Thông tư số 30/2019/TT-NHNN: Xác định dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiNgày 27 tháng 12 năm 2019, Ngân hành Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, Thông tư này quy định về việc xác định, duy trì và thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Đối tượng áp dụng áp dụng theo Thông tư là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, trừ các tổ chức tín dụng sau:
1- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt.
2- Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động.
3- Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực; tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định này.
Xác định dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà nước xác định cho từng tổ chức tín dụng bằng cách lấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng theo từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc nhân với số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tương ứng theo từng loại tiền gửi.
Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng cách cộng các số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày tại toàn hệ thống của tổ chức tín dụng (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh ở trong nước và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở trong nước của tổ chức tín dụng hoặc trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài) trong kỳ chia cho tổng số ngày trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc.
Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, Tết.
Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước liền kề kể từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, Tết.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng được quy định như sau: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư này; Đối với tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ qua công cụ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.
Cơ sở tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc
Cơ sở tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc bao gồm: Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng khác thành lập và hoạt động tại Việt Nam) và cá nhân tại tổ chức tín dụng dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi vốn chuyên dùng; Tiền tổ chức tín dụng thu được từ phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu; Tiền gửi khác tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận, trừ tiền ký quỹ, tiền gửi của tổ chức tín dụng khác thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Thực hiện dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ
Thông tư quy định, tiền gửi bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng làm cơ sở tính dự trữ bắt buộc là tiền gửi bằng các loại ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, được quy đổi thành USD và duy trì dự trữ bắt buộc bằng USD. Trường hợp tổ chức tín dụng có số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc bằng một trong các loại ngoại tệ EUR, JPY, GBP, CHF chiếm trên 50% tổng tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thì tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc bằng các loại ngoại tệ có thể được quy đổi và duy trì dự trữ bắt buộc bằng loại ngoại tệ này. Việc quy đổi các loại ngoại tệ thành USD để thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này hoặc thành loại ngoại tệ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này được quy đổi thông qua đồng Việt Nam và theo tỷ giá tổ chức tín dụng quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam để lập Bảng cân đối tài khoản kế toán theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng tại tháng tương ứng với kỳ xác định dự trữ bắt buộc.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2020. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành:
1- Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng;
2- Thông tư số 27/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
3- Thông tư số 23/2015/TT-NHNN ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực và đang không thực hiện dự trữ bắt buộc theo các văn bản của Ngân hàng Nhà nước, thời điểm bắt đầu không thực hiện dự trữ bắt buộc theo các văn bản của Ngân hàng Nhà nước mà tổ chức tín dụng đang áp dụng.
Đối với tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực và đang thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định hiện hành, thời điểm bắt đầu không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng Thông tư này có hiệu lực.
Thông tư số 30/2019/TT-NHNN: Xác định dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
10/01/2020
Ngày 27 tháng 12 năm 2019, Ngân hành Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, Thông tư này quy định về việc xác định, duy trì và thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Đối tượng áp dụng áp dụng theo Thông tư là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là tổ chức tín dụng) được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, trừ các tổ chức tín dụng sau:
1- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến hết tháng tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt.
2- Tổ chức tín dụng chưa khai trương hoạt động: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc đến hết tháng tổ chức tín dụng khai trương hoạt động; tổ chức tín dụng thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về ngày khai trương hoạt động trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày khai trương hoạt động.
3- Tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: Thời gian không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực; tổ chức tín dụng có quyết định mở thủ tục phá sản gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định này.
Xác định dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà nước xác định cho từng tổ chức tín dụng bằng cách lấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định đối với tổ chức tín dụng theo từng loại tiền gửi trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc nhân với số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc tương ứng theo từng loại tiền gửi.
Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc tại tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc được tính bằng cách cộng các số dư tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày tại toàn hệ thống của tổ chức tín dụng (bao gồm trụ sở chính, chi nhánh ở trong nước và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở trong nước của tổ chức tín dụng hoặc trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài) trong kỳ chia cho tổng số ngày trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc.
Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng hiện hành kể từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, Tết.
Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian của tháng trước liền kề kể từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, Tết.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng được quy định như sau: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư này; Đối với tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ qua công cụ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.
Cơ sở tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc
Cơ sở tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc bao gồm: Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng khác thành lập và hoạt động tại Việt Nam) và cá nhân tại tổ chức tín dụng dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi vốn chuyên dùng; Tiền tổ chức tín dụng thu được từ phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu; Tiền gửi khác tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận, trừ tiền ký quỹ, tiền gửi của tổ chức tín dụng khác thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Thực hiện dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ
Thông tư quy định, tiền gửi bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng làm cơ sở tính dự trữ bắt buộc là tiền gửi bằng các loại ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, được quy đổi thành USD và duy trì dự trữ bắt buộc bằng USD. Trường hợp tổ chức tín dụng có số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc bằng một trong các loại ngoại tệ EUR, JPY, GBP, CHF chiếm trên 50% tổng tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thì tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc bằng các loại ngoại tệ có thể được quy đổi và duy trì dự trữ bắt buộc bằng loại ngoại tệ này. Việc quy đổi các loại ngoại tệ thành USD để thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này hoặc thành loại ngoại tệ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này được quy đổi thông qua đồng Việt Nam và theo tỷ giá tổ chức tín dụng quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam để lập Bảng cân đối tài khoản kế toán theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng tại tháng tương ứng với kỳ xác định dự trữ bắt buộc.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2020. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành:
1- Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng;
2- Thông tư số 27/2011/TT-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
3- Thông tư số 23/2015/TT-NHNN ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực và đang không thực hiện dự trữ bắt buộc theo các văn bản của Ngân hàng Nhà nước, thời điểm bắt đầu không thực hiện dự trữ bắt buộc theo các văn bản của Ngân hàng Nhà nước mà tổ chức tín dụng đang áp dụng.
Đối với tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực và đang thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định hiện hành, thời điểm bắt đầu không thực hiện dự trữ bắt buộc từ tháng tiếp theo tháng Thông tư này có hiệu lực.