Hướng dẫn sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật, hòa giải ở cơ sởNgày 18/8/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 56/2023/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở (sau đây gọi là Thông tư số 56/2023/TT-BTC), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/10/2023.Thông tư 56/2023/TT-BTC được ban hành có phạm vi điều chỉnh bao quát cả ba lĩnh vực: phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở và được áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho các công tác này. Thông tư quy định rõ nguồn kinh phí cho công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở được bố trí thực hiện theo phân cấp ngân sách, đó là: (i) Chi thường xuyên ngân sách trung ương để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở của các bộ, cơ quan ở trung ương và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ; (ii) Chi thường xuyên ngân sách địa phương để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở của địa phương và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện theo phân cấp ngân sách nhà nước; (iii) Kinh phí từ nguồn tài trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Về nội dung chi và mức chi, bên cạnh việc kế thừa những nội dung chi, mức chi còn phù hợp, Thông tư 56/2023/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung những nội dung chi, mức chi để phù hợp và đáp ứng yêu cầu triển khai các công tác này trong tình hình mới, cụ thể là: việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL (thù lao huy động chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn tham gia triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; chi biên soạn đồ họa thông tin pháp luật; chi biên soạn sách nói pháp luật; chi biên soạn bài giảng điện tử …); nhiệm vụ mới trong đánh giá công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (họp tư vấn, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật…). Một nội dung rất quan trọng được quy định tại Thông tư đó là việc triển khai nhiệm vụ truyền thông chính sách theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và việc triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” áp dụng nội dung chi, mức chi cụ thể tương ứng tại Thông tư này.
Bên cạnh đó, một số mức chi cụ thể được điều chỉnh tăng lên 1,5 lần để phù hợp với mức trượt giá tiền lương cơ sở từ năm 2014 (thời điểm ban hành các Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP và Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP) đến thời điểm hiện tại; đồng thời Thông tư cũng sửa đổi cập nhật việc dẫn chiếu các văn bản quy định về kinh phí đối với các nhiệm vụ chi có tính chất tương tự trong công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
Về kỹ thuật soạn thảo, điểm mới của Thông tư là thống nhất quy định nội dung chi và mức chi tại 01 Điều để dễ tra cứu, tạo thuận lợi trong quá trình áp dụng.
Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 ngày 01 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 56/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành./.Nguyễn Thùy Nhung
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
Hướng dẫn sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật, hòa giải ở cơ sở
24/08/2023
Ngày 18/8/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 56/2023/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở (sau đây gọi là Thông tư số 56/2023/TT-BTC), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/10/2023.
Thông tư 56/2023/TT-BTC được ban hành có phạm vi điều chỉnh bao quát cả ba lĩnh vực: phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở và được áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho các công tác này. Thông tư quy định rõ nguồn kinh phí cho công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở được bố trí thực hiện theo phân cấp ngân sách, đó là: (i) Chi thường xuyên ngân sách trung ương để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở của các bộ, cơ quan ở trung ương và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ; (ii) Chi thường xuyên ngân sách địa phương để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở của địa phương và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện theo phân cấp ngân sách nhà nước; (iii) Kinh phí từ nguồn tài trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Về nội dung chi và mức chi, bên cạnh việc kế thừa những nội dung chi, mức chi còn phù hợp, Thông tư 56/2023/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung những nội dung chi, mức chi để phù hợp và đáp ứng yêu cầu triển khai các công tác này trong tình hình mới, cụ thể là: việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL (thù lao huy động chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn tham gia triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; chi biên soạn đồ họa thông tin pháp luật; chi biên soạn sách nói pháp luật; chi biên soạn bài giảng điện tử …); nhiệm vụ mới trong đánh giá công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ (họp tư vấn, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật…). Một nội dung rất quan trọng được quy định tại Thông tư đó là việc triển khai nhiệm vụ truyền thông chính sách theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và việc triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” áp dụng nội dung chi, mức chi cụ thể tương ứng tại Thông tư này.
Bên cạnh đó, một số mức chi cụ thể được điều chỉnh tăng lên 1,5 lần để phù hợp với mức trượt giá tiền lương cơ sở từ năm 2014 (thời điểm ban hành các Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP và Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP) đến thời điểm hiện tại; đồng thời Thông tư cũng sửa đổi cập nhật việc dẫn chiếu các văn bản quy định về kinh phí đối với các nhiệm vụ chi có tính chất tương tự trong công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
Về kỹ thuật soạn thảo, điểm mới của Thông tư là thống nhất quy định nội dung chi và mức chi tại 01 Điều để dễ tra cứu, tạo thuận lợi trong quá trình áp dụng.
Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 ngày 01 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 56/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành./.
Nguyễn Thùy Nhung
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật