;
Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan. Đồng thời, đã trực tiếp tham gia lập tối thiểu 01 đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên.
Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn: Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất, khoan. Đồng thời, đã trực tiếp tham gia lập tối thiểu 3 đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 3 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất
Nghị định nêu rõ, tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất có nghĩa vụ: Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình khoan nước dưới đất; không gây sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước; thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất tuân thủ quy trình kỹ thuật khoan và các quy định về bảo vệ nước dưới đất; bảo đảm người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải có mặt tại hiện trường để chỉ đạo trong thời gian thi công khoan và lắp đặt giếng khoan; trường hợp gây sụt lún đất hoặc gây sự cố bất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đời sống nhân dân trong khu vực thi công công trình thì phải ngừng ngay việc thi công và xử lý, khắc phục kịp thời, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về người và tài sản do sự cố gây ra, báo cáo ngay tới chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình và cơ quan cấp phép.
Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất thông báo bằng văn bản về vị trí, quy mô công trình khoan nước dưới đất và thời gian dự kiến thi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình chậm nhất là 9 ngày trước khi thi công.
Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc thi công, tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất cập nhật thông tin, số liệu về cấu trúc địa chất, địa tầng tại các vị trí khoan vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất thông báo bằng văn bản chậm nhất là 30 ngày cho cơ quan cấp phép khi có sự thay đổi về người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật. Đồng thời, kèm theo giấy tờ chứng minh năng lực của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật theo quy định.
Hằng năm, trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo, tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất đã thực hiện báo cáo cơ quan cấp phép.
Trình tự thủ tục cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất
Theo Nghị định, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi bản điện tử qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định để tổ chức thẩm định.
Trong thời hạn 21 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm gửi thông báo nộp phí thẩm định cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép.
Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định hồ sơ tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện hành nghề, năng lực chuyên môn kỹ thuật của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoặc đề nghị cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài nguyên nước địa phương nơi có tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép tiến hành kiểm tra thực tế. Cơ quan được đề nghị kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho cơ quan thẩm định hồ sơ cấp phép trong thời hạn 9 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kiểm tra.
Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan thẩm định hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo rõ lý do bằng văn bản.
Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện hồ sơ thì cơ quan thẩm định hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, kiểm tra thực tế không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ. Thời gian thẩm định sau khi hồ sơ được bổ sung hoàn chỉnh là 14 ngày.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.