Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đắngNgày 19/02/2024, Bộ Lao động – Thương bình và xã hội đã ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình.Thông tư nêu rõ một số yêu cầu đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng như sau:
1- Chương trình đào tạo phải đáp ứng quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo từng ngành, nghề và trình độ đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp thì phải đảm bảo đáp ứng quy định tại Thông tư số 12/2017/TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Thông tư số 04/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH.
2- Phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo; thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập và thời gian thi kết thúc môn học, mô đun.
3- Nội dung và thời lượng học tập các môn học chung trong chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4- Chương trình đào tạo phải bảo đảm tính khoa học, logic, hệ thống, thực tiễn, phù hợp và linh hoạt; thích ứng được với sự đa dạng trong phương thức tổ chức đào tạo. Nội dung chuyên môn phải đáp ứng được những năng lực chính, cốt lõi của nghề nghiệp; những năng lực bổ trợ, tự chọn và nâng cao để người học lựa chọn phù hợp nhu cầu của bản thân.
5- Quy định phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của người học sau khi học xong các môn học, mô đun của chương trình đào tạo.
6- Nội dung chương trình đào tạo phải đáp ứng sự thay đổi của khoa học, công nghệ, yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và cả nước.
7- Đảm bảo tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo tiên tiến của các quốc gia phát triển trên thế giới ; hướng tới yêu cầu xanh hóa trong đào tạo và các mục tiêu chuyển đổi số.
8- Bảo đảm tính liên thông với trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
9- Quy định cụ thể về các điều kiện tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Theo Thông tư số 01/2024/TT-BLĐTBXH, cấu trúc chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp từ ngày 05/4/2024 bao gồm:
- Tên ngành, nghề đào tạo;
- Mã ngành, nghề (đối với những ngành nghề trong Danh mục);
- Trình độ đào tạo;
- Đối tượng tuyển sinh;
- Thời gian khóa học (năm học);
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học (giờ, tín chỉ);
- Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo;
- Mục tiêu đào tạo;
- Bảng tổng hợp năng lực của ngành, nghề trong chương trình đào tạo;
- Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn);
- Chương trình chi tiết các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn);
- Hướng dẫn sử dụng chương trình.
Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo
- Về thời gian khóa học và khối lượng học tập trong chương trình: Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ cao đẳng từ 02 đến 03 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 60 tín chỉ. Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp từ 01 đến 02 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tối thiểu 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ yêu cầu của ngành, nghề đào tạo để quy định nội dung học tập đối với 15 tín chỉ chênh lệch cho đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở, đảm bảo người học có kiến thức cơ bản để tiếp thu được các nội dung chuyên môn của ngành, nghề đào tạo. Thời gian khóa học đối với người học được miễn trừ hoặc bảo lưu kết quả học tập do đã học được giảm trừ tương ứng với thời gian học các nội dung được miễn trừ, bảo lưu. Thời gian khóa học bao gồm thời gian học tập và thời gian cho các hoạt động chung. Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ (Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75% thời lượng của chương trình. Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70% thời lượng của chương trình); Thời gian kiểm tra, thi lý thuyết tính vào giờ lý thuyết; thời gian kiểm tra, thi thực hành, tích hợp tính vào giờ thực hành; Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Chính phủ quy định.
- Đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình đào tạo: Thời gian học tập được tính bằng giờ và quy đổi ra tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau: Một giờ học lý thuyết là 45 phút, một giờ học thực hành/tích hợp/thực tập là 60 phút; Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết; hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận; hoặc bằng 45 giờ thực tập, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian người học tự học, tự chuẩn bị có hướng dẫn là điều kiện cần để người học có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng của nghề nhưng không được tính để quy đổi ra tín chỉ trong chương trình đào tạo; Số lượng tín chỉ trong mỗi môn học, mô đun và trong chương trình đào tạo được tính làm tròn là số nguyên, trường hợp không thể làm tròn thì có thể quy đổi thành số tín chỉ lẻ, thập phân; Khối lượng học tập đối với các môn học chung theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy đổi thành tín chỉ tại Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này.
Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và số lượng, cơ cấu, thành phần của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn sau: Có trình độ đại học trở lên, am hiểu và có kinh nghiệm về phát triển chương trình; có kinh nghiệm ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề tham gia xây dựng chương trình; Có đại diện người lao động/người sử dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan, am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành, nghề.
Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo: Xác định mục tiêu, thời gian, khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được của ngành, nghề đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được thì phải thực hiện việc phân tích nghề, phân tích công việc và khảo sát doanh nghiệp để xác định các năng lực cần thiết của ngành, nghề; Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn, thời gian và phân bổ thời gian thực hiện; Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn theo chương trình đào tạo đã xác định; Thiết kế nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập trên cơ sở yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được theo từng nội dung và trình độ đào tạo; Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun theo mẫu quy định tại Phụ lục 01, 02, 03 kèm theo Thông tư này; Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, các giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, người sử dụng lao động về kết cấu và nội dung chương trình đào tạo; Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý theo quy định.
Đánh giá và cập nhật, cải tiến chương trình đào tạo
Thông tư quy định, tối đa 03 năm chương trình đào tạo phải được tổ chức đánh giá để cải tiến, cập nhật, bổ sung những thay đổi theo quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực của người học; những tiến bộ của khoa học, công nghệ trong lĩnh vực ngành, nghề đào tạo; các kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình, những thay đổi trong các môn học, mô đun hoặc nội dung chuyên môn để phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của thị trường lao động. Việc cải tiến, sửa đổi, cập nhật, bổ sung nội dung chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Thông tư này hoặc theo quy trình rút gọn và tổ chức đơn giản hơn, tuỳ theo mức độ sửa đổi, cập nhật, điều chỉnh và do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp ban hành chương trình đào tạo đã được sửa đổi, cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định sau khi chương trình đào tạo đã được thông qua.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 04 năm 2024. Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Cấu trúc chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đắng
27/02/2024
Ngày 19/02/2024, Bộ Lao động – Thương bình và xã hội đã ban hành Thông tư số 01/2024/TT-BLĐTBXH quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình.
Thông tư nêu rõ một số yêu cầu đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng như sau:
1- Chương trình đào tạo phải đáp ứng quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo từng ngành, nghề và trình độ đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp thì phải đảm bảo đáp ứng quy định tại Thông tư số 12/2017/TT- BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; Thông tư số 04/2023/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 6 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH.
2- Phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo; thời gian học lý thuyết, thời gian thực hành, thực tập và thời gian thi kết thúc môn học, mô đun.
3- Nội dung và thời lượng học tập các môn học chung trong chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4- Chương trình đào tạo phải bảo đảm tính khoa học, logic, hệ thống, thực tiễn, phù hợp và linh hoạt; thích ứng được với sự đa dạng trong phương thức tổ chức đào tạo. Nội dung chuyên môn phải đáp ứng được những năng lực chính, cốt lõi của nghề nghiệp; những năng lực bổ trợ, tự chọn và nâng cao để người học lựa chọn phù hợp nhu cầu của bản thân.
5- Quy định phương pháp đánh giá kết quả học tập phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của người học sau khi học xong các môn học, mô đun của chương trình đào tạo.
6- Nội dung chương trình đào tạo phải đáp ứng sự thay đổi của khoa học, công nghệ, yêu cầu trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và cả nước.
7- Đảm bảo tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo tiên tiến của các quốc gia phát triển trên thế giới ; hướng tới yêu cầu xanh hóa trong đào tạo và các mục tiêu chuyển đổi số.
8- Bảo đảm tính liên thông với trình độ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
9- Quy định cụ thể về các điều kiện tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo.
Theo Thông tư số 01/2024/TT-BLĐTBXH, cấu trúc chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề trình độ trung cấp, cao đẳng trong giáo dục nghề nghiệp từ ngày 05/4/2024 bao gồm:
- Tên ngành, nghề đào tạo;
- Mã ngành, nghề (đối với những ngành nghề trong Danh mục);
- Trình độ đào tạo;
- Đối tượng tuyển sinh;
- Thời gian khóa học (năm học);
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học (giờ, tín chỉ);
- Giới thiệu chương trình/mô tả ngành, nghề đào tạo;
- Mục tiêu đào tạo;
- Bảng tổng hợp năng lực của ngành, nghề trong chương trình đào tạo;
- Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn);
- Chương trình chi tiết các môn học, mô đun (bắt buộc, tự chọn);
- Hướng dẫn sử dụng chương trình.
Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo
- Về thời gian khóa học và khối lượng học tập trong chương trình: Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ cao đẳng từ 02 đến 03 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 60 tín chỉ. Thời gian khoá học được thiết kế đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp từ 01 đến 02 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tối thiểu 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp căn cứ yêu cầu của ngành, nghề đào tạo để quy định nội dung học tập đối với 15 tín chỉ chênh lệch cho đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở, đảm bảo người học có kiến thức cơ bản để tiếp thu được các nội dung chuyên môn của ngành, nghề đào tạo. Thời gian khóa học đối với người học được miễn trừ hoặc bảo lưu kết quả học tập do đã học được giảm trừ tương ứng với thời gian học các nội dung được miễn trừ, bảo lưu. Thời gian khóa học bao gồm thời gian học tập và thời gian cho các hoạt động chung. Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ (Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75% thời lượng của chương trình. Đối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70% thời lượng của chương trình); Thời gian kiểm tra, thi lý thuyết tính vào giờ lý thuyết; thời gian kiểm tra, thi thực hành, tích hợp tính vào giờ thực hành; Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Chính phủ quy định.
- Đơn vị thời gian và quy đổi thời gian trong chương trình đào tạo: Thời gian học tập được tính bằng giờ và quy đổi ra tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau: Một giờ học lý thuyết là 45 phút, một giờ học thực hành/tích hợp/thực tập là 60 phút; Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết; hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận; hoặc bằng 45 giờ thực tập, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian người học tự học, tự chuẩn bị có hướng dẫn là điều kiện cần để người học có thể tiếp thu được kiến thức, kỹ năng của nghề nhưng không được tính để quy đổi ra tín chỉ trong chương trình đào tạo; Số lượng tín chỉ trong mỗi môn học, mô đun và trong chương trình đào tạo được tính làm tròn là số nguyên, trường hợp không thể làm tròn thì có thể quy đổi thành số tín chỉ lẻ, thập phân; Khối lượng học tập đối với các môn học chung theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy đổi thành tín chỉ tại Phụ lục 05 kèm theo Thông tư này.
Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo
Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định thành lập Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn chương trình đào tạo; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và số lượng, cơ cấu, thành phần của Ban chủ nhiệm/Tổ biên soạn đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn sau: Có trình độ đại học trở lên, am hiểu và có kinh nghiệm về phát triển chương trình; có kinh nghiệm ít nhất 03 năm trực tiếp giảng dạy hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý trong lĩnh vực của ngành, nghề tham gia xây dựng chương trình; Có đại diện người lao động/người sử dụng lao động trong lĩnh vực chuyên môn liên quan, am hiểu về yêu cầu năng lực nghề nghiệp và các vị trí việc làm trong lĩnh vực của ngành, nghề.
Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo: Xác định mục tiêu, thời gian, khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề, quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được của ngành, nghề đào tạo. Đối với những ngành, nghề chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được thì phải thực hiện việc phân tích nghề, phân tích công việc và khảo sát doanh nghiệp để xác định các năng lực cần thiết của ngành, nghề; Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn, thời gian và phân bổ thời gian thực hiện; Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun bắt buộc, tự chọn theo chương trình đào tạo đã xác định; Thiết kế nội dung và phương pháp đánh giá kết quả học tập trên cơ sở yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được theo từng nội dung và trình độ đào tạo; Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun theo mẫu quy định tại Phụ lục 01, 02, 03 kèm theo Thông tư này; Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, các giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, người sử dụng lao động về kết cấu và nội dung chương trình đào tạo; Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý theo quy định.
Đánh giá và cập nhật, cải tiến chương trình đào tạo
Thông tư quy định, tối đa 03 năm chương trình đào tạo phải được tổ chức đánh giá để cải tiến, cập nhật, bổ sung những thay đổi theo quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực của người học; những tiến bộ của khoa học, công nghệ trong lĩnh vực ngành, nghề đào tạo; các kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình, những thay đổi trong các môn học, mô đun hoặc nội dung chuyên môn để phù hợp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của thị trường lao động. Việc cải tiến, sửa đổi, cập nhật, bổ sung nội dung chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Thông tư này hoặc theo quy trình rút gọn và tổ chức đơn giản hơn, tuỳ theo mức độ sửa đổi, cập nhật, điều chỉnh và do người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định. Người đứng đầu cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp ban hành chương trình đào tạo đã được sửa đổi, cập nhật, bổ sung trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định sau khi chương trình đào tạo đã được thông qua.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 04 năm 2024. Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.