Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phươngNgày 07 tháng 6 năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2021.Thông tư này gồm 3 Chương, 25 Điều hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống thiên tai đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.
Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh
Theo Thông tư, nội dung hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh gồm:
Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Thủy lợi; Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản có liên quan.
Mục đích, yêu cầu: Phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp trên; dự báo, cảnh báo; tình hình thực tế và nguồn lực của cấp tỉnh.
Đặc điểm về tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng bao gồm: Đặc điểm về tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa chất, đặc điểm khí tượng, thủy văn, hải văn. Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng chủ yếu theo quy định tại Điều 5 (Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp tỉnh) Thông tư này.
Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 6 (Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai gồm: Xác định loại hình thiên tai thường gặp; phạm vi, phương pháp, nội dung đánh giá theo quy định tại Điều 7 (Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai) Thông tư này.
Các biện pháp phòng, chống thiên tai gồm: Biện pháp phòng ngừa, ứng phó, phục hồi, tái thiết phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai; kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông thuộc tỉnh và các kế hoạch liên quan khác theo quy định tại Điều 8 (Nội dung, biện pháp phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai: Xác định phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Xác định nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm theo quy định tại Điều 9 (Nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 10 (Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện
Thông tư quy định nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện gồm:
Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Thủy lợi; kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh; các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản có liên quan.
Mục đích, yêu cầu: Phù hợp với kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp tỉnh; chủ trương của Hội đồng nhân dân cấp huyện; tình hình thực tế và nguồn lực của cấp huyện.
Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, bao gồm:
Đặc điểm về tự nhiên: Vị trí địa lý; đặc điểm địa hình, địa chất; khí tượng, thủy văn, hải văn.
Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng theo quy định tại Điều 12 (Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp huyện) Thông tư này.
Tình hình thiên tai của địa phương: Các loại hình thiên tai thường xảy ra: Thống kê, đánh giá về cường độ, tần suất, thời gian thường hay xảy ra; Phạm vi ảnh hưởng, lĩnh vực bị ảnh hưởng, các khu vực có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi thiên tai; Thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương; Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện theo quy định tại Điều 13 (Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện) Thông tư này.
Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 14 (Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết cho hoạt động phòng, chống thiên tai: Căn cứ phương án ứng phó thiên tai hằng năm của cấp huyện được phê duyệt để chuẩn bị, bao gồm số lượng; cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị; địa điểm dự trữ để đáp ứng sẵn sàng huy động sử dụng khi có thiên tai xảy ra.
Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và tiến độ thực hiện theo quy định tại Điều 15 (Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 16 (Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã
Thông tư quy định nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã gồm:
Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Thủy lợi; kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện; các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản có liên quan.
Mục đích, yêu cầu: Phù hợp với kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp huyện; chủ trương của Hội đồng nhân dân cấp xã; tình hình thực tế và nguồn lực của cấp xã.
Đặc điểm về tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, bao gồm: Đặc điểm về tự nhiên: Vị trí địa lý; đặc điểm địa hình, địa chất; khí tượng, thủy văn, hải văn; Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 18 (Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp xã) Thông tư này.
Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp xã theo quy định tại Điều 19 (Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp xã) Thông tư này.
Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 20 (Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết cho hoạt động phòng, chống thiên tai: Căn cứ phương án ứng phó thiên tai hằng năm của cấp xã được phê duyệt để chuẩn bị, bao gồm số lượng vật tư, trang thiết bị; cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị; địa điểm dự trữ, đơn vị hợp đồng sẵn sàng huy động sử dụng khi có thiên tai xảy ra.
Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương: Căn cứ phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt, tình hình thiên tai, tình hình dự trữ vật tư, nguồn lực được phân bổ về xã để xác định nhu cầu cần hỗ trợ và tiến độ thực hiện hằng năm của kế hoạch.
Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 21 (Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương
09/06/2021
Ngày 07 tháng 6 năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2021.
Thông tư này gồm 3 Chương, 25 Điều hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống thiên tai đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.
Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh
Theo Thông tư, nội dung hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh gồm:
Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Thủy lợi; Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản có liên quan.
Mục đích, yêu cầu: Phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp trên; dự báo, cảnh báo; tình hình thực tế và nguồn lực của cấp tỉnh.
Đặc điểm về tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng bao gồm: Đặc điểm về tự nhiên: Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa chất, đặc điểm khí tượng, thủy văn, hải văn. Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng chủ yếu theo quy định tại Điều 5 (Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp tỉnh) Thông tư này.
Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 6 (Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai gồm: Xác định loại hình thiên tai thường gặp; phạm vi, phương pháp, nội dung đánh giá theo quy định tại Điều 7 (Xác định, đánh giá rủi ro thiên tai) Thông tư này.
Các biện pháp phòng, chống thiên tai gồm: Biện pháp phòng ngừa, ứng phó, phục hồi, tái thiết phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai; kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông thuộc tỉnh và các kế hoạch liên quan khác theo quy định tại Điều 8 (Nội dung, biện pháp phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai: Xác định phương pháp, cách thức lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Xác định nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm theo quy định tại Điều 9 (Nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 10 (Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện
Thông tư quy định nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện gồm:
Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Thủy lợi; kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh; các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản có liên quan.
Mục đích, yêu cầu: Phù hợp với kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp tỉnh; chủ trương của Hội đồng nhân dân cấp huyện; tình hình thực tế và nguồn lực của cấp huyện.
Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, bao gồm:
Đặc điểm về tự nhiên: Vị trí địa lý; đặc điểm địa hình, địa chất; khí tượng, thủy văn, hải văn.
Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng theo quy định tại Điều 12 (Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp huyện) Thông tư này.
Tình hình thiên tai của địa phương: Các loại hình thiên tai thường xảy ra: Thống kê, đánh giá về cường độ, tần suất, thời gian thường hay xảy ra; Phạm vi ảnh hưởng, lĩnh vực bị ảnh hưởng, các khu vực có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi thiên tai; Thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương; Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện theo quy định tại Điều 13 (Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện) Thông tư này.
Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 14 (Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết cho hoạt động phòng, chống thiên tai: Căn cứ phương án ứng phó thiên tai hằng năm của cấp huyện được phê duyệt để chuẩn bị, bao gồm số lượng; cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị; địa điểm dự trữ để đáp ứng sẵn sàng huy động sử dụng khi có thiên tai xảy ra.
Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và tiến độ thực hiện theo quy định tại Điều 15 (Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 16 (Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã
Thông tư quy định nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp xã gồm:
Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Thủy lợi; kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện; các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản có liên quan.
Mục đích, yêu cầu: Phù hợp với kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp huyện; chủ trương của Hội đồng nhân dân cấp xã; tình hình thực tế và nguồn lực của cấp xã.
Đặc điểm về tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, bao gồm: Đặc điểm về tự nhiên: Vị trí địa lý; đặc điểm địa hình, địa chất; khí tượng, thủy văn, hải văn; Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 18 (Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn cấp xã) Thông tư này.
Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp xã theo quy định tại Điều 19 (Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiên tai cấp xã) Thông tư này.
Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai theo quy định tại Điều 20 (Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết cho hoạt động phòng, chống thiên tai: Căn cứ phương án ứng phó thiên tai hằng năm của cấp xã được phê duyệt để chuẩn bị, bao gồm số lượng vật tư, trang thiết bị; cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị; địa điểm dự trữ, đơn vị hợp đồng sẵn sàng huy động sử dụng khi có thiên tai xảy ra.
Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương: Căn cứ phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai được phê duyệt, tình hình thiên tai, tình hình dự trữ vật tư, nguồn lực được phân bổ về xã để xác định nhu cầu cần hỗ trợ và tiến độ thực hiện hằng năm của kế hoạch.
Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 21 (Trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai) Thông tư này.
Các tin khác
-
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới
(09/06/2021)
-
Phương pháp tính thuế đối với một số trường hợp đặc thù
(09/06/2021)
-
Tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp hoạt động lao động sản xuất
(09/06/2021)
-
Công khai, minh bạch tài chính Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 Việt Nam
(07/06/2021)
-
Quyết định số 20/2021/QĐ-TTg : Quản lý, sử dụng vật tư, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai
(02/06/2021)
-
Tiếp tục giảm giá dịch vụ chứng khoán cho tổ chức, cá nhân đến 31/12/2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19
(31/05/2021)
-
Nghị định số 56/2021/NĐ-CP: Bổ sung 12 mặt hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục dự trữ quốc gia
(31/05/2021)