Hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xãNgày 19 tháng 02 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã.
Thông tư này hướng dẫn về phân loại và đánh giá hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã) hoạt động trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, được áp dụng đối với: Các hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2012 và Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động, chấm dứt hoạt động của hợp tác xã. Riêng đối với Quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng hợp tác xã, việc đánh giá thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Phân loại hợp tác xã theo sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thành viên
Căn cứ theo sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã cung ứng cho thành viên, hợp tác xã được phân loại thành:
Hợp tác xã phục vụ sản xuất là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra cho thành viên nhằm phục vụ hoạt động kinh tế của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
Hợp tác xã phục vụ tiêu dùng là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
Hợp tác xã tạo việc làm là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu tạo việc làm cho thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người lao động trong hợp tác xã.
Hợp tác xã hỗn hợp là hợp tác xã hoạt động nhằm từ hai mục tiêu nêu trên trở lên.
Phân loại hợp tác xã theo quy mô thành viên
Căn cứ theo số lượng thành viên, hợp tác xã được phân loại thành:
Hợp tác xã quy mô thành viên siêu nhỏ là hợp tác xã có dưới 50 thành viên;
Hợp tác xã quy mô thành viên nhỏ là hợp tác xã có từ 50 đến 300 thành viên;
Hợp tác xã quy mô thành viên vừa là hợp tác xã có từ trên 300 đến 1.000 thành viên;
Hợp tác xã quy mô thành viên lớn là hợp tác xã có từ trên 1.000 thành viên trở lên;
Phân loại hợp tác xã theo quy mô tổng nguồn vốn
Căn cứ theo tổng nguồn vốn, hợp tác xã được phân loại thành:
Hợp tác xã quy mô vốn siêu nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng;
Hợp tác xã quy mô vốn nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng;
Hợp tác xã quy mô vốn vừa là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 5 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng;
Hợp tác xã quy mô vốn lớn là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở lên.
Phân loại hợp tác xã theo ngành nghề
Căn cứ theo ngành, nghề đăng ký kinh doanh, hợp tác xã được phân loại theo các nhóm ngành kinh tế cấp 1 quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Thông tư cũng quy định về các tiêu chú đánh giá hợp tác xã, cách thức đánh giá và xếp loại hợp tác xã và chế độ báo cáo
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2020.
Hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã
21/02/2020
Ngày 19 tháng 02 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã.
Thông tư này hướng dẫn về phân loại và đánh giá hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã) hoạt động trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, được áp dụng đối với: Các hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2012 và Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động, chấm dứt hoạt động của hợp tác xã. Riêng đối với Quỹ tín dụng nhân dân và Ngân hàng hợp tác xã, việc đánh giá thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Phân loại hợp tác xã theo sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thành viên
Căn cứ theo sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã cung ứng cho thành viên, hợp tác xã được phân loại thành:
Hợp tác xã phục vụ sản xuất là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra cho thành viên nhằm phục vụ hoạt động kinh tế của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
Hợp tác xã phục vụ tiêu dùng là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là khách hàng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
Hợp tác xã tạo việc làm là hợp tác xã thành lập nhằm mục tiêu tạo việc làm cho thành viên. Thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người lao động trong hợp tác xã.
Hợp tác xã hỗn hợp là hợp tác xã hoạt động nhằm từ hai mục tiêu nêu trên trở lên.
Phân loại hợp tác xã theo quy mô thành viên
Căn cứ theo số lượng thành viên, hợp tác xã được phân loại thành:
Hợp tác xã quy mô thành viên siêu nhỏ là hợp tác xã có dưới 50 thành viên;
Hợp tác xã quy mô thành viên nhỏ là hợp tác xã có từ 50 đến 300 thành viên;
Hợp tác xã quy mô thành viên vừa là hợp tác xã có từ trên 300 đến 1.000 thành viên;
Hợp tác xã quy mô thành viên lớn là hợp tác xã có từ trên 1.000 thành viên trở lên;
Phân loại hợp tác xã theo quy mô tổng nguồn vốn
Căn cứ theo tổng nguồn vốn, hợp tác xã được phân loại thành:
Hợp tác xã quy mô vốn siêu nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn dưới 1 tỷ đồng;
Hợp tác xã quy mô vốn nhỏ là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng;
Hợp tác xã quy mô vốn vừa là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 5 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng;
Hợp tác xã quy mô vốn lớn là hợp tác xã có tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở lên.
Phân loại hợp tác xã theo ngành nghề
Căn cứ theo ngành, nghề đăng ký kinh doanh, hợp tác xã được phân loại theo các nhóm ngành kinh tế cấp 1 quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Thông tư cũng quy định về các tiêu chú đánh giá hợp tác xã, cách thức đánh giá và xếp loại hợp tác xã và chế độ báo cáo
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2020.