Chính sách mới có hiệu lực trong tháng 7/2021Nhiều chính sách mới quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ có hiệu lực trong tháng 7/2021.Quy định về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốcNghị định số 61/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Nghị quyết số 130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại khoản 4 Điều 9, khoản 4 Điều 10, khoản 4 Điều 12 và khoản 4 Điều 13 Nghị quyết số 130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.Nghị định gồm có 05 Chương và 12 Điều quy định chi tiết một số điều Nghị quyết số 130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tại phái bộ; (3) Màu sắc, dấu hiệu nhận biết trang bị, phương tiện của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; (4) Quy trình Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Chính phủ về cử, điều chỉnh, rút lực lượng; (5) Điều khoản thi hành.Trong đó, Nghị định quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tại phái bộ trong thực hiện thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc, cụ thể: Là người chỉ huy cao nhất, đại diện của lực lượng Việt Nam tại phái bộ về lĩnh vực hành chính và kỷ luật với Liên hợp quốc.Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực tham gia do cấp có thẩm quyền của Liên hợp quốc giao theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc.Giúp cơ quan điều phối quốc gia về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong việc tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về nâng cao năng lực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.Làm việc với chính quyền nước sở tại, tổ chức quốc tế và đối tác khác tại phái bộ khi được phép của cấp có thẩm quyền nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, đa phương và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của lực lượng Việt Nam.Theo dõi, giúp đỡ lực lượng Việt Nam tại phái bộ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trúĐây là quy định của Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 và thay thế Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.Theo đó, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại. Trường hợp qua kiểm tra, rà soát, cơ quan đăng ký cư trú phát hiện người thuộc trường hợp phải khai báo thông tin về cư trú thì có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu công dân đó thực hiện việc khai báo. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu công dân khai báo thông tin về cư trú, công dân phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để thực hiện khai báo.Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị em ruột hoặc người thân thích khác của công dân; trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh lại nếu thấy cần thiết. Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân cho công dân nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.Nội dung giấy xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.Nội dung tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDSNghị định số 63/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. Nghị định quy định về nội dung tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS bao gồm:Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội;Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS;Các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV;Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV;Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các nội dung về chăm sóc sức khỏe khác;Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.Nội dung của thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộcĐây là một trong những quy định của Nghị định số 64/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới; cơ quan cấp tỉnh của tổ chức. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.Theo đó, Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản, nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó. Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau:Tên gọi của văn bản;Tên các bên ký kết;Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực;Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;Họ tên, chức danh của người đại diện ký.Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tếNghị định số 65/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. Nghị định gồm có 03 Chương và 08 Điều về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế, cụ thể: Những quy định chung; Nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế; Điều khoản thi hành. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế và Luật Thỏa thuận quốc tế.Danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên taiQuyết định số 20/2021/QĐ-TTg ngày 03 tháng 06 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai có hiệu lực từ ngày 20 tháng 7 năm 2021.Quyết định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ được giao tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2021).Quyết định quy định: Vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai phải được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai có trách nhiệm sử dụng cho nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đúng quy định của pháp luật.Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luậtQuyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21 tháng 06 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực từ ngày 08 tháng 8 năm 2021. Quyết định được ban hành nhằm tiếp tục kiện toàn thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn và khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 42/2017/QĐ-TTg.Theo đó, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ sau đây:Xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;Hoàn thiện thể chế, pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng, ban hành và đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ;Truyền thông chính sách pháp luật để tạo sự thống nhất, đồng thuận xã hội, huy động Nhân dân tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật hiệu quả;Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực, địa bàn, đối tượng cần có sự phối hợp liên ngành để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi toàn quốc;Thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh chính sách xã hội hóa, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông về chính sách pháp luật;Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Chính sách mới có hiệu lực trong tháng 7/2021
30/06/2021
Nhiều chính sách mới quan trọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ có hiệu lực trong tháng 7/2021.
Quy định về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
Nghị định số 61/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Nghị quyết số 130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao tại khoản 4 Điều 9, khoản 4 Điều 10, khoản 4 Điều 12 và khoản 4 Điều 13 Nghị quyết số 130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Nghị định gồm có 05 Chương và 12 Điều quy định chi tiết một số điều Nghị quyết số 130/2020/QH14 của Quốc hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tại phái bộ; (3) Màu sắc, dấu hiệu nhận biết trang bị, phương tiện của lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc; (4) Quy trình Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Chính phủ về cử, điều chỉnh, rút lực lượng; (5) Điều khoản thi hành.
Trong đó, Nghị định quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chỉ huy trưởng lực lượng Việt Nam tại phái bộ trong thực hiện thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc, cụ thể:
Là người chỉ huy cao nhất, đại diện của lực lượng Việt Nam tại phái bộ về lĩnh vực hành chính và kỷ luật với Liên hợp quốc.
Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực tham gia do cấp có thẩm quyền của Liên hợp quốc giao theo thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên hợp quốc.
Giúp cơ quan điều phối quốc gia về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong việc tham mưu cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về nâng cao năng lực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Làm việc với chính quyền nước sở tại, tổ chức quốc tế và đối tác khác tại phái bộ khi được phép của cấp có thẩm quyền nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, đa phương và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của lực lượng Việt Nam.
Theo dõi, giúp đỡ lực lượng Việt Nam tại phái bộ trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú
Đây là quy định của Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 và thay thế Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.
Theo đó, Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại. Trường hợp qua kiểm tra, rà soát, cơ quan đăng ký cư trú phát hiện người thuộc trường hợp phải khai báo thông tin về cư trú thì có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu công dân đó thực hiện việc khai báo. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu công dân khai báo thông tin về cư trú, công dân phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để thực hiện khai báo.
Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị em ruột hoặc người thân thích khác của công dân; trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.
Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh lại nếu thấy cần thiết. Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.
Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân cho công dân nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.
Nội dung giấy xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.
Nội dung tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS
Nghị định số 63/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. Nghị định quy định về nội dung tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS bao gồm:
Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;
Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội;
Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS;
Các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV;
Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV;
Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các nội dung về chăm sóc sức khỏe khác;
Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
Nội dung của thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc
Đây là một trong những quy định của Nghị định số 64/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh tổng cục, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới; cơ quan cấp tỉnh của tổ chức. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Theo đó, Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản, nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó. Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau:
Tên gọi của văn bản;
Tên các bên ký kết;
Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực;
Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế
Nghị định số 65/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021. Nghị định gồm có 03 Chương và 08 Điều về quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế, cụ thể: Những quy định chung; Nội dung chi cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế; Điều khoản thi hành. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Luật Điều ước quốc tế và Luật Thỏa thuận quốc tế.
Danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai
Quyết định số 20/2021/QĐ-TTg ngày 03 tháng 06 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai có hiệu lực từ ngày 20 tháng 7 năm 2021.
Quyết định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ được giao tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2021).
Quyết định quy định: Vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai phải được quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai có trách nhiệm sử dụng cho nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đúng quy định của pháp luật.
Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21 tháng 06 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu lực từ ngày 08 tháng 8 năm 2021. Quyết định được ban hành nhằm tiếp tục kiện toàn thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn và khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg và Quyết định số 42/2017/QĐ-TTg.
Theo đó, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Xây dựng, thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
Hoàn thiện thể chế, pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng, ban hành và đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ;
Truyền thông chính sách pháp luật để tạo sự thống nhất, đồng thuận xã hội, huy động Nhân dân tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật hiệu quả;
Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các lĩnh vực, địa bàn, đối tượng cần có sự phối hợp liên ngành để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước; thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên phạm vi toàn quốc;
Thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh chính sách xã hội hóa, huy động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông về chính sách pháp luật;
Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.