Một số quy định của trong BLHS năm 2015 góp phần đấu tranh, phòng chống tội phạmBộ luật hình sự năm 2015 đã khắc phục những hạn chế trong đấu tranh phòng chống tội phạm; tạo cơ sở vững chắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; góp phần tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng.
Thứ nhất, để bảo đảm phù hợp và đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới. Bộ luật hình sự năm 2015 đã phi tội phạm hóa đối với 06 tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, đó là các tội: Tảo hôn; kinh doanh trái phép; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
Thứ hai, Bộ luật hình sự đã bổ sung 34 tội danh mới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, theo đó, ngoài 17 tội danh về kinh tế, môi trường, BLHS đã bổ sung thêm 17 tội danh mới thuộc 07 nhóm tội phạm khác, đặc biệt là nhóm tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đang có chiều hướng gia tăng.
Thứ ba, BLHS đã sửa đổi, bổ sung nhóm các tội phạm sở hữu (chương XVI) theo hướng bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các chính sách xử lý hành vi xâm phạm tài sản nhà nước với hành vi xâm phạm tài sản của cá nhân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; tăng mức tiền phạt bổ sung đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu; đồng thời cụ thể hóa hành vi phạm tội, bổ sung tình tiết định khung tăng nặng đối với các tội phạm thuộc nhóm này. Nhất là cụ thể hóa trường hợp xử lý hình sự đối với hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới mức định lượng tối thiểu 02 triệu đồng nhằm góp phần bảo vệ tài sản của nhân dân, nhất là người nghèo (quy định tại khoản 1 các điều 173, 174).
Thứ tư, BLHS năm 2015 đã bổ sung một chương riêng (Chương IV) với 7 điều quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Trong đó, tiếp tục duy trì và cụ thể hóa 04 trường hợp như Bộ luật hình sự năm 1999 là sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Đồng thời, bổ sung thêm 03 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự là: Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm pháp; rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (các điều 24, 25, 26) nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn để khuyến khích người dân an tâm, tích cực tham gia phòng chống tội phạm; tham gia các hoạt động sản xuât, nghiên cứu khoa học có tính chất "đột phá" vì lợi ích chung.
Thứ năm, BLHS năm 2015 có những nội dung sửa đổi, bổ sung góp phần tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thể hiện ở ba điểm cơ bản: 1. Điều 28 của BLHS đã bổ sung quy định không áp dụng thơi hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô, tội nhận hối lộ thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3, 4 của các điều 353 và 354) nhằm truy đến cùng những tội phạm tham nhũng lớn, góp phần tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; 2. Điều 61 của Bộ luật này đã bổ sung quy định không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với tội tham ô, nhận hối lộ thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3, 4 của các điều 353 và 354) nhằm góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng . BLHS cũng mở rộng phạm vi một số tội tham nhũng cũng như một số tội thuộc Chương XXIII. Các tội về chức vụ ra cả khu vực tư (ngoài nhà nước), theo đó, người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước mà thực hiện hành vi tham ô tài sản, tội nhận hối lội theo quy định theo quy định tại các điều 353, 354 của BLHS. Ngoài ra, người có hành vi đưa hối lộ, hoặc môi giới hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của các tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý về tội đưa hối lộ hoặc tội môi giới theo quy định của các điều 364, 365 của BLHS. Quy định này nhằm góp phần tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đồng thời cũng để thực thi Công ước về chống tham nhũng mà nước ta là thành viên.
Một số quy định của trong BLHS năm 2015 góp phần đấu tranh, phòng chống tội phạm
17/08/2018
Bộ luật hình sự năm 2015 đã khắc phục những hạn chế trong đấu tranh phòng chống tội phạm; tạo cơ sở vững chắc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; góp phần tăng cường đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng.
Thứ nhất, để bảo đảm phù hợp và đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới. Bộ luật hình sự năm 2015 đã phi tội phạm hóa đối với 06 tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, đó là các tội: Tảo hôn; kinh doanh trái phép; báo cáo sai trong quản lý kinh tế; vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; không chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
Thứ hai, Bộ luật hình sự đã bổ sung 34 tội danh mới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, theo đó, ngoài 17 tội danh về kinh tế, môi trường, BLHS đã bổ sung thêm 17 tội danh mới thuộc 07 nhóm tội phạm khác, đặc biệt là nhóm tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đang có chiều hướng gia tăng.
Thứ ba, BLHS đã sửa đổi, bổ sung nhóm các tội phạm sở hữu (chương XVI) theo hướng bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các chính sách xử lý hành vi xâm phạm tài sản nhà nước với hành vi xâm phạm tài sản của cá nhân theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013; tăng mức tiền phạt bổ sung đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu; đồng thời cụ thể hóa hành vi phạm tội, bổ sung tình tiết định khung tăng nặng đối với các tội phạm thuộc nhóm này. Nhất là cụ thể hóa trường hợp xử lý hình sự đối với hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới mức định lượng tối thiểu 02 triệu đồng nhằm góp phần bảo vệ tài sản của nhân dân, nhất là người nghèo (quy định tại khoản 1 các điều 173, 174).
Thứ tư, BLHS năm 2015 đã bổ sung một chương riêng (Chương IV) với 7 điều quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự. Trong đó, tiếp tục duy trì và cụ thể hóa 04 trường hợp như Bộ luật hình sự năm 1999 là sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Đồng thời, bổ sung thêm 03 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự là: Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm pháp; rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ; Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (các điều 24, 25, 26) nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn để khuyến khích người dân an tâm, tích cực tham gia phòng chống tội phạm; tham gia các hoạt động sản xuât, nghiên cứu khoa học có tính chất "đột phá" vì lợi ích chung.
Thứ năm, BLHS năm 2015 có những nội dung sửa đổi, bổ sung góp phần tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thể hiện ở ba điểm cơ bản: 1. Điều 28 của BLHS đã bổ sung quy định không áp dụng thơi hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô, tội nhận hối lộ thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3, 4 của các điều 353 và 354) nhằm truy đến cùng những tội phạm tham nhũng lớn, góp phần tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; 2. Điều 61 của Bộ luật này đã bổ sung quy định không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối với tội tham ô, nhận hối lộ thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3, 4 của các điều 353 và 354) nhằm góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng . BLHS cũng mở rộng phạm vi một số tội tham nhũng cũng như một số tội thuộc Chương XXIII. Các tội về chức vụ ra cả khu vực tư (ngoài nhà nước), theo đó, người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước mà thực hiện hành vi tham ô tài sản, tội nhận hối lội theo quy định theo quy định tại các điều 353, 354 của BLHS. Ngoài ra, người có hành vi đưa hối lộ, hoặc môi giới hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của các tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý về tội đưa hối lộ hoặc tội môi giới theo quy định của các điều 364, 365 của BLHS. Quy định này nhằm góp phần tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng, đồng thời cũng để thực thi Công ước về chống tham nhũng mà nước ta là thành viên.